Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương

thương mại Việt Nam:

Sau khi kiểm định các giả thuyết về đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan, kết quả ước lượng từ ba lần hồi quy được tổng hợp trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả ước lượng mô hình hồi quy OLS các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Biến Hồi quy 1 Hồi quy 2 Hồi quy 3

C -0,073 (-0,419) -0,274 (-0,346) -0,049 (-0,058)

Biến bên trong

LNTA 0,083 *** (5,694) 0,100 *** (5,441) 0,114 *** (4,570) LOANS/TA 0,020 (0,226) 0,169 (1,578) 0,207 * (1,777) LLP/LOANS -2,302 * (-1,779) -3,625 * (-1,825) -2,951 (-1,374) NII/TA -0,637 (-0,285) -2,024 (-0,832) -2,276 (-0,926) NIE/TA -0,465 (-0,228) -2,351 (-0,814) -2,676 (-0,917) EQASS 0,690 * (1,768) 0,706 * (1,856) 0,727 * (1,902) ROA 0,307 (0,126) -0,674 (-0,231) -1,523 (-0,492)

Biến bên ngoài

LNGDP -0,005 (-0,094) -0,032 (-0,518) INFL 0,413 (1,108) 0,440 (1,175) MKTCAP/GDP 0,079 (0,232) 0,079 (0,233)

Biến Hồi quy 1 Hồi quy 2 Hồi quy 3 Biến giả DUMOWN -0,049 (-0,833) R2 0,395 0,402 0,407 R2 hiệu chỉnh 0,346 0,331 0,329 Log likehood 98,787 84,981 85,377 F-statistic 8,111 *** 5,658 *** 5,188 *** Prob (F-statistic) 0,0000 0,0000 0,0000

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ mô hình hồi quy OLS do tác giả thực hiện với phần

mềm Eviews 6.0.

Ghi chú: (***) là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%, (*) là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.

Cả ba mô hình hồi quy đều có ý nghĩa với mức ý nghĩa 1%. Kết quả của mô hình hồi quy 1 và mô hình hồi quy 2 cho thấy có 02 biến có ý nghĩa với mức ý nghĩa 10% (biến LLP/LOANS và EQASS) và 01 biến có ý nghĩa với mức ý nghĩa 1% (biến LNTA). Đối với mô hình hồi quy 3, có 02 biến có ý nghĩa với mức ý nghĩa 10% (biến LOANS/TA và EQASS) và 01 biến có ý nghĩa với mức ý nghĩa 1% (LNTA). Riêng 03 biến liên quan đến nền kinh tế vĩ mô đều không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10% trong cả ba mô hình hồi quy.

Đầu tiên, biến LNTA có tác động cùng chiều lên biến hiệu quả TE và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi quy có giá trị dương cho thấy ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao. Nhìn chung, tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối năm 2012, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng là 5.085.780 tỷ đồng, trong đó tổng tài sản của khối ngân hàng thương mại nhà nước là 2.201.660 tỷ đồng, chiếm 43,29% tổng tài sản của hệ thống và tổng tài sản của khối ngân hàng thương mại cổ phần là

2.159.363 tỷ đồng, chiếm 42,46% tổng tài sản của toàn hệ thống. Tính đến cuối tháng 07/2013, tổng tài sản của toàn hệ thống là 5.248.573 tỷ đồng, tăng 162.793 tỷ đồng so với cuối năm 2012, tương đương 3,2%, trong đó, tổng tài sản của khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng 3,89%, tổng tài sản của khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng 0,86% (nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tính toán của tác giả). Tháng 09/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại, trong đó có quy định một trong các điều kiện thành lập chi nhánh ở nước ngoài, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài của các ngân hàng thương mại là phải có tổng tài sản có đạt 100.000 tỷ đồng trở lên theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán tại thời điểm 31 tháng 12 của năm liền kề năm đề nghị. Đây có thể là một trong các động cơ thúc đẩy các ngân hàng chưa đáp ứng đủ điều kiện đẩy mạnh việc tăng trưởng tổng tài sản của mình trong thời gian tới.

Hoạt động tín dụng luôn được các ngân hàng thương mại Việt Nam chú trọng bởi nó là hoạt động truyền thống, mang đến thu nhập nhiều nhất cho ngân hàng. Theo kết quả hồi quy, biến LOANS/TA có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng khi tác giả hồi quy hiệu quả hoạt động TE theo các biến nội bộ của ngân hàng và hồi quy theo các biến nội bộ của ngân hàng, biến về yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và biến giả về loại hình ngân hàng. Từ kết quả có thể thấy ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản lớn hơn thì có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn (điểm hiệu quả TE cao hơn) hay các ngân hàng nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản nhiều hơn thì thể hiện mức hiệu quả thấp hơn. Kết quả cũng cho thấy mặc dù các ngân hàng có xu hướng đa dạng hóa hoạt động của mình nhưng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động đóng vai trò rất quan trọng. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ cho vay vì tính cạnh tranh của ngành ngày càng cao, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế khiến cho nhiều đối tượng khách hàng không dám vay vốn hoặc không còn nhu cầu vay vốn; khách hàng tiềm năng với lịch sử vay và trả nợ vay tốt không nhiều như thời gian trước, do đó, các ngân hàng cũng cẩn trọng

trong việc thẩm định, phê duyệt cho vay khách hàng. Tuy nhiên, kết quả này cần được phân tích cẩn trọng hơn vì với mức ý nghĩa 10%, hệ số hồi quy của biến trong mô hình hồi quy 1 và mô hình hồi quy 2 không có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại luôn là mối quan tâm lớn của nền kinh tế, nhất là trong những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, sự tăng trưởng nóng của ngành bất động sản đã dẫn đến việc nhiều khách hàng vay vốn trả nợ không đúng hạn theo thỏa thuận của hợp đồng tín dụng, trả không đầy đủ nợ vay hoặc không có khả năng trả nợ. Hiện nay, để giải quyết số nợ xấu lớn của toàn bộ nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thực hiện hoạt động mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế. Và đúng như kỳ vọng, biến LLP/LOANS có hệ số hồi quy mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ cho vay khách hàng đại diện cho rủi ro tín dụng, nợ xấu của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên dự nợ cho vay càng thấp thì càng hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, biến không có sức mạnh giải thích khi tác giả đưa thêm biến giả về loại hình ngân hàng vào.

Trong giai đoạn nghiên cứu và với 16 ngân hàng mẫu nghiên cứu, biến NII/TA có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả hồi quy cho thấy sự gia tăng thu nhập ngoài lãi sẽ làm ngân hàng giảm hiệu quả hoạt động. Kết quả này có vẻ cho rằng ngân hàng không nên đa dạng hóa hoạt động của mình mà nên tập trung vào hoạt động truyền thống mang đến thu nhập lãi là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, kết quả này không thể dùng để đánh giá cho toàn hệ thống ngân hàng vì hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ chi phí phi lãi trên tổng tài sản (NIE/TA) có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng đúng như kỳ vọng ban đầu. Khi ngân hàng giảm chi phí hoạt động, hiệu quả hoạt động ngân hàng sẽ tăng, quản lý chi phí hoạt động hiệu quả sẽ giúp ngân hàng cải thiện hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, tương tự như

biến NII/TA, hệ số hồi quy của biến không có ý nghĩa thống kê, do đó, không thể dùng kết quả này để đưa ra kết luận cho toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

Theo kết quả hồi quy, ngân hàng có tỷ lệ giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì hiệu quả hoạt động càng cao. Hệ số hồi quy của biến EQASS mang giá trị dương và có ý nghĩa với mức ý nghĩa 10% trong cả ba mô hình hồi quy. Theo Sufian and Habibullah (2010), trong các nền kinh tế đang phát triển, cấu trúc vốn mạnh là cung cấp thêm sức mạnh để các ngân hàng chịu được các cuộc khủng hoảng tài chính và tăng độ an toàn cho người gửi tiền trong điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Do đó, việc gia tăng vốn chủ sở hữu có thể giúp các ngân hàng gia tăng hiệu quả hoạt động.

Trái với kỳ vọng ban đầu, biến ROA có tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả hồi quy cho rằng ngân hàng có ROA càng cao thì hiệu quả hoạt động càng giảm. Mặc dù hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê nhưng có thể đã có sự sai lệch trong công bố thông tin về lợi nhuận của một số ngân hàng. Tính đến quý II/2013, toàn hệ thống ngân hàng thương mại chỉ có một ngân hàng công bố lỗ là Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, sự gia tăng nợ xấu và che giấu nợ xấu của các ngân hàng thương mại cộng với việc nhiều ngân hàng tìm cách lách trần lãi suất tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để thu hút tiền gửi của khách hàng trong khi tăng trưởng dư nợ cho vay không đáng kể, thậm chí tăng trưởng âm đã đặt ra nhiều nghi vấn về bức tranh lợi nhuận mà các ngân hàng thương mại công bố.

Theo kết quả hồi quy, biến LNGDP có quan hệ ngược chiều với hiệu quả của ngân hàng. Kết quả này không như kỳ vọng ban đầu của tác giả. Một lý do có thể giải thích là GDP tăng trưởng không bền vững do sự tăng trưởng thiếu ổn định của một số ngành nghề sẽ khiến ngân hàng chịu nhiều tổn thất. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động của mình nhất là hoạt động tín dụng. Việc gia tăng dư nợ tín dụng theo sự thiếu bền vững của nền kinh tế sẽ dẫn đến hậu quả là các ngân hàng phải gánh các khoản nợ xấu đã cho vay. Tuy nhiên,

kết quả này cũng không dùng để giải thích cho toàn hệ thống ngân hàng vì hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê.

Là một biến liên quan đến nền kinh tế vĩ mô, biến INFL có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Lạm phát tăng có thể dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng. Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam luôn chú trọng đến việc kiểm soát lạm phát. Sự điều chỉnh lãi suất kịp thời, phù hợp với tỷ lệ lạm phát giúp các ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, kết quả này cần được tìm hiểu, giải thích cẩn trọng vì hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê.

Hệ số hồi quy của biến MKTCAP/GDP mang giá trị dương cho thấy sự gia tăng trong tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp niêm yết trên tổng thu nhập quốc nội sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Những năm trước, sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán đã giúp các ngân hàng gia tăng đáng kể dư nợ tín dụng cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán,… Tuy nhiên trong thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giới hạn dư nợ cho vay đối với lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng. Tương tự như biến LNGDP và INFL, hệ số hồi quy của biến MKTCAP/GDP cũng không có ý nghĩa thống kê.

Biến giả DUMOWN được đưa vào mô hình hồi quy để kiểm tra có hay không sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước với ngân hàng thương mại cổ phần. Giá trị của hệ số hồi quy là -0,049 cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác như nhau thì ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên, kết luận này cũng cần được phân tích cẩn thận hơn do hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 là kết quả thực nghiệm về hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-2012. Với ba biến đầu vào và hai biến đầu ra, kết quả từ mô hình DEA cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động tương đối hiệu quả với lãng phí đầu vào tương đối khoảng 10,03%, đồng thời, hiệu quả kỹ thuật thuần tác động đến hiệu quả kỹ thuật nhiều hơn hiệu quả quy mô. Ngoài ra, kết quả từ mô hình hồi quy OLS cho thấy với độ tin cậy 10%, quy mô tổng tài sản và tỷ lệ giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ đồng biến với hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ cho vay có mối quan hệ nghịch biến với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các biến còn lại trong mô hình không có ý nghĩa thống kê.

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN

4.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu:

Với mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình phân tích bao dữ liệu DEA và mô hình hồi quy OLS với sự hỗ trợ của phần mềm DEAP 2.1 và Eviews 6.0. Với dữ liệu mẫu của 16 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2007-2012, kết quả thực nghiệm cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt chức năng trung gian tài chính với hiệu quả kỹ thuật trung bình là 89,97%. Nói cách khác, các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cho ra lượng đầu ra tương tự nếu giảm 10,03% lượng đầu vào đã sử dụng. Ngoài ra, việc phân tích hiệu quả kỹ thuật từ hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô cho thấy hiệu quả kỹ thuật thuần tác động đến điểm hiệu quả kỹ thuật nhiều hơn hiệu quả quy mô.

Từ kết quả của mô hình DEA, tác giả đã thực hiện phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của các ngân hảng thương mại, bao gồm 07 biến bên trong của từng ngân hàng cụ thể, 03 biến của nền kinh tế và 01 biến giả. Mô hình có độ tin cậy khá cao với hệ số F-statistic lớn hơn 5 và giá trị p-value khá nhỏ. Mặc dù chỉ có 03 biến có ý nghĩa thống kê (01 biến có ý nghĩa với mức ý nghĩa 1% và 02 biến có ý nghĩa với mức ý nghĩa 10%) nhưng kết quả đã phản ánh phần nào thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Biến LNTA đại diện cho quy mô của ngân hàng và biến EQASS đại diện cho cấu trúc vốn của ngân hàng có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong khi biến LLP/LOANS đại diện cho nợ xấu, rủi ro tín dụng của ngân hàng có mối quan hệ nghịch biến với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Các biến còn lại trong mô hình hồi quy không có ý nghĩa thống kê.

4.2. Một số khuyến cáo:

Sử dụng phương pháp phân tích định lượng để tính toán hiệu quả hoạt động và đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Thứ nhất, mô hình DEA không đề cập đến mức ý nghĩa hay độ tin cậy. Điểm hiệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)