Kinh nghiệm đa dạng hóa các công cụ thị trường tài chính

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 35 - 38)

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM NHÌN TỪ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ

2.6.Kinh nghiệm đa dạng hóa các công cụ thị trường tài chính

2.4 Kinh nghiệm hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở

2.6.Kinh nghiệm đa dạng hóa các công cụ thị trường tài chính

Kinh nghiệm thực tế nhìn từ thị trường tài chính Mỹ cho thấy công cụ thị trường càng phong phú thì hoạt động giao dịch càng sôi động. Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu thực hiện trên thị trường ngoại hối là các nghiệp vụ như giao ngay, kỳ

hạn. Nhiều công cụ tài chính hiện đại như công cụ phái sịnh, quyền chọn còn chưa được sử dụng hoặc được áp dụng song ít có tác dụng.

Mới đây vào ngày 11/2/2003 NHNN Việt Nam đã cấp phép cho EXIMBANK triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ và ra thông báo cho phép các NHTM khác của Việt Nam được triển khai nghiệp vụ này với một số điều kiện cụ thể. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thêm công cụ để chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác trên thị trường ngoại hối, phục vụ cho mục đích thanh toán, chi trả ngoại tệ của mình. Chắc chắn trong thời gian một vài năm nữa, nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ sẽ có mặt trong danh mục các nghiệp vụ của hầu hết các NHTM nước ta.

Thương phiếu - một công cụ được giao dịch chủ yếu trên thị trường tiền tệ của các nước phát triển hiện vẫn chưa được sử dụng ở Việt Nam do khung pháp lý về công cụ này chưa hoàn thiện (mới có Nghị định 32 và pháp lệnh thương phiếu, NHNN chưa có thông tư hướng dẫn Nghị Định).

Một công cụ mang nhiều tiện ích nữa trên thị trường tiền tệ đó là hợp đồng mua lại (Repo). Song thực tế hiện nay ở Việt Nam công cụ này được mua bán chủ yếu trên thị trường mở giữa NHNN với các tổ chức tín dụng, việc tiến hành giao dịch Repo giữa tổ chức tín dụng với khách hàng vẫn chưa được khai thông do văn bản hướng dẫn chưa có, khách hàng vẫn chưa hiểu Repo là gì. Vì vậy để tạo thêm hàng hoá cho thị trường tiền tệ, tăng sức hút cho khách hàng, trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến hoạt động của các công cụ thị trường trên và tiến tới áp dụng Repo ngược.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lượng các công ty niêm yết mới chỉ dừng lại con số 21 và đa phần vẫn là những công ty có quy mô vốn nhỏ. Để tăng cung cổ phiếu thì trong thời gian tới cần thực hiện các biện pháp sau: hợp lý hóa và nới lỏng các điều kiện niêm yết trên thị trường và đưa ra nhiều ưu đãi hơn cho các

công ty niêm yết; đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN gắn liền với việc thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán; và triển khai thực hiện thí điểm và mở rộng việc cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cho phép niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối với thị trường Trái phiếu, Nhà nước cần đưa ra các chương trình, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ có thời hạn khác nhau (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) để có thể dần tạo đường cong lãi suất chuẩn tham chiếu cho thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 35 - 38)