Giai đoạn kết thúc kiểm toán.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 37 - 40)

3.1. Đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quantới hàng tồn kho. tới hàng tồn kho.

Theo chuẩn mực ISA 560, mục 2: “Chuyên gia kiểm toán phải xem xét ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán”

Đánh giá những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan tới hàng tồn kho là thủ tục cần thiết trước khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét về kiểm toán chu trình hàng tồn kho. Việc đánh giá những sự kiện này nhằm mục đích khẳng định lại sự tin cậy của các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán. Đó chính là những sự kiện cung cấp thêm những bằng chứng hiện hữu tại ngày lập báo cáo tài chính hoặc những sự kiện cung cấp dấu hiệu cho các tình huống phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán.

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan đến hàng tồn kho đó là sự biến động bất thường của các khoản mục hàng tồn kho so với thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đó có thể là sự giảm giá ngiêm trọng hàng tồn kho, những thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, sự tranh chấp pháp lý về hàng tồn kho của doanh nghiệp....Kiểm toán viên sẽ phải xác minh các sự kiện này để đánh giá ảnh hưởng của nó tới Báo cáo tài chính. Nếu kiểm toán viên đánh giá ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh là không trọng yếu đến báo cáo tài chính và các bằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến của mình dựa vào những bằng chứng đã có. Trường hợp ngược lại, nếu kiểm toán viên đánh giá những sự kiện này có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo kiểm toán hoặc các bằng

chứng kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán tin cậy để đưa ra kết luận chính xác về khoản mục này.

3.2. Đánh giá tính hoạt động liên tục.

Đánh giá tính hoạt động liên tục là xem xét khả năng hoạt động của khách hàng trong thời gian tới. Báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên làm tăng độ tin cậy đối với Báo cáo tài chính được kiểm toán. Tuy nhiên, Báo cáo kiểm toán của các chuyên gia kiểm toán không thể đảm bảo cho tồn tại lâu dài của khách hàng trong tương lai. Do đó kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán luôn tính đến rủi ro về sự hoạt động không liên tục của khách hàng.

Thông thường sự hoạt động không liên tục được biều hiện qua các biểu hiện về tài chính như: các khoản vay mượn đã đến hạn nhưng không có khả năng thanh toán, không có đủ uy tín để vay ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn; các tỷ xuất tài chính bị đảo ngược; lỗ kinh doanh thực tế và sự dây dưa hoặc gián đoạn của lãi chi; sự khó khăn khi thực hiện các điều khoản trong khế ước vay mượn; không đủ khả năng tạo được nguồn tài chính cho việc sản xuất các sản phẩm mới cần thiết, hoặc các khoản đầu tư cần thiết khác.. các biểu hiện hoạt động như: thiếu cán bộ chủ chốt nhưng không được bổ sung, thiếu thị trường chính, đặc quyền, giấy phép hoặc các nguồn cung cấp vật tư chủ yếu…và các biểu hiện khác như: không đủ vốn hoặc không đủ các yêu cầu có liên quan theo luật định; khách hàng đang bị kiện tụng, tuy chưa có kết luận nhưng ở vào thế bất lợi; có sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ hoặc luật pháp…Tuy nhiên đây cũng chỉ là những biểu hiện chứ không phải là tất cả, bởi các biểu hiện đó cũng có thể được giảm nhẹ do các yếu tố khác chẳng hạn như biểu hiện về thị trường và nhà cung cấp có thể được giảm nhẹ nếu doanh nghiệp khai thác được thị trường hay tìm được nhà cung cấp mới.

Khả năng khái niệm hoạt động liên tục không thực hiện được luôn luôn được các kiểm toán viên đề phòng trong cả quá trình thực hiện kiểm toán cũng như đánh giá kết quả kiểm toán. Và nếu xuất hiện khả năng đó, kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng thích hợp để minh chứng. Để thu thập được những bằng chứng nói trên, kiểm toán viên chỉ thực hiện bằng cách tăng cường hiệu quả của các thủ tục

kiểm toán đã dự kiền và thực hiện các biện pháp kiểm toán bổ sung như: phân tích và thảo luận với các nhà quản lý về lưu chuyển tiền tệ, lợi nhuận trước ngày ký báo cáo kiểm toán; soát xét lại các sự kiện phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán, nhất là các khoản mục có ảnh hưởng đế khả năng hoạt động liên tục của khách hàng; đọc các biên bản họp cổ đông, biên bản họp ban giám đốc các đội đồng quan trọng khác, để thấy rõ những khó khăn về tàki chính…Sau khi đã thực hiện các biện pháp kiểm toán bổ sung cần thiết, kiểm toán viên tập hợp tất cả các thông tin để xác định khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Đây chính là cơ sở quan trọng để kiểm toán viên đưa ra các ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán nói chung và đối với chu trình hàng tồn kho nói riêng. Nếu như những thông tin thu thập được chứng minh rằng giả thiết về tính hoạt động liên tục là có cơ sở, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với Báo cáo tài chính và chu trình hàng tồn kho. Tuy nhiên đó có thể là ý kiến chấp nhận từng phần hoặc trái ngược nếu kiểm toán viên cho rằng khái niệm hoạt động liên tục không bị vi phạm vì có các yếu tố giảm nhẹ trong kế hoạch cá biệt được lập cho kỳ tới của các nhà quản lý, kiểm toán viên cho là cần thiết phải được trình bầy trên báo cáo tài chính nhưng doanh nghiệp không thể hiện điều đó. Cũng như vậy, kiểm toán viên vẫn có thể đưa ra ý kiến chấp nhận nếu còn nghi ngờ về giả thiết hoạt động liên tục nhưng các thông tin liên quan đến mối nghi ngờ đó đã được mô tả đúng trong báo cáo tài chính và sẽ là ý kiến chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận nếtu thông tin thích hợp về mối nghi ngờ không được nêu ra trong báo cáo tài chính.

3.3. Tổng hợp kế quả kiểm toán chu trình hàng tồn kho.

Các thông tin thu thập được trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán hàng tồn kho được kiểm toán viên ghi chép trên các giấy làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Khi hoàn thành công tác kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ xem xét lại toàn bộ giấy tờ làm việc và các tài liệu được lưu trong hồ sơ kiểm toán để đánh giá, soát xét các bằng chứng kiểm toán thu thập được trong quá trình kiểm toán trên khía cạnh: đầy đủ và đáng tin cậy. Tiếp đó chủ nhiệm kiểm toán cùng nhóm kiểm toán sẽ thảo luận với khách hàng để thống nhất các bút toán điều chỉnh các chênh lệch được phát hiện. Các bút toán điều chỉnh này sẽ được tổng hợp trên

giấy tờ làm việc và số dư các khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo tài chính. Sau khi thảo luận và thống nhất quan điểm với khách hàng, kiểm toán viên sẽ lập dự thảo báo cáo kiểm toán và sau đó phát hành báo cáo kiểm toán chính thức để công bố kết quả.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w