Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam nhìn từ thị trường tài chính Mỹ

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 27 - 32)

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM NHÌN TỪ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ

2.Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam nhìn từ thị trường tài chính Mỹ

Việt Nam nhìn từ thị trường tài chính Mỹ

2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội làm tiền đề cho việc phát triển thị trường tài chính phát triển thị trường tài chính

Từ thực tế của nước Mỹ, chúng ta thấy điều kiện kinh tế - xã hội ổn định, phát triển chính là tiền đề để xây dựng một hệ thống tài chính vững mạnh, có hiệu quả. Bởi có như vậy thì khi người dân bỏ vốn mới yên tâm tin tưởng vào sự an toàn của nó và nắm trong tay 90% hy vọng là sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai. Mong muốn đồng tiền sinh lợi, người bỏ vốn hiểu rõ sự mạo hiểm và chấp nhận rủi ro. Anh ta không hề đòi hỏi sự "an toàn" tuyệt đối cho khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên, tất cả những người góp vốn đều muốn có một thị trường đầu tư chắc chắn, nghĩa là, một trạng thái kinh tế, chính trị, xã hội đủ ổn định ít nhất trong tương lai mươi mười lăm năm. Nói một cách cụ thể hơn, họ phải tin rằng tốc độ lạm phát sẽ tăng chậm hơn tỷ suất lợi nhuận của đồng vốn bỏ ra. Ngoài ra người đầu tư yêu cầu một sự bảo đảm về mặt pháp lý đối với khoản tiền bỏ ra, anh ta cần biết chắc chắn là tiền của mình sẽ không bị lạm dụng hay bị tiêu đi một cách bất hợp pháp, điều đã từng xảy ra không phải một lần trong thực tiễn ngân hàng tín dụng của Việt Nam.

Để thực hiện được điều này, Việt nam cần giải quyết ngay tình trạng làm ăn không có lãi của một số lớn các xí nghiệp quốc doanh, cho giải thể hoặc tư hữu hoá các xí nghiệp thua lỗ triền miên (trừ các công ty, xí nghiệp đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực y tế, giao dục, quốc phòng, bảo vệ môi trường), khuyến khích các khu vực, các ngành kinh tế có hiệu quả không phân biệt hình thức sở hữu nhằm tăng nhanh của cải cho xã hội và tạo ra nguồn tiết kiệm mới. Tiếp theo đó, Việt Nam cần phải quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động bởi vì năng suất lao động cao chính là chìa khoá dẫn đến thành công của nền kinh tế. Nhà nước ta cũng

cần khuyến khích để đầu tư thêm vào xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, duy trì sự ổn định chính trị và an ninh quốc gia. Đó là những điều kiện tiên quyết để có thể hình thành nên một thị trường tài chính phát triển, lành mạnh ở nước ta.

2.2. Hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động thị trường tài chính Việt Nam chính Việt Nam

Mỹ là một nước mà thị trường tài chính của nó được kiểm soát chặt chẽ bằng pháp luật. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng đều cho thấy rằng không có sự nhất trí, không có sự ủng hộ tích cực và không có can dự trực tiếp từ phía Nhà nước thì không một thị trường tài chính nào có thể phát triển được như mong muốn. Do đó, Việt Nam cần có một hệ thống pháp luật chặt chẽ để duy trì sự ổn định về mặt chính trị, xã hội của đất nước, sự cân đối kinh tế và một mức lạm phát có thể kiểm soát được, quản lý được các tài khoản tiết kiệm.

Trước hết, Việt Nam cần thiết phải thực hiện một cuộc cải cách triệt để hệ thống ngân hàng - tài chính - tín dụng, hệ thống hạch toán và thuế khoá theo hướng chuyển các chức năng hành chính là chủ yếu sang các chức năng kinh doanh, thương mại, môi giới giao dịch các sản phẩm tài chính. Bởi có như thế thì pháp luật mới dễ dàng quản lý Thị trường tài chính và hàng triệu khách hàng trên thị trường này mới có được các điều kiện dễ dàng và thuận lợi để tham gia. Người đầu tư vốn, người sử dụng vốn rất cần sự công bằng, công minh và tự do cạnh tranh trong mọi quan hệ giao kèo để tồn tại và hoạt động được trên môi trường tài chính đó.

Nói chung, thị trường tài chính Việt Nam cần được kiểm soát bằng Hệ thống Luật đầy đủ và có hiệu lực. Một trong những điều kiện cần thiết để kiểm soát nền kinh tế thị trường là luật pháp, đặc biệt là hệ thống pháp lý kinh doanh nói chung và tiền tệ nói riêng. Những quy định đã có như hai pháp lệnh về ngân hàng chưa đủ là cơ sở pháp lý cho thị trường này. Mặt khác, tổ chức và vận hành hệ thống

ngân hàng cho đến nay chưa đảm bảo cho các công cụ điều hành cung ứng tiền tệ có hiệu lực.

