Thực trạng rủi ro tín dụng tại HDBank Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng TMCP phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 34)

- Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại HDBank Hoàn Kiếm

2.2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng

Bản chất của hoạt động tín dụng là ứng trước cho người vay, bởi vậy rủi ro là thuộc tính vốn có của tín dụng. Rủi ro tín dụng xảy ra có nghĩa là khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn là thấp, hoặc có thể biểu hiện dưới dạng ngân hàng quá tập trung cho vay vào một hoặc một số khách hàng cụ thể.

Công cụ đo lường phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ quá hạn. Khi mà tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 5% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ ngân hàng đang trong tình trạng nguy hiểm cao. ở nước ta, ngoài khái niệm nợ quá hạn còn có những khái niệm về nợ khó đòi, nợ khoanh, nợ chờ xử lý,…Để có thể đánh giá chính xác tình hình nợ quá hạn tại HDBank Hoàn Kiếm ta cần phải phân tích số liệu sau:

Biểu 1: nợ quá hạn tại HDBank Hoàn Kiếm

( Đơn vị: 100 triệu đồng)

(Báo cáo kế toán của HDBank Hoàn Kiếm năm 2009)

Dựa vào biểu đồ ta thấy, nợ quá hạn năm 2009 tăng thêm 400 triệu đồng, với tốc dộ tăng 50%, đây là tốc độ tăng đáng báo động. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng là 0,54%, vẫn nằm trong phạm vi cho phép, so với tình hình chung của ngành. Nhưng không thể chủ quan lơ là trong công tác quản trị nợ quá hạn, do mức độ nguy hiểm của nó. Nhưng đây

cũng là thành tích rất tốt trong công tác cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng khi duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp như vậy. Mục tiêu trong năm 2010, ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%. Đây là chỉ tiêu có thể thực hiện được trong khả năng của ngân hàng. Hiện tại khả năng bi rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra rủi ro, nếu bản thân không có biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả. Với những nguyên nhân, dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro tín dụng như đã nêu ở Chương I, đòi hỏi bản thân ngân hàng phải có biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro thích hợp trong bất cứ trường hợp nào.

Trong năm 2009, Về thu hồi nợ đã XLRR đạt 33.950 triệu đồng, bằng 68% kế hoạch năm, tuy nhiên so với năm 2008 tăng 15.457 triệu đồng. Mặc dù không hoàn thành kế hoạch thu hồi nợ XLRR nhưng để thu được số nợ trên là một sự cố gắng rất lớn của Chi nhánh, trong đó có sự nỗ lực lớn của phòng Quản lý nợ có vấn đề, do các khoản nợ đã XLRR đều đã lâu, phần lớn trong lĩnh vực XDCB rất khó thu hồi. Ban lãnh đạo Chi nhánh đã rất quan tâm công tác quản lý và thu hồi nợ đã XLRR, hàng tháng đều tổ chức các cuộc giao ban tín dụng, phân tích kết quả đã đạt được, đưa ra phương hướng, biện pháp thực hiện thu hồi nợ XLRR đối với từng khách hàng cụ thể. Do đó đã thu được những món lớn và khó như Công ty Vật tư XDCT: 18.841 triệu đồng (ngoài ra còn thu được 3.325 triệu đồng nợ lãi), thu hết nợ gốc của khách hàng Nguyễn Thị Hậu 450 triệu đồng (đây là trường hợp khó do khách hàng đã đi tù, tài sản bảo lãnh, tuy nhiên nhờ sự kết hợp chặt chẽ với cơ quan pháp luật, chính quyền địa phương, kết hợp với vận động thuyết phục nên đã xử lý được tài sản và thu hết nợ gốc).

2.2.2.1.2Phân loại nợ quá hạn theo loại kỳ hạn cho vay

Công tác quản lý rủi ro tín dụng cảu ngân hàng hiện tại đạt kết quả rất tốt, vẫn giữ được tỷ lệ nợ quá hạn trong phạm vi cho phép, vẫn ở mức thấp

0,54% so với tổng dư nợ, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu của ngành. Có thể phân loại nợ quá hạn theo kỳ hạn của khoản vay:

Bảng 05: Cơ cấu nợ quá hạn của HDBank Hoàn Kiếm trong năm 2009

(Đơn vị: 100 triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

Số tiền Tỷ lệ(%)

Nợ quá hạn cho vay ngắn hạn 4 12 8 200

Nợ quá hạn cho vay dài hạn 4 0 -4 -100

Tổng NQH 8 12 4 50

(Báo cáo kế toán của Chi nhánh HDbank Hoàn Kiếm năm 2009)

Dựa vào số liệu trên ta thấy, tổng nợ quá hạn tăng rất nhanh, chủ yếu là do nợ quá hạn trong các khoản vay ngấn hạn tăng gấp 3 lần. Qua đây cho thấy công tác thẩm định của Chi nhánh là chưa tốt, chưa đánh giá được đúng tính khả thi của khoản vay, có thể do trình độ cán bộ còn yếu kém, quy trình thiếu chặt chẽ. Ngoài ra, trong năm 2009 do ảnh hưởng của biến động giá cả nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn gặp nhiều khó khăn, giảm khả năng trả nợ đúng hạn.

Nhưng cũng phải thấy rằng, khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đối vơi những khoản vay dài hạn là rất tốt, tổng số nợ quá hạn của những khoản vay này giảm. Trong năm 2009 Ngân hàng không còn nợ quá hạn đối với những khoản vay dài hạn, mức giảm là 400 triệu đồng. Khả năng xảy ra rủi ro tín dụng đối với những khoản vay này là rất thấp, góp phần làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn.

2.2.2.1.3 Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

Nơ quá hạn là chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, nó luôn tồn tại với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của NHNN, bản thân các ngân hàng luôn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhât có thể.

Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng . Việc luật các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng trích lập rủi ro vào chi phí thể hiện sự sẵn sàng chia sẻ rủi ro của Nhà nước đối với ngân hàng, đây là điểm tích cực của một cơ chế hoạt động mới.

Phương châm hoạt động của Chi nhánh luôn cố gắng tăng thu một cách tối đa và hạn chế chi phí một cách tối thiểu, nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ những quy định của NHNN về việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng.

Số trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh qua các năm như sau:

Bảng 6: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của HDBank Hoàn Kiếm

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Trích lập dự phòng rủi ro trong năm

DPRR/ Tổng dư nợ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

2008 6,537 0.32% 0.39%

2009 11,096 0.5% 0.54%

(Báo cáo tình hình tài chính của HDBank Hoàn Kiếm qua các năm)

Qua bảng số liệu ta thấy, số tiền trích lập dự phòng rủi ro ngày càng tăng từ 6,537 tỷ đồng lên 11,096 tỷ đồng, từ 0,32% tổng dư nợ lên 0,5% tổng dư nợ. Ngân hàng có điều kiện sử dụng quỹ dự phòng để xử lý các khoản nợ qua hạn, nợ khó đòi, nợ khê đọng từ mầy năm trước còn tồn đọng lại. Một phần khiến cho khoản nợ tồn đọng ở Chi nhánh đó là do tồn đọng trong quá trình thu nợ của những năm trước chưa thu hồi được. Với biện pháp trích lập dự phòng rủi ro giúp cho Ngân hàng có thể chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro và trong hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng TMCP phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w