Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật TPcom (Trang 49)

Phó Giám đốc Phòng

3.2.3.Một số giải pháp khác

3.2.3.1. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ người lao động và thực hiện chính sách đãi ngộ lao động tốt hơn

Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Nhất là trong nền kinh tế thị trường mở như hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đều có cơ hội để tiếp xúc và trang bị về công nghệ hiện đại, vốn, thị trường hàng hóa đa dạng và dồi dào,… thì con người là yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Quả thật, nếu công ty muốn sử dụng và phát huy tối đa năng lực của đội ngũ cán bộ của mình thì công ty cần phải tổ chức, sắp xếp một cơ cấu nhân sự phù hợp với đặc thù riêng của công ty. Cụ thể là:

- Công ty cần tuyển dụng đầy đủ đội ngũ lao động theo yêu cầu công việc của các phòng ban, lập kế hoạch đào tạo nhân viên định kỳ và đột xuất. Có thể công ty tự bố trí cán bộ và tổ chức đào tạo hoặc thuê dịch vụ đào tạo từ bên ngoài.

- Xây dựng hệ thống mô tả công việc theo chức danh công việc và phân công công việc rõ ràng tránh chồng chéo, sót việc và phát huy được ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác làm việc của từng nhân viên.

- Công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc hoàn thiện và thực hiện các chính sách đãi ngộ với người lao động như: xây dựng cơ chế lương cạnh tranh, khuyến khích được người lao động gắn bó làm việc lâu dài, chính sách thưởng tháng, quý, năm,…tổ chức các phong trào tập thể, văn hóa văn nghệ, thể thao… khuyến khích nhân viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn và tiếng anh bằng cách tạo điều kiện về thời gian, tài trợ học phí,…

Bên cạnh những chính sách khuyến khích, động viên người lao động trên đây, công ty cũng cần quy định việc khiển trách, kiểm điểm, kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm chính sách, nội quy công ty. Trên một cơ sở xây dựng được hệ thống nhân lực mạnh sẽ giúp công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn và do đó góp phần vào hiệu quả kinh doanh chung của toàn công ty.

3.2.3.2. Tăng cường tìm kiếm các sản phẩm tiềm năng

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và giữa các sản phẩm hàng hóa ngày càng gay gắt và khốc liệt. Ngành kinh doanh máy móc thiết bị y tế ở Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Công ty TNHH TMKT TPCom trong những năm qua đã may mắn ký được hợp đồng phân phối sản phẩm y tế độc quyền với rất nhiều công ty tại châu Âu, Mỹ cũng cũng như tại một số nước khác tại khu vực châu Á. Việc công ty được phân phối hàng hoá của các thương

hiệu lớn nước ngoài mang lại nhiều lợi thế cho công ty trong việc triển khai công tác bán hàng rộng rãi. Trong thời gian tới, để hoạt động kinh doanh được phát triển trở lại và không bị suy thoái theo sản phẩm, công ty phải lập kế hoạch tìm kiếm các sản phẩm tiềm năng mới để nhập khẩu và phân phối.

3.2.3.3. Biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa

Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa giúp công ty tăng nhanh vòng quay của vốn và giảm được chi phí dự trữ hàng hóa. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty TNHH TMKT TPCom.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vòng quay vốn lưu động của Công ty TNHH TMKT TPCom có xu hướng giảm trong ba năm vừa qua (từ 2011 đến 2013). Nhìn vào bảng 2.3 trong chương 2 có thể thấy tổng vốn của công ty năm 2011 là 4.558.335.435 đồng, sau đó đã tăng lên thành 10.602.289.791 đồng khi kết thúc năm 2013. Trong khi đó doanh thu của công ty cũng liên tiếp ghi nhận sự tăng trưởng từ mức 8.644.858.454 đồng năm 2011, lên thành 13.026.981.750 đồng năm 2012 và 15.513.412.016 đồng năm 2013. Tuy cùng có xu hướng tăng nhưng có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng của doanh thu chưa tương xứng với tốc độ tăng lên của vốn và như vậy có thể nhận định rằng công ty chưa khai thác được hết tiềm lực của mình, làm giảm lợi nhuận và giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Vì thế, việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa làm cho doanh thu tăng trưởng mạnh hơn các năm trước là giải pháp cần thiết hiện nay với Công ty TNHH TMKT TPCom. công ty phải thống kê, phân loại hàng hóa và phân tích cụ thể cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của từng mặt hàng. Để từ đó phát hiện các mặt hàng có doanh thu lớn, tăng trưởng mạnh, lợi nhuận cao nhằm tập trung đẩy mạnh công tác tiêu thụ những mặt hàng này. Bên cạnh đó công ty cũng cần phân tích và đánh giá lại hiệu quả của các chính sách quảng cáo, khuyến mại mà công ty đã triển khai thực hiện trong thời gian qua. Từ đó rút kinh nghiệm để xây dựng và thực hiện các chương trình mới đạt hiệu quả hơn.

Muốn đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu bán hàng, bên cạnh việc chăm sóc và duy trì các khách hàng cũ, công ty cần tập trung nghiên cứu thị trường để tìm ra các khách hàng mới. Mở rộng thị phần thành công sẽ giúp công ty có cơ hội tăng trưởng doanh thu nhanh. Tuy nhiên việc tìm hiểu và khai thác thị phần mới sẽ khiến cho công ty phải chi thêm một số khoản chi phí nên công ty cần tính toán và lập kế hoạch cụ thể để khống chế được khoản chi phí này và vẫn đảm bảo tăng trưởng được doanh thu và lợi nhuận.

51

3.2.3.4. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp, người ta phải áp dụng nhiều biện pháp kết hợp. Ngoài những biện pháp đã đưa ra và phân tích trên đây, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sản thường xuyên cũng là một biện pháp hết sức cần thiết. Trước tiên doanh nghiệp cần lựa chọn và xây dựng hệ thống chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho công tác đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sản. Sau đó định kỳ hàng tháng, quý hoặc hai quý một lần hoặc một năm một lần công ty tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính của mình cũng như hiệu quả sử dụng vốn.

Việc thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn giúp công ty phát hiện và tìm giải pháp kịp thời để giải quyết các vấn đề tồn tại đồng thời tìm ra các biện pháp duy trì và phát huy các mặt tích cực trong quá trình sử dụng vốn. Từ đó có thể chủ động giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn trong kinh doanh giúp công ty có những bước tiến mới trong tương lai.

KẾT LUẬN

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty là vấn đề thường xuyên được đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Trong thời gian qua, Công ty TNHH TMKT TPCom đã đạt được những kết quả khá quan trọng trong việc sử dụng vốn, từ đó đem lại kết quả kinh doanh cho công ty và hiệu quả phục vụ cao cho khách hàng. Với xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Công ty TNHH TMKT TPCom đang cố gắng phấn đấu để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các loại máy móc thiết bị và hóa chất y tế tại Việt Nam. Để làm được điều đó công ty cần tổ chức hoạt động kinh doanh khoa học để giá trị đồng vốn ngày càng được sử dụng với hiệu quả cao hơn nữa. Vì vậy, đề tài “Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TMKT TPCom” được đặt ra với nhiều nội dung cần được nghiên cứu là một vấn đề thiết thực về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích những giải pháp liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn tại Công ty TNHH TMKT TPCom, tác giả đã tổng kết và hoàn thành khóa luận. Tuy nhiên, vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một vấn đề rộng và đòi hỏi nghiên cứu sâu. Vì vậy, việc nghiên cứu không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.

Trong quá trình thực hiện, khóa luận được sự hướng dẫn hết sức tận tình của giảng viên TS. Trần Đình Toàn, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình và cung cấp thông tin đầy đủ của Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên thuộc Công ty TNHH TMKT TPCom. Tác giả xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 3 năm 2015

Sinh viên

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán Công ty TNHH TMKT TPCom giai đoạn 2011-2013 Phụ lục 2: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TNHH TMKT TPCom giai đoạn 2011- 2013

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật TPcom (Trang 49)