Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 1 Các thủ tục phân tích.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 25 - 29)

2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán.

2.2.Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 1 Các thủ tục phân tích.

2.2.1. Các thủ tục phân tích.

Thủ tục phân tích là cách thức xem xét mối quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giữa đối chiếu trực tiếp, đối chiếu lôgic, cân đối… giữa các trị số của các chỉ tiêu hoặc của các bộ phận cấu thành chỉ tiêu (Theo giáo trình Kiểm toán tài chính). Việc sử dụng các thủ tục phân tích trong kiểm toán hàng tồn kho kiểm toán viên nhằm phát hiện những biến động bất thường ở những khoản mục hàng tồn kho như: Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá... Kết quả thu được sẽ giúp kiểm toán viên quyết định tăng hay giảm các thủ tục kiểm toán chi tiết đối với nghiệp vụ và số dư hàng tồn kho.

Quá trình thực hiện các thủ tục phân tích bao gồm các giai đoạn cơ bản sau :

Phát triển mô hình kết hợp các biến tài chính và biến hoạt động.

Đây là quá trình kiểm toán viên xác định mối quan hệ giữa các biến tài chính và các hoạt động. Việc chọn những biến cụ thể để xây dựng mô hình kiểm toán viên căn cứ vào mục đích cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về các dữ liệu. Như kiểm toán viên sẽ lựa chọn khối lượng và đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất để phân tích chỉ tiêu tổng chi phí nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm…

Xem xét tính độc lập, tính đáng tin cậy của các dữ liệu tài chính và hoạt động được sử dụng trong mô hình.

Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu hàng tồn kho và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và tới bằng chứng kiểm toán thu thập được trong khi thực hiện các thủ tục này. Do đó kiểm toán viên cần có những đánh giá khách quan về các nguồn dữ liệu bằng các biện pháp như: Xem xét nguồn gốc của nguồn dữ liệu để khẳng định nó xuất phát từ các nguồn

độc lập ngoài doanh nghiệp hay từ những nguồn trong doanh nghiệp, xem xét tính chính trực của nguồn cấp tin…

Tính toán giá trị ước tính và so sánh với giá trị ghi sổ.

Dựa vào mô hình đã xây dựng và các đặc tính của dự liệu kiểm toán viên tính toán ra giá trị ước tính về giá trị các khoản mục và so sánh giá trị này với giá trị ghi sổ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc tính toán các giá trị ước tính, kiểm toán viên phải nắm bắt được những biến động của các chỉ tiêu phân tích để đảm bảo rằng việc so sánh giá trị ước tính và giá trị ghi sổ là có cơ sở. Ví dụ như kiểm toán viên sẽ xây dựng một mô hình để phân tích giá thành sản phẩm, giá thành sản phẩm được cấu thành từ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung. Mô hình phân tích sẽ được xây dựng, thông qua sự biến động của các chỉ tiêu phân tích, kiểm toán viên sẽ tính toán được giá trị ước tính về giá thành sản phẩm và so sánh với số liệu trên sổ sách kế toán.

Thu thập bằng chứng để giải thích về những chênh lệch đáng kể.

Khi so sánh giá trị ước tính với giá trị sổ sách các khoản mục hàng tồn kho có thể xuất hiện những chênh lệch. Sự chênh lệch đó có thể phát sinh do số dư tài khoản hay nghiệp vụ được kiểm toán chứa đựng sai sót hoặc có thể là do chính những ước tính của kiểm toán viên không chính xác. Sự chênh lệch này cần được tìm hiểu và tìm kiếm câu trả lời từ Ban giám đốc hoặc nhân viên khách thể kiểm toán, ít nhất là những minh chứng cho vấn đề quan trọng. Nếu qua tiếp xúc vẫn không có được sự giải thích thoả đáng, kiểm toán viên cần xem xét lại các giả định và dữ liệu đã sử dụng để ước tính và có thể tăng các thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. Như ví dụ trên, giá trị sản phẩm ước tính do kiểm toán viên có được qua mô hình phân tích chênh lệch với giá trị ghi sổ, điều này có thể do mô hình phân tích không phù hợp, kiểm toán viên không nắm bắt được sự biến động của các chỉ tiêu phân tích…hoặc giả giá trị sản phẩm phản ánh trên sổ sách kế toán có chứa đựng sai sót, lúc này kiểm toán viên sẽ tìm kiếm những bằng chứng để giải thích sự chênh lệch.

Những phát hiện kiểm toán trong quá trình thực hiện những thủ tục phân tích là những bằng chứng kiểm toán. Những bằng chứng này cần được đánh giá do những phát hiện qua kiểm toán không chỉ bao gồm những sai sót trong tài khoản mà cả những quan sát hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin và những vấn đề khác liên quan. Các chênh lệch hay các phát hiện kiểm toán được phát hiện cần điều tra tính chất và nguyên nhân của chênh lệch, cân nhắc xem liệu chênh lệch đó có cho thấy một sai sót đáng kể trong cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính về những mục tiêu kiểm toán và cân nhắc tới những ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của khách hàng.

