Kiến nghị với Chi nhánh HDBank Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng TMCP phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 59)

- Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

3.3.4.Kiến nghị với Chi nhánh HDBank Hoàn Kiếm

MINH CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

3.3.4.Kiến nghị với Chi nhánh HDBank Hoàn Kiếm

- Chi nhánh cần tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác xử lý nợ quá hạn trong năm tới nhất là trong năm 2011, để đạt được mục tiêu của Chính phủ năm 2011 làm trong sạch về cơ bản bảng tổng kết tài sản. Tình thần xử lý nợ tồn đọng phải được quán triệt tới từng chi nhánh, từng cán bộ làm công tác tín dụng.

- Đẩy nhanh tốc độ tăng thu, giảm chi, triệt để tiết kiệm trong toàn hệ thống để tạo được lợi nhuận dồi dào, tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro lớn để xử lý nợ tồn đọng.

HDBank Hoàn Kiếm cần phát huy hơn nữa tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng và từng cán bộ tín dụng để họ có thể linh hoạt chủ động trong cho vay đồng thời tạo cơ chế tín dụng thông thoáng để thu hút khách hàng.

- Công tác quản lý rủi ro cần được chú trọng hơn nữa, Chi nhánh cần nâng cao chất lượng thông tin theo hướng vừa mang tính sảnh báo trước, vừa

đẩy đủ kịp thời và chính xác. Việc dự báo và đánh giá rủi ro cần được thực hiện thường xuyên và chú trọng theo từng khu vực.

KẾT LUẬN

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Ngân hàng luôn gắn liền với bối cảnh lịch sử, thực trạng của mỗi Quốc gia. Do đó, trong cơ chế thị trường như hiện nay, Ngân hàng thương mại là những Doanh nghiệp đặc biệt vì tài sản trong kinh doanh của các Ngân hàng thương mại đều phụ thuộc vào khách hàng. Vì vậy, rủi do của khách hàng cũng là rủi do của bản thân Ngân hàng. Trong đó rủi do tín dụng là đặc trưng và bao trùm nhất trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng. Bởi vậy để tồn tại và phát triển được trong cơ chế hiện nay, các Ngân hàng Thương mại cần có các chủ trương, biện pháp đúng đắn nhằm phòng ngừa và hạn chế tối đa các trường hợp rủi do xảy ra, đặc biệt là rủi do tín dụng.

Rủi ro trong kinh doanh tín dụng đã được đề cập trong bản chuyên đề này chỉ là một khía cạnh của toàn cảnh rủi ro trong nghề ngân hàng. Mong rằng với một vài suy nghĩ về các giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh tín dụng của NHTM, có thể góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện các giải pháp giúp các ngân hàng có thể sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ ngân hàng và khách hàng từ đó tăng cường chất lượng tín dụng, góp phần tích cực vào công cuộc CNH- HĐH đất nước.

Hiện nay,công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều phức tạp, hơn nữa phạm vi của đề tài này còn rất lớn, nhưng do vẫn còn hạn chế về trình độ, về thời gian nghiên cứu …nên chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong có sự đóng góp chân thành của các thầy cô giáo.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng TMCP phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 59)