Kinh nghiệm hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM NHÌN TỪ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ

2.5.Kinh nghiệm hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng

2.4 Kinh nghiệm hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở

2.5.Kinh nghiệm hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng

Hiện nay ở Việt Nam, các Ngân hàng thương mại đã trở thành một hệ thống với số lượng nhiều, đa dạng về chủng loại, tính đến thời điểm hiện nay, ở nươc ta đã có: 6 ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân

hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng phục vụ người nghèo và Ngân hàng đồng bằng sông Cửu Long), 48 Ngân hàng thương mại cổ phần (trong đó 28 Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, 20 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn), 4 Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài và 26 chi nhanh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy chỉ tính riêng hệ thống ngân hàng thương mại của ta tới nay đã có tới 84 NHTM không kể gồm 1000 quỹ tín dụng nhân dân, 5 công ty tài chính (2 công ty tài chính cổ phần và 3 công ty tài chính của Tổng công ty Nhà nước), 7 công ty cho thuê tài chính (2 công ty liên doanh, 1 công ty nước ngoài và 3 công ty Ngân hàng quốc doanh), bên cạnh hệ thống tiết kiệm của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông và gần 60 Văn phòng đại diện của các Ngân hàng nước ngoài với mạng lưới chi nhánh và điểm giao dịch nằm ở khắp mọi miền đất nước.

Hệ thống NHTM nước ta có số lượng nhiều song tiềm lực tài chính của bản thân tưng Ngân hàng lại rất yếu, đặc biệt là các NHTM cổ phần kể cả Ngân hàng cổ phần đô thị và Ngân hàng cổ phần nông thôn. Do vậy, một trong những giải pháp để lành mạnh hoá hệ thống NHTM là việc sử dụng các giải pháp sát nhập, mua lại và hợp nhất các Ngân hàng. Đây là tất yếu khách quan bên cạnh việc củng cố chất lượng tổ chức điều hành và hoạt động của bản thân từng Ngân hàng.

Việc hợp nhất giữa các Ngân hàng đã tạo ra các Ngân hàng mạnh hơn rất nhiều về tiềm lực tài chính, giải quyết được nhiều những khó khăn trong hoạt động. Và điều quan trọng là tăng cường sức cạnh tranh và hợp tác với một quy mô lớn hơn rất Nhà nước, tạo ra một năng suất lao động cao và là động lực của tiền bộ xã hội. Ở nước ta có thể cho phép 2 hay nhiều NHTM cổ phần thuộc nhóm các NHTM cổ phần loại trung bình ưu tiên các NHTM cổ phần có địa dư hoạt động gần nhau hợp nhất với nhau để tạo ra một NHTM cổ phần lớn hơn. Việc hợp nhất này sẽ không gây ra sự xáo động nhiều trong hoạt động kể cả về khách hàng, nội

dung hoạt động, phạm vi hoạt động. Về tổ chức các cổ đông NHTM cổ phần cũ trở thành cổ phần mới, sau khi sáp nhập sẽ có vốn điều lệ mới, việc sắp xếp bộ máy quản trị điều hành sẽ không khó khăn theo nguyên tắc góp vốn cổ phần. Tuy nhiên, cần xử lý tốt các vấn đề về đánh giá trị giá tài sản để xác định tỷ lệ góp vốn cổ phần và bên cạnh đó cần đánh giá lại mệnh giá cổ phiếu của các Ngân hàng cổ phần một cách chính xác.

Bên cạnh hình thức hợp nhất các NHTM cổ phần, chúng ta hoàn toàn có thể cho phép các NHTM cổ phần lớn mua lại các NHTM cổ phần nhỏ hơn để hình nên NHTM cổ phần mới. Điều này chắc chắn NHTM cổ phần mới sẽ có tiềm lực tài chính khoẻ hơn và hoạt động lành mạnh hơn. Với mức vốn tự có và tình hình hoạt động của mình thì NHTM lớn sẽ có đủ điều kiện chi phối NHTM cổ phần nhỏ về bộ máy quản trị và điều hành cũng sẽ không có gì phức tạp bởi lẽ tuân theo quy luật nguyên tắc của công ty cổ phần. Tuy nhiên việc cần xem xét một cách cẩn thận việc định giá lại giá trị tài sản của các NHTM cổ phần, rà soát và đánh giá kỹ càng các khoản nợ đặc biệt là các khoản nợ quá hạn và có vấn đề của các NHTM. Bên cạnh đó việc định giá cổ phiếu của các NHTM nhỏ cần phải có quy chế sao cho NHTM cổ phần lớn không thể ép giá làm cho giá cổ phiếu của NHTM cổ phần nhỏ xuống quá mức. Mặt khác, có thể cho phép NHTM quốc doanh mua lại vốn góp của NHTM cổ phần nhỏ. Đây là một giải pháp khả thi và tích cực nhất giúp cho các NHTM cổ phần có điều kiện tồn tại và trở thành NHTM có quy mô lớn. Các NHTM quốc doanh đầu tư nhiều sẽ là những cổ đông lớn và theo thông lệ sẽ nắm quyền quản trị điều hành.

Một phần của tài liệu BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Trang 33 - 35)