Phó Giám đốc Phòng
2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty TNHH TMKT TPCom
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Từ đó có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty.
Cơ cấu tài sản:
Biểu đồ 1. Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH TMKT TPCom
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty TNHH TMKT TPCom các năm 2011, 2012, 2013)
Nhìn vào biểu đồ trên, ta dễ dàng nhận thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn trong cơ cấu tài sản của công ty. Năm 2011, 2012, 2013 tỉ trọng Tài sản ngắn hạn lần lượt là 73,30%, 86,24% và 90,51%. Qua các năm con số này có chiều hướng tăng dần do các khoản mục tài sản ngắn hạn quan trọng của công ty đều tăng lên như Tiền và các khoản tương đương tiền, Phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Tỉ trọng tài sản ngắn hạn phù hợp với loại hình doanh nghiệp thương mại do công ty không có nhiều khoản đầu tư máy móc, nhà xưởng phục vụ sản xuất mà tài sản chủ yếu của công ty là văn phòng, kho, xe tải,…
Cơ cấu nguồn vốn:
0 2.000.000.000 4.000.000.000 6.000.000.000 8.000.000.000 10.000.000.000 12.000.000.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn
Để phân tích rõ hơn về tình hình sử dụng, quản lý vốn tại Công ty TNHH TMKT TPCom, bên cạnh việc tìm hiểu và phân tích cơ cấu tài sản hiện tại của công ty, chúng ta cần tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2011, 2012 và 2013.
Cơ cấu nguồn vốn cho ta biết nguồn huy động vốn và tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng giá trị vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Biểu đồ dưới đây thể hiện cơ cấu vốn của Công ty TNHH TMKT TPCom.
Biểu đồ 2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH TMKT TPCom
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty TNHH TMKT TPCom các năm 2011, 2012, 2013)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy vốn của Công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn luôn nhỏ hơn tỷ trọng nợ phải trả và chiếm một phần rất nhỏ trong tổng vốn của công ty qua các năm 2011 - 2013. Cụ thể năm 2011, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn là 64,04% trong khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn là 35,96%. Năm 2012, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn tăng lên thành 77,63%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn giảm đi còn 22,37%. Năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn tiếp tục tăng lên thành 85,14% trong khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn chỉ còn 14,86%.
Tổng vốn của công ty cũng có sự thay đổi qua các năm. Năm 2011, tổng vốn của công ty đạt 4.558.335.435 đồng. Sang năm 2012, chỉ tiêu này tăng tới 61,74% thành 7.372.431.938 đồng và tiếp tục đà tăng trưởng tới 10.602.289.791 đồng vào năm 2013. Sự thay đổi liên tục của tổng vốn hoàn toàn đến từ sự thay đổi khoản mục nợ phải trả qua các năm, trong khi vốn đầu tư của chủ sở hữu hầu như không có gì thay đổi hoặc chỉ tăng rất ít. 0 2.000.000.000 4.000.000.000 6.000.000.000 8.000.000.000 10.000.000.000 12.000.000.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả
29
2.2.1.1. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty TNHH TMKT TPCom
Để phân tích tình hình vốn lưu động tại Công ty TNHH TMKT TPCom ta đi vào phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của công ty.
Tài sản ngắn hạn: Dựa vào bảng 2.3, ta có thể thấy tình hình tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH TMKT TPCom có sự biến động mạnh trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể, tổng tài sản ngắn hạn của công ty tăng từ 3.341.325.434 đồng vào năm 2011 lên thành 6.357.997.034 đồng vào năm 2012 (tỷ lệ tăng 90,28%) và tiếp tục đạt mức 9.596.461.118 đồng vào năm 2013. Tài sản ngắn hạn của công ty tăng liên tục qua các năm chủ yếu là do sự gia tăng liên tục của các khoản phải thu, hàng tồn kho và tiền mặt.
Biểu đồ 3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH TMKT TPCom
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty TNHH TMKT TPCom các năm 2011, 2012, 2013)
Ta có thể thấy các khoản phải thu của công ty đã ghi nhận sự tăng trưởng đều đặn từ mức 2.568.129.563 đồng vào năm 2011 lên thành 3.370.549.050 đồng năm 2012 và tiếp tục tăng lên 4.417.945.152 vào năm 2013, tỷ lệ tăng đều ở mức khoảng 31,15%. Các khoản phải thu tăng lên là do trong hai năm 2012 và 2013 công ty đã áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng của mình. Việc công ty cho phép nhiều khách hàng mua chịu sẽ mang lại nhiều thiện cảm từ phía khách, lôi kéo được khách hàng, khuyến khích khách hàng mua sản phẩm nhiều lần, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Nhưng ngược lại, công ty sẽ dễ rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn, và có thể sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng trong trường hợp khách hàng chậm thanh toán, thậm chí mất vốn nếu khách mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, việc cho mua chịu cũng làm phát sinh cho công ty những chi phí quản lý khoản phải thu. Ban
0 2.000.000.000 4.000.000.000 6.000.000.000 8.000.000.000 10.000.000.000 12.000.000.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
TSNH khác
Hàng tồn kho Phải thu ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền
lãnh đạo công ty cần nhìn nhận, đánh giá lại chính sách bán hàng của mình, thận trọng và tính toán kỹ lưỡng khi sử dụng “con dao hai lưỡi” này.
Hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng qua các năm, với tỷ lệ rất cao. Cụ thể, năm 2011 tổng giá trị hàng tồn kho chỉ là 600.529.830 đồng, chiếm tỷ trọng 17,97% trong tổng tài sản ngắn hạn. Sang năm 2012 giá trị hàng tồn kho tăng lên đến 1.522.502.266 đồng (tăng tới 153,53%) và chiếm tỷ trọng 23,95%. Năm 2013, giá trị hàng tồn kho tiếp tục tăng mạnh lên thành 4.073.754.330 đồng, chiếm tỷ trọng 42,45% trong tổng tài sản ngắn hạn. Việc gia tăng hàng tồn kho nhanh chóng qua các năm cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang gặp phải một số khó khăn nhất định trong khâu tiêu thụ. Nguyên nhân của điều này là do đầu kỳ, công ty dự đoán nhu cầu của thị trường về các loại máy móc thiết bị y tế trong năm sẽ tăng cao, nên lãnh đạo công ty quyết định nhập khẩu một số lượng hàng hóa lớn từ nước ngoài. Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy phán đoán của công ty về cơ bản là chính xác khi doanh thu mỗi năm của công ty đều tăng lên so với năm trước. Tuy nhiên, điểm trừ là việc công ty đã nhập khẩu lượng sản phẩm nhiều hơn nhu cầu thực tế của thị trường, cộng thêm một số loại thiết bị mới (khó tiêu thụ do đắt tiền và có hàm lượng công nghệ cao, chỉ bán được một vài sản phẩm ở các bệnh viện trung ương, các bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới không có khả năng sử dụng) nên tổng giá trị lượng hàng tồn kho là tương đối lớn. Mặc dù vậy, điều này giúp công ty vẫn có thể chủ động cung ứng nguồn hàng dồi dào, đa dạng trong kỳ sau mà không sợ rơi vào tình trạng thiếu hàng hoá, không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Điều duy nhất là trong tương lai công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu thị trường, nhập khẩu sản phẩm hợp lý nhằm giảm bớt tình trạng hàng tồn kho nhiều như hiện tại.
Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm 2012 là 1.464.945.718 đồng, tăng 1.292.279.677 đồng so với năm 2011, tương đương 784,42%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong kỳ công ty thực hiện tích cực hoạt động vay vốn ngân hàng khiến lượng tiền mặt và tiền gửi tăng đột biến, nhằm mục đích tăng cường khả năng thanh toán nhanh của công ty. Lượng tiền trong quỹ rất nhiều khiến cho công ty có khả năng thanh toán tức thời tốt, tránh gặp rủi ro bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản. Điều này làm cho công ty dễ dàng tạo được niềm tin, uy tín đối với nhà cung cấp, các ngân hàng… Tuy nhiên, do nhận thức được việc mất nhiều chi phí cơ hội cũng như chi phí quản lý do tích trữ tiền nên trong năm 2013, công ty đã giảm lượng tiền mặt khoảng 25,43% xuống còn 1.092.422.458 đồng nhằm cân bằng giữa khả năng thanh toán và nguy cơ ứ đọng vốn. Việc phân tích và đánh giá cơ cấu tài sản hiện tại của công ty như trên là nhằm tìm ra các biện pháp nhằm phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục hạn chế trong việc sử dụng và quản lý tài sản, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH TMKT TPCom.
31
Có thể nhận thấy rằng, nguồn vốn từ các khoản nợ phải trả của Công ty TPCom luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn. Trong đó khoản nợ phải trả người bán là chủ yếu. Năm 2011, nợ phải trả người bán của công ty là 1.450.983.860 đồng, chiếm 49,70% trong tổng nợ phải trả. Sang năm 2012, chỉ tiêu này tăng tiếp thành 2.435.926.549 đồng, chiếm 42,56% và sau đó tiếp tục tăng mạnh tới 129,79% thành
Nợ ngắn hạn:
Biểu đồ 4. Cơ cấu Nợ ngắn hạn của Công ty TNHH TMKT TPCom
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty TNHH TMKT TPCom các năm 2011, 2012, 2013)
5.597.630.138 đồng vào năm 2013, chiếm 62,01% tổng nợ phải trả. Sở dĩ tỷ trọng các khoản nợ phải trả người bán của công ty tăng lên là do các nhà cung cấp quốc tế đã nới lỏng chính sách tín dụng đối với các khách hàng nói chung và với công ty TPCom nói riêng. Nếu đúng như vậy thì điều này chính là kết quả đáng mừng của những mối quan hệ tốt đẹp mà công ty gây dựng được với các nhà cung cấp trong suốt nhiều năm qua. Được hưởng các khoản tín dụng từ người bán nhiều hơn có nghĩa là công ty đang được chiếm dụng nhiều vốn của người bán hơn trước. Điều này sẽ tạo ra thuận lợi không nhỏ cho công ty trong việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh và xoay vòng vốn của mình.
Các khoản còn lại như chi phí phải trả, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước hay vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, không có tác động gì đáng kể trong tổng nợ ngắn hạn của công ty TPCom.
0 1E+09 2E+09 3E+09 4E+09 5E+09 6E+09 7E+09
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chi phí phải trả Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Phải trả người bán Vay và nợ ngắn hạn
2.2.1.2. Cơ cấu vốn cố định của Công ty TNHH TMKT TPCom
Vốn cố định bao gồm 2 khoản mục: Tài sản dài hạn và Nợ dài hạn. Đối với Tài sản dài hạn, công ty chỉ có một khoản mục duy nhất đó là Tài sản cố định. Còn đối với Nợ dài hạn, công ty chỉ có khoản Vay dài hạn vốn từ ngân hàng.
Biểu đồ 5. Cơ cấu vốn cố định của Công ty TNHH TMKT TPCom
(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty TNHH TMKT TPCom các năm 2011, 2012, 2013)
Theo như biểu đồ trên, tài sản dài hạn mà ở đây là tài sản cố định chiếm phần lớn tỷ trọng vốn cố định của công ty. Năm 2012 tài sản cố định là 1.014.434.904 đồng, giảm 202.575.107 đồng, tương đương 16,64% so với năm 2011. Năm 2013 khoản mục này tiếp tục giảm 0,85% so với năm 2012 do hao mòn lũy kế. Tuy trong kỳ công ty có mua sắm thêm một số trang thiết bị và phương tiện vận tải làm tăng nguyên giá tài sản cố định, nhưng nhiều tài sản cố định khác lại khấu hao lũy kế khá nhiều, khiến cho tổng tài sản dài hạn giảm đi. Bên cạnh đó, với đặc thù là doanh nghiệp thương mại, tài sản dài hạn không bao gồm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh nên tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng tài sản, chỉ ở mức 9,49%. Công ty TPCom cũng nên xem xét duy trì, đầu tư thêm vào tài sản cố định nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng cung cấp phân phối sản phẩm, trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển và có tính cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay.
Yếu tố duy nhất làm tăng nợ dài hạn của công ty là các khoản vay vốn ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 công ty vay 1.380.000.000 đồng, năm 2012 tăng lên thành 3.000.000.000 đồng (tỷ lệ 117,39%). Như đã nêu ở phần trên, do dự đoán nhu cầu thị trường tăng mạnh năm 2012, Giám đốc công ty đã quyết định tăng khoản vay vốn ngân hàng để đáp ứng đủ vốn kinh doanh thương mại. Nhờ vào doanh số cao và những
0 500.000.000 1.000.000.000 1.500.000.000 2.000.000.000 2.500.000.000 3.000.000.000 3.500.000.000 4.000.000.000 4.500.000.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ dài hạn Tài sản dài hạn
33
bản báo cáo tài chính ấn tượng của năm 2011, công ty đã được ngân hàng chấp nhận cho vay mức vốn cao hơn nhiều so trong năm 2012. Sang đến năm 2013, do nhận thấy lượng hàng tồn kho vẫn còn tương đối lớn, công ty không có nhu cầu nhập thêm nhiều hàng hóa nên quyết định cắt giảm 6,67% khoản vay, xuống còn 2.800.000.000 đồng. Và với lượng hàng tồn kho vẫn lớn như hiện nay, có lẽ trong tương lai công ty sẽ có xu hướng giảm tiếp khoản vay ngân hàng của mình.
Như vậy, ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH TMKT TPCom ngày càng tăng lên qua các năm 2011, 2012 và 2013. Sự tăng lên của nguồn vốn qua các năm chứng tỏ công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển được nguồn vốn. Thực tế là công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng kể qua từng năm, đặc biệt là lợi nhuận tốt trong năm 2013. Đây là những dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang hoạt động theo hướng ngày một hiệu quả hơn trong bối cảnh nền kinh tế nói chung còn nhiều khó khăn và thị trường mà công ty tham gia đang ngày một cạnh tranh gay gắt hơn.