Thủ tục phân tích là một trong số các thử nghiệm kiểm toán cơ bản có nhiều ưu điểm được các kiểm toán viên sử dụng trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán nói chung và kiểm toán chu trinh hàng tồn kho nói riêmg, thông thường thủ tục này được kiểm toán viên thực hiện qua hai phương pháp: phân tích ngang và phân tích dọc.

Tuy nhiên để đạt được những kết quả trong quá trình thực hiện những thủ tục này, kiểm toán viên phải đạt được những hiểu biết nhất định về khách hàng, ngành nghề kinh doanh của khách hàng cũng như những biến động của thị trường ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của khách hàng để có những cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện các thủ tục phân tích.

Phân tích ngang:

Kiểm toán xem xét số dư hàng tồn kho năm nay so sánh với số dư hàng tồn kho năm trước, so sánh số dư hàng tồn kho thực tế với định mức dự trữ (nếu có). Đồng thời so sánh số dư của các khoản mục hàng tồn kho như nguyên vật liệu, thành phẩn, hàng hoá…giữa các thàng hoặc các quý với nhau để phát hiện những biến động, chênh lệch bất thường.

Kiểm toán viên đối chiếu, so sánh giá thành đơn vị của nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá mua vào, sản xuất, mua vào hay bán ra của kỳ này với kỳ trước hoặc đối chiếu giá thành đơn vị thực tế với giá thành kế hoạch nhằm phát hiện sự

tăng hay giảm đột ngột của giá thành hàng tồn kho khi đã loại bỏ các ảnh hưởng do sự biến động của giá cả.

Tổng chi phí sản xuất thực tế kỳ này với các kỳ trước cũng là đối tượng phân tích của kiểm toán viên. Thông qua việc so sánh chi phí sản xuất thực tế kỳ này với kỳ trước để có thể thấy được sự biến động của tổng chi phí sản xuất, nếu sự biến động đó là quá lớn và bất thường thì kiểm toán viên cần phải xem xét những khoản mục chi phí chủ yếu và dễ có nhiều sai sót như: Chi phí lao động trực tiếp; chi phí sản xuất chung.

Kiểm toán viên so sánh số dư hàng tồn kho với kỳ trước nhằm phát hiện sai số về hàng tồn kho thừa hoặc thiếu. Sau khi đã loại bỏ những ảnh hưởng của nhân tố giá cả, kiểm toán viên tiến hành tính tổng số dư trên các khoản mục hàng tồn kho kỳ này như: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm (hàng hoá), hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán rồi so với số dư kỳ trước, để tìm hiểu những biến động bất thường và tìm ra sai phạm trong tài khoản đó và xem xét lại nguyên nhân cụ thể gây ra những biến động đó.

Kiểm toán viên cũng thực hiện việc so sánh các chỉ tiêu: tổng sản lượng tiêu thụ trong từng quý, trong năm, hàng ế đọng, lỗi thời, thay đổi định mức dữ trữ… giữ kỳ này với các kỳ trước để đánh giá và xem xét mức độ tiết kiệm, khả năng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng như sức mạnh cạnh tranh của của các sản phẩm, hàng hoá của đơn vị với các đơn vị cùng ngành.

Phân tích dọc:

Phân tích dọc là thủ thuật phân tích trong đó kiểm toán viên sử dụng các tỷ suất để thực hiện. Các thủ tục phân tích dọc được kiểm toán viên sử dụng được kiểm toán viên sử dụng tương đối nhiều trong quá trình thực hiện kiểm toán, đặc biệt là trong các chu trình mua hàng-thanh toán, bàn hàng thu tiền,… Trong kiểm toán chu trình hàng tồn kho, kiểm toán viên thường sử dụng một số tỷ suất sau đây để phân tích:

Kiểm toán viên so sánh tỷ lệ số dư hàng tồn kho trên doanh thu hoặc số dư hàng tồn kho trên giá vốn hàng bán của năm nay so với năm trước để phát hiện những biến động bất thường.

Xác định tỷ trọng của sản phẩm dở dang trên tổng số hàng tồn kho để so sánh năm nay với năm trước.

Kiểm toán viên có thể so sánh tỷ trọng của hàng tồn kho trên tổng tài sản lưu động giữa kỳ này và các kỳ trước để xem có sự biến động lớn nào không.

Tỷ trọng hàng Giá trị hàng tồn kho tồn kho trong tài =

sản lưu động Tổng tài sản lưu động

So sánh hệ số quay vòng hàng tồn kho với các kỳ trước và với hệ số của toàn ngành. Thủ tục này thường được áp dụng đối với khoản mục hàng hoá và thành phẩm tồn kho nhằm mục đích phát hiện những hàng tồn kho cũ kỹ và lạc hậu hoặc phát hiện những bất thường trong kinh doanh liên quan đến hàng tồn kho.

Tỷ lệ quay Tổng giá vốn hàng bán vòng hàng = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tồn kho. Số dư hàng tồn kho bình quân Trong đó:

Số dư Số dư hàng tồn kho đầu kỳ+ số dư hàng tồn kho cuối kỳ hàng tồn kho =

bình quân 2

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 25 - 29)