Về cụ thể, Nhà nước nên xem xét lại một số quy định trong Luật, ví dụ như trong cơ chế lập riêng công ty chứng khoán của NHTM, NHNN cũng nên xem xét lại quy định có tính chất "ràng buộc cả gói". "Muốn lập Công ty chứng khoán, NHTM phải hoạt động có lãi, nợ quá hạn dưới 50%". Đây quả là sự gay cấn đối với nhiều NHTM, kể cả các NHTM quốc doanh chủ lực. Nên có sự xem xét cụ thể đối với từng NHTM. Bởi vì nợ quá hạn phát sinh qua các thời kỳ khác nhau, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Hơn nữa có nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh chứng khoán không thuộc tính chất kinh doanh vốn tiền tệ, NHTM chỉ làm dịch vụ để thu hoa hồng. Như các loại hình dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: môi giới; quản lý danh mục chứng khoán; lưu ký chứng khoán; đại lý phát hành; Ngân hàng giám sát quỹ đầu tư cần có quy chế nới lỏng hơn so với việc NHTM mua, bán chứng khoán tự doanh; hay thực hiện bảo lãnh phát hành.

Như vậy, một NHTM có thể vừa lập Công ty chứng khoán, vừa với danh nghĩa chính mình để tham gia vào Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Do vậy, nên chăng có sự mở rộng quy chế thành viên của thị trường chứng khoán có cả các NHTM được phép kinh doanh dịch vụ chứng khoán thuộc các loại hình trên, chứ không nên chỉ có các Công ty chứng khoán là thành viên như đã quy định.

2.3. Kinh nghiệm Chính phủ kiểm soát thị trường thông qua các công cụ thị trường công cụ thị trường

Kinh nghiệm của Mỹ cho thấy Chính phủ kiểm soát thị trường tiền tệ thông qua các công cụ vĩ mô tác động đến cung cầu tiền tệ. Những mục tiêu của Nhà nước trong việc kiểm soát thị trường tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế nhanh và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Kẻ thù số một của chính sách tiền tệ là đình đốn và lạm phát. Khi mức cầu tiền tệ tăng lên quá cao, đẩy giá cả lên, Chính phủ có thể

làm cho cung ứng tiền tệ chậm lại (thắt chặt tiền tệ). Nếu tỷ lệ thất nghiệp cao và công việc kinh doanh suy giảm, có thể tăng cường lượng cung tiền tệ (mở rộng tiền tệ). Tất cả những biện pháp đó tác động thông qua lãi suất. Thắt chặt tiền tệ sẽ làm cho lãi suất tăng lên, tín dụng sẽ giảm, đồng tiền khan hiếm và chi tiêu tư nhân công cộng sẽ giảm đi, lạm phát giảm và giá cả sẽ ổn định. Mở rộng tiền tệ làm cho khối lượng tiền tệ dồi dào hơn, lãi suất giảm, tăng nhu cầu về phát triển sản xuất, chi tiêu, giảm tỷ lệ thất nghiệp, sản xuất phát triển nhưng nguy cơ đồng tiền nóng và lạm phát tăng. Hoạt động của các thành viên tham gia thị trường tiền tệ (các tổ chức tài chính) bình đẳng, thành phần nào, lĩnh vực nào cũng "đáng được ưu tiên". Lãi suất trên thị trường hình thành theo quy luật cung cầu. Nhà nước kiểm soát thị trường tiền tệ thông qua việc kiểm soát tổng cung - cầu tiền tệ và các công cụ kinh tế như quỹ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, bơm tiền vào hay hút tiền ra lập lại cân bằng trên thị trường tiền tệ, nhằm tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và giảm thất nghiệp.

Sau đây là một số biện pháp cụ thể giúp cho Nhà nước có thể quản lý thị trường tài chính chặt chẽ và có hiệu quả hơn:

+ Về cách điều hành tỷ giá của NHTƯ: Nhà nước nên duy trì và tăng dần lưu lượng giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm giảm thiểu tối đa bất cứ sự căng thẳng nào về ngoại tệ giữa các lực lượng tham gia thị trường và bảo toàn liên tục quỹ dự trữ can thiệp thị trường của NHTƯ.

+ Mở rộng đối tượng và đa dạng hoá hơn nữa các hình thức tham gia giao dịch trên thị trường ngoại tệ, chẳng hạn như: tổ chức đấu thầu các đợt mua bán, bán ngoại tệ giữa các khách hàng giao dịch số lớn; thực hiện hợp đồng mua lại kiều hối.

+ Điều chỉnh lại hợp lý các mức giới hạn trần, tỷ lệ tăng thêm giao dịch kỳ hạn trên cơ sở quan hệ cung cầu thực tế và xu hướng áp dụng hình thức giao dịch ngoại tệ có lợi về mặt chính sách.

+ Về công tác tuyên truyền: tránh và hạn chế những tuyên bố công khai ở mọi cấp, ngành liên quan đến phá giá, giảm giá VND, trái lại tâm lý ưa chuộng nội tệ, tránh lệ thuộc quá mức ngoại tệ, lãng phí ngoại tệ. Định hướng báo chí và các

phương tiện thông tin đại chúng đưa tin phân tích, bình luận có lợi cho thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh, phục vụ xuất khẩu tránh gây xáo động thị trường.

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 27 - 32)