Thực trạng sản xuất và kinh doanh tại công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lao động tiền lương tại Công ty cổ phần Đầu tư & Xây lắp Thương mại - ICC - Hải Phòng (Trang 41)

- Cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong cơ chế thị trường – nơi luôn diễn ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi sự thích ứng kịp thời. Công ty đã và đang từng bước đầu tư, trang bị thêm các máy móc thi công, dây truyền sản xuất mới, hiện đại, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, công ty cũng

38

nhanh chóng nắm bắt, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.

- Không ngừng hoàn thiện cơ cấu bộ máy doanh nghiệp, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và tổ chức tối ưu hóa các khâu trong sản xuất. Công ty đang có được đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, năng lực và tính trách nhiệm cao, tích cực lao động sản xuất, nâng cao tay nghề.

- Các dự án và công việc đã và đang được công ty triển khai thực hiện: + Thi công đường dây 110 KV Phả Lại – Lai Khê

+ Dự án xây dựng khu nhà ở để kinh doanh tại phố Hoàng Quý – Lê Chân – HP.

+ Dự án xây dựng khối trụ sở văn phòng và nhà ở kinh doanh số 9 Hoàng Diệu – HP.

+ Xây dựng khu nhà ở kinh doanh tại số 295 Tô Hiệu – Lê Chân – HP. + Xây dựng khu nhà ở kinh doanh tại 231 Hai Bà Trưng – Lê Chân – HP. + Xây dựng khu nhà ở kinh doanh tại 13 Đà Nẵng – Ngô Quyền – HP. + Dự án xây dựng khu biệt thự tại xã Vạn Hương - Đồ Sơn – HP.

+ Triển khai công tác kiểm kê, giải phóng mặt bằng Dự án Khu đô thị nối đường Lạch Tray với đường Hồ Sen – Cầu Rào 2.

+ Xây dựng các khu Tái định cư phục vụ di dân của Dự án Khu đô thị nối đường Lạch Tray với đường Hồ Sen – Cầu Rào 2.

2.1.4 Thu nhập của người lao động trong công ty (số liệu 05 năm trở lại đây)

(VN đồng). Bảng 2.1 STT Thu nhập theo cấp bậc, trình độ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

I Khối văn phòng 1 Trưởng phòng 3.000.000 3.500.000 4.200.000 4.800.000 6.000.000 2 Phó phòng 2.500.000 3.000.000 3.700.000 4.200.000 5.300.000 3 Nhân viên (kỹ sư) 2.000.000 2.400.000 2.900.000 3.300.0000 4.200.000

39 4 Nhân viên (cao đẳng, trung cấp) 1.200.000 – 1.500.000 1.500.000 – 1.800.000 1.800.000 – 2.400.000 2.400.000 – 2.800.000 2.800.000 – 3.300.000 II Khối Công trường 1 Chỉ huy trưởng 3.500.000 4.300.000 5.200.000 6.200.000 7.000.000 2 Chỉ huy phó 3.000.000 3.600.000 4.600.000 5.200.000 6.000.000 3 Kỹ thuật (kỹ sư, cao đẳng, trung cấp) 1.900.000 – 2.400.000 2.400.000 – 3.000.000 3.000.000 - 3.800.000 3.800.000 - 4.300.0000 4.300.000 – 5.100.000 4 Công nhân (sơ cấp…) 1.500.000 1.900.000 2.300.000 2.900.000 3.500.000

40 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 (1) (2) (3) (4) (1a) (2a) (3a) (4a) năm 2009 năm 2010 (4a) (3a) (2a) (1a) (4) (3) (2) (1) (1) (2) (3) (4) (1a) (2a) (3a) (4a) năm 2011 năm 2012 (4a) (3a) (2a) (1a) (4) (3) (2) (1) 7.000.000 (1) (2) (3) (4) (1a) (2a) (3a) (4a) năm 2013 0 (đv: đồng) (năm) chú thích: khối văn phòng

khối công trường

(1): Trưởng phòng (2): Phó phòng (3): Nhân viên (kỹ sư)

(4): Nhân viên (cao đẳng, trung cấp)

Biểu đồ thu nhập của người lao động trong công ty 5 năm trở lại đây

(4a): công nhân (sơ cấp, trung cấp) (3a): kỹ thuật (kỹ sư, cao đẳng) (2a): chỉ huy phó

(1a): chỉ huy trưởng

Nhận xét:

Biểu đồ thu nhập của người lao động trong 5 năm trở lại đây của Công ty cho thấy công tác tiền lương rất được chú trọng. Có sự phân bổ hợp lý giữa thu nhập của khối lao động gián tiếp và khối lao động trực tiếp. Thu nhập của người lao động qua mỗi năm đều tăng. Tuy chưa cao nhưng đó là sự cố gắng của toàn thể Ban lãnh đạo Công ty cùng người lao động. Vì trong bối cảnh hiện nay, thị trường bất động sản và ngành xây dựng đang gặp nhiều khó khăn, Công ty vẫn duy trì và đảm bảo được thu nhập cho người lao động.

41

2.2 công tác lao động tiền lương tại công ty CP Đầu tư và Xây lắp

thương mại - ICC - hải phòng.

2.2.1 Công tác quản lý lao động của Công ty.

Do đặc điểm kinh doanh của công ty và tính chất đặc trưng của ngành xây dựng, nên số lượng lao động công ty có sự dao động lên xuống tuỳ theo khối lượng công việc ở từng thời kỳ. Nhân lực tại các công trường bao gồm các cán bộ, kỹ sư, công nhân bậc cao thuộc biên chế của Công ty. Còn tại các tổ đội, lao động trực tiếp được thuê theo tiến độ và yêu cầu của hạng mục công trình.

Biểu 2.1 Cơ cấu lao động trong Công ty.

121/186=65% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

65/186=35%

biểu đồ cơ cấu lao động trong công ty

lao động gián tiếp - khối văn phòng

lao động trực tiếp - khối công trường (65 người)

(121 người)

(Nguồn: Báo có tổng hợp của phòng tổ chức hành chính - công ty ICC).

Nhận xét:

- Với cơ cấu lao động như trên, công tác quản lý lao động gián tiếp tại văn phòng và lao động trực tiếp tại các công trường được đảm bảo. Công ty đã có những giải pháp quản lý và chỉ đạo tiền lương phù hợp với năng suất lao động, doanh thu và hiệu quả công việc.

- Với những chính sách hoạch định chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới, thì bộ phận lao động gián tiếp sẽ giảm đi về số lượng, tăng về chất lượng, tạo ra được lực lượng cán bộ, kỹ sư có trình độ cao, đảm đương phụ trách và

42

điều hành các công trình lớn. Khi thực hiện triển khai nhiều dự án, công trình lớn, thì bộ phận lao động trực tiếp sẽ được tăng lên để đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng công trình, tạo ra của cải vật chất, nâng cao doanh thu, lợi nhuận.

2.2.2 Công tác lao động tiền lương của Công ty.

Công tác trả lương cho người lao động trong Công ty được căn cứ trên các qui định hiện hành về chế độ công tác tiền lương, bảo đảm tăng năng suất lao động, đẩy mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đảm bảo công bằng, hợp lý, khuyến khích người lao động sáng tạo trong mọi lĩnh vực, chủ động nâng cao năng suất lao động, thỏa mãn với yêu cầu phát triển của công ty trong cơ chế thị trường.

2.2.2.1 Nguyên tắc trả lương

Quy định này áp dụng cho tất cả CBNV từ bộ máy quản lý công ty đến các đơn vị trực thuộc. Việc trả lương cho các nhân viên từ các phòng ban, đến các đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện trên cơ sở định mức của từng bộ phận được Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt.

Phân phối tiền lương gắn liền với năng suất, chất lượng công việc, giá trị cống hiến, hiệu quả lao động của từng đơn vị, bộ phận và người lao động. Gắn chế độ trả lương của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của tập thể và của toàn Công ty. Đảm bảo được sự công khai, dân chủ, công bằng, khuyến khích người lao động hăng hái phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch giao. Đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội, hảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…

Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thấy hết được tác dụng của tiền lương thì ta phải có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tiền lương và lựa chọn phương thức trả lương sao cho hợp lý. Có được sự hài lòng đó, người lao động mới phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong công việc. Công ty đã tổ chức chỉ đạo công tác tiền lương như sau:

a/ Đối với cán bộ nhân viên làm việc tại văn phòng

áp dụng hình thức lương thời gian cộng với lương năng suất căn cứ vào chất lượng, hiệu quả công tác cụ thể cho từng tháng. Lương trả cho các bộ phận gián tiếp làm việc tại văn phòng công ty, văn phòng đơn vị thành viên (công ty, chi

43

nhánh). Tổng quỹ lương trả cho cán bộ công nhân viên khối văn phòng hàng tháng căn cứ vào kế hoạch định mức quỹ lương và kết quả sản xuất kinh doanh để xác định. Lương trả cho cán bộ công nhân viên gồm 2 phần:

- Lương cơ bản và phụ cấp: Trả theo chế độ tiền lương (hệ số lương cấp bậc + phụ cấp) x mức lương tối thiểu vùng theo qui định hiện hành của Chính phủ.

- Lương năng suất: Trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng (lương năng suất lao động) trả từng đối tượng theo kết quả phân loại các hệ số của từng người. Thủ trưởng các đơn vị căn cứ khối lượng công việc được giao bố trí hoàn thành tốt công việc trong giờ hành chính (nếu bộ phận nào có khối lượng công việc tăng đột biến phải làm thêm giờ thì thủ trưởng đơn vị đó trình Giám đốc phê duyệt). Ngày 30 hàng tháng các phòng nghiệp vụ và các Ban quản lý, Ban điều hành chấm công và phân loại A, B, C, D cho CBCNV của đơn vị mình chuyển cho phòng Tổ chức hành chính trình Giám đốc phê duyệt để tính lương.

b/ Đối với cán bộ công nhân trực tiếp sản xuất trên công trường

áp dụng 100% chế độ lương khoán sản phẩm trực tiếp không hạn chế kết hợp với thưởng tiến độ, chất lượng công việc và an toàn lao động. Tiền lương cấp bậc hoặc tiền công hoặc đơn giá nhân công khoán sản phẩm, với nguyên tắc mức đơn giá khoán cho người lao động không được thấp hơn đơn giá nhận thầu. Cán bộ công nhân làm việc trên công trình khoán gọn được hưởng lương tại công trình do Chủ nhiệm công trình trả theo khối lượng công việc hoàn thành. Các căn cứ trả lương:

- Trình độ năng lực, mức độ hoàn thành công việc của các kỹ sư và CBCNV. - Bảng khoán khối lượng và chất lượng công việc.

- Bảng chấm công, bậc thợ, bậc lương.

- Bắt buộc các công trình phải có bảng khoán khối lượng công việc,

bảng chấm công đúng qui định hiện hành. Công ty không can thiệp vào việc trả lương cho cán bộ nhân viên của Chủ nhiệm công trình nhận khoán gọn. Nhưng giữ nguyên quyền hướng dẫn kiểm tra, giám sát để đảm bảo công bằng, hợp lý trong việc thực hiện chế độ lao động, tiền lương đối với CBCNV. Trường hợp không phù hợp Công ty sẽ phủ quyết và yêu cầu Chủ nhiệm công trình thay đổi cho phù hợp

44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

luật pháp. Tổng quỹ lương của công trình được Công ty giao 100% và thanh toán trên cơ sở quyết toán công trình.

c/ Quy trình kiểm tra công tác quản lý tiền lương

Công ty căn cứ vào kế hoạch lao động – tiền lương để kiểm tra tình hình trả lương đối với người lao động dựa trên một hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra. Khi cấp phát quỹ lương, Công ty tiến hành kiểm tra từng đối tượng và quỹ lương của đơn vị, đảm bảo chỉ được rút tiền và chi lương đúng với các khoản mục được cấp phát. Kiểm tra việc phân bổ tổng quỹ lương của Công ty đảm bảo đúng nguyên tắc:

- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động: ít nhất 76%. - Quỹ khen thưởng từ quỹ lương: 5%.

- Quỹ tiền lương dự phòng: 10%.

Căn cứ vào đơn giá tiền lương được giao và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, kiểm tra việc xác định quỹ lương thực hiện, phân phối quỹ lương và trả lương cho người lao động trên cơ sở quy chế tiền lương đã được xây dựng.

45

2.2.2.2 Qui định về đánh giá xếp loại đối với cán bộ công nhân viên.

Việc xếp loại CBNV do trưởng các phòng, ban đánh giá và quyết định cho từng người theo nhiệm vụ và hiệu quả thực hiện công việc từng tháng.

- Loại A: nắm được các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo trong công việc. Hoàn thành xuất sắc công việc được giao phó. Đảm bảo đầy đủ ngày, giờ công trong tháng. Không vi phạm kỷ luật lao động.

- Loại B: Hoàn thành tốt công việc được giao, có trách nhiệm với công

việc, có ý thức nâng cao năng lực, xong ở mức thấp hơn loại A. Có thời gian nghỉ việc từ 1-3 ngày/tháng có lý do chính đáng và được sự cho phép của Ban tổng giám đốc.

- Loại C: Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, ý thức trách nhiệm với công việc yếu kém. Nhân viên mới chuyển từ đơn vị khác sang, nhân viên chưa thành thạo công việc, hiệu quả công việc thấp. Có thời gian nghỉ việc từ 3-6 ngày/tháng có lý do và được sự cho phép của Ban tổng giám đốc.

- Những cán bộ, công nhân viên mới tuyển dụng, trong thời gian thử

việc chỉ được hưởng 85% cấp bậc công việc và không được hưởng khoản lương khoán.

2.2.2.3 Các chế độ khác theo lương

Trong trường hợp các phòng ban nghiệp vụ tham gia đấu thầu, quảng bá về các dự án của Công ty phải bố trí làm thêm giờ, ngoài giờ thì được bố trí nghỉ bù, không được chấm thêm công, nhưng trường hợp làm tốt công việc, thì Ban giám đốc công ty sẽ căn cứ hiệu quả từng dự án để xét thưởng theo qui định của công ty.

Trường hợp đặc biệt do những công việc đột xuất bất thường phải huy động làm thêm giờ, khi có quyết định triệu tập làm thêm giờ của thủ trưởng đơn vị thì được tính công tăng giờ thành bảng thanh toán riêng theo chế độ qui định của Nhà nước.

46

a/ Đối với các chức danh khối công trường

Khung lương các chức danh để đưa vào tính chi phí quản lý khoán đội theo các mức sau:

- Đội trưởng + chủ nhiệm công trình = 1,8 lương bình quân công nhân trong danh sách của đội.

- Đội phó + giám sát công trường = 1,4 – 1,6 lương bình quân công nhân trong danh sách của đội.

- Lái xe con phục vụ thi công = 1,2 lương bình quân công nhân trong danh sách của đội.

- Các lực lượng còn lại = 1,1 lương bình quân công nhân trong danh sách của đội.

b/ Đối với các chức danh khối Văn phòng

Căn cứ vào Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ qui định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước. Căn cứ vào Quyết định số 35/HĐQT – ICC ngày 25/4/2010 của Hội đồng quản trị công ty và chế độ công tác phí trong nước, chi tiêu hội nghị cụ thể như sau:

- Trưởng phòng, ban trong Công ty được hưởng phụ cấp trách nhiệm:

Lương cơ bản x 0.4

- Phó phòng, ban trong Công ty được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lương cơ bản x 0.3

- Lái xe con phục vụ lãnh đạo công ty đến các phòng ban, do việc đi lại, công tác, vệ sinh an toàn xe và liên quan đến lãnh đạo đơn vị nên mức lương khoán gọn bằng 55% lương và phụ cấp của lãnh đạo Công ty. Trường hợp lái xe con, xe ca khi đi công tác qua ngày, ngoài tỉnh, nước ngoài thực hiện theo chế độ thanh toán công tác phí, không tính thêm lương tăng ca.

47

2.2.2.4 Các hình thức trả lương

a/ Hình thức trả lương theo thời gian

Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động và cấp bậc để tính lương cho từng lao động. Hình thức này áp dụng cho lao động gián tiếp – khối văn phòng của Công ty bao gồm: hành chính, quản trị, tổ chức lao động, tài vụ, kế toán, các phòng chuyên môn. Theo hình thức này, tiền lương thời gian phải trả được tính như sau:

Lương tháng = Mức lương theo bảng + Lương kinh doanh + Các khoản phụ cấp (nếu có) Mức lương theo bảng lương của Nhà nước: = *

1 * N TLtt Hcb N2

Hcb: là hệ số lương cấp bậc của mỗi người lao động theo bảng lương do Nhà nước qui định được ghi rõ trong hợp đồng lao động

hoặc quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm.

TLtt: Là mức lương tối thiểu của công ty được xác định trong từng

thời kỳ.

N1: Số ngày công trong tháng.

N2: Số ngày làm việc thực tế trong tháng.

Ví dụ: Tính tiền lương văn phòng của ông Nguyễn Văn A, kỹ sư bậc 1/7, hệ số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lao động tiền lương tại Công ty cổ phần Đầu tư & Xây lắp Thương mại - ICC - Hải Phòng (Trang 41)