a/ Tình hình cung cầu lao động và mức lương trên thị trường lao động
Cung – cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương. Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm, khi cung về lao động nhỏ hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng tăng, còn khi cung về lao động bằng với cầu lao động thì thị trường lao động đạt tới sự cân bằng.Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng, mức tiền lương này bị phá vỡ khi các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu về lao động thay đổi như (năng suất biên của lao động, giá cả của hàng hoá, dịch vụ …). Tuy nhiên, tiền lương hiện nay chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương chậm trong khi nhu cầu nhân lực là lớn.Trên thị trường luôn tồn tại sự chênh lệch tiền lương giữa các khu vực tư nhân, Nhà nước, liên doanh…, chênh lệch giữa các ngành, giữa các công việc có mức độ hấp dẫn khác nhau, yêu cầu về trình độ lao động cũng khác nhau. Do vậy, Nhà nước cần có những biện pháp điều tiết tiền lương cho hợp lý.
b/ Chi phí sinh hoạt, giá cả hàng hóa và dịch vụ
Khi xác định mức lương cần xem xét đến yếu tố biến động của giá cả các mặt hàng, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người lao động. Khi nền kinh tế
22
quốc dân vẫn còn trong giai đoạn chuyển đổi và mức lương chung còn thấp, việc xem xét các nhu cầu cơ bản của con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tiền công trong những công việc khác nhau tăng lên và hạ xuống qua thời gian phần lớn là do những thay đổi về giá cả của những hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ đó. Ví dụ, khi ô-tô thay thế xe ngựa trong nửa đầu của thế kỷ trước, tiền công của thợ đúc móng ngựa và thợ làm yên cương sụt giảm nhiều trong khi tiền công của thợ cơ khí ô-tô lại tăng lên.
Khi chi phí sinh hoạt thay đổi, do giá cả hàng hoá, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo tiền lương thực tế thay đổi. Cụ thể khi chi phí sinh hoạt tăng thì tiền lương thực tế sẽ giảm. Như vậy buộc các đơn vị, các doanh nghiệp phải tăng tiền lương danh nghĩa cho công nhân để đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động, đảm bảo tiền lương thực tế không bị giảm.
Với mức độ trượt giá như hiện nay, đời sống người lao động rất khó khăn. Các công ty đang phấn đấu nâng mức lương để giữ chân người lao động. Không điều chỉnh tăng lương sẽ dẫn tới đình công và nhảy việc. Người lao động sẽ tìm doanh nghiệp nào có mức lương cao hơn và điều đó rất bất lợi cho sản xuất.
Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng, tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút và Chính phủ phải điều chỉnh lương tối thiểu. Theo ý kiến của một số nhà quản lý, việc tăng lương tối thiểu, cải thiện điều kiện sống cho người lao động sẽ thu hút được lao động có tay nghề cao, qua đó sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư.
c/ Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung thúc đẩy nền kinh tế. Ngược lại nền kinh tế có tăng trưởng thì tiền lương mới tăng.
Khi xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái, diễn biến xấu của kinh tế do khủng hoảng và những yếu kém nội tại của nền kinh tế, điều đó dẫn đến khó khăn cho việc huy động các nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, tiền lương của người lao động bị tác động và ảnh hưởng lớn. Hơn thế nữa, trong tình trạng kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng, các doanh nghiệp có thể đứng trong tình trạng rất khó khăn, phải cắt giảm nhân lực, chi tiêu của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp buộc phải thay đổi mức lương của người lao động để doanh nghiệp có thể tiếp tục
23
hoạt động. Nếu trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động của mình, lợi nhuận tăng cao cũng sẽ khiến doanh nghiệp có điều kiện tăng mức tiền lương của người lao động để khuyến khích và giữ chân người lao động.
d/ Các yếu tố khác
- Các tổ chức công đoàn: Công đoàn là một tổ chức có sức mạnh mà các cấp quản trị phải thảo luận với họ về các tiêu chuẩn được sử dụng để xếp lương, các mức chênh lệch về tiền lương, các hình thức trả lương...Nếu doanh nghiệp được công đoàn ủng hