Tìm hiểu chung về khách hàng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO-NGHIỆP vụ cấp tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Sài Gòn (Trang 30)

- Điều tra đánh giá tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự. - Mô hình tổ chức, bố trí lao động của khách hàng.

- Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị điều hành của khách hàng.

b. Phân tích đánh giá khả năng tài chính

- Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. - Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính.

2.3.4 Phân tích, thẩm định phương án vay vốn/ dự án đầu tư

- Đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của phương án sản xuất kinh doanh (PASXKD), khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.

- Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu đ ược nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro. - Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay; tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng.

2.3.5 Phê duyệt khoản vay

Các bước phê duyệt khoản vay bao gồm:

Bước 1: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập Báo cáo

thẩm định kiêm Tờ trình cho vay theo mẫu trong phụ lục 2A “Mẫu báo cáo thẩm định” kèm hồ sơ vay vốn trình TPTD.

Bước 2: Trên cơ sở Tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, TPTD xem xét kiểm

Bước 3: Hoàn thành các thủ tục khác theo quy định.

CBTD căn cứ ý kiến của TPTD để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:

- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn.

- Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.

- Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay. Sau đó trình TPTD để kiểm tra lại nội dung, TPTD có ý kiến đồng ý hay không đồng ý trình lãnh đạo quyết định.

Bước 4: Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/ tái

thẩm định và TPTD, khoản vay sẽ được Ban lãnh đạo NHCV phê duyệt:

Khoản vay thuộc quyền phán quyết: Sau khi đã kiểm tra lần cuối các hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, Ban lãnh đạo NHCV sẽ quyết định:

 Duyệt đồng ý cho vay.  Duyệt cho vay có điều kiện.  Không đồng ý.

 Triệu tập họp Hội đồng tư vấn tín dụng để quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn hoặc phức tạp.

Khoản vay vượt quyền phán quyết: Sẽ được Ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo, NHCV mới được phép giải ngân.

Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: Số tiền cho vay, Lãi suất cho vay, Thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có).

2.3.6 Giải ngân

CBTD sẽ thực hiện giải ngân theo hướng dẫn tại phụ lục 2B “Quy trình giải ngân”.

2.3.7 Kiểm tra, giám sát khoản vay

Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.

2.3.8 Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh

a. Thu nợ lãi và gốc

CBTD thực hiện theo hướng dẫn tại phần phụ lục 2C “Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu ý: NHNo & PTNT Bắc Sài Gòn không uỷ quyền cho các tổ trưởng Tổ

vay vốn thu nợ gốc, lãi của người vay. Nghiêm cấm CBTD trực tiếp thu nợ gốc, lãi của người vay.

b. Xử lý những phát sinh đối với khoản vay và tài sản đảm bảo tiền vay

CBTD thực hiện việc xử lý những tình huống khác nhau của khoản vay gồm trả nợ trước hạn, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ,… theo hướng dẫn tại phần phụ lục 2C “Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh”.

2.3.9 Thanh lý hợp đồng tín dụng

a. Tất toán khoản vay

Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay.

b. Thanh lý hợp đồng tín dụng/ Sổ vay vốn

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng/ Sổ vay vốn theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng/ Sổ vay vốn đã ký kết: Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng/ Sổ vay vốn đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.

2.4 Thực trạng về nghiệp vụ cấp tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Pháttriển Nông thôn Chi nhánh Bắc Sài Gòn triển Nông thôn Chi nhánh Bắc Sài Gòn

Nghiệp vụ cấp tín dụng đã và đang trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu không chỉ của riêng tại NHNo & PTNT Bắc Sài Gòn mà cũng là hoạt động chính của tất cả các hệ thống Chi nhánh Argibank và tất cả các hệ thống Ngân hàng khác. Và quy trình cấp tín dụng cho những khách hàng cụ thể là các DN hay cá nhân đòi hỏi phải qua nhiều bước, nhiều giai đoạn tuân thủ theo quy định của NHNo & PTNT VN nhằm đem lại lợi ích cho cả ngưòi cho vay là NH và khách hàng đi vay. Sau khi các trình tự của nghiệp vụ cấp tín dụng tại Chi nhánh Bắc Sài Gòn cho khách hàng Đoàn Nghĩa Khang được thực hiện đầy đủ như trên, để hiểu rõ hơn về quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh Bắc Sài Gòn, về thực tế của hoạt động này đã và đang được Chi nhánh thực hiện như thế nào, bộ hồ sơ chi tiết về nghiệp vụ cấp tín dụng sẽ cụ thể hóa những vấn đề trên (được trình bày chi tiết ở phần phụ lục 2D).

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh ngày càng phát triển với những con số tích cực đạt được những mục tiêu đề ra như: Tổng dư nợ năm 2010 là 859.8 tỷ đồng, tăng 11.65% so với năm 2009; năm 2011 là 769.5 tỷ đồng, giảm 10.5% so với năm 2010; năm 2012 là 805.7 tỷ đồng, tăng 4.7% so với năm 2011. Nợ xấu năm 2010 là 9.2 tỷ đồng, giảm 12.38% so với năm 2009; năm 2011 là 8.1 tỷ đồng, giảm 11.96% so với năm 2010; năm 2012 là 1.5 tỷ đồng, giảm 81.48% so với năm 2011. Như vậy, có thể thấy rằng, tốc độ phát triển về dư nợ tín dụng tăng qua các năm dù giảm ở năm 2011. Về nợ xấu, giảm qua các năm cho thấy rằng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngày càng ít rủi ro, hạn chế tối đa những khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi. Chi tiết về tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Bắc Sài Gòn được thể hiện qua bảng số liệu sau đây (giai đoạn 2009 – 2012):

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh Bắc Sài Gòn

Năm 2009 2010 2011 2012

* Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn 770.1 859.8 769.5 805.7

- Dư nợ ngắn hạn 502.2 579.3 545.4 564.0

- Dư nợ trung hạn 241.8 257.2 202.4 205.1

- Dư nợ dài hạn 26.2 23.3 21.8 36.5

* Tổng dự nợ phân theo thành phần kinh tế 770.1 859.8 769.5 805.7

- Dư nợ Nhà Nước 0.0 - 6.4 8.0

Một phần của tài liệu BÁO CÁO-NGHIỆP vụ cấp tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Sài Gòn (Trang 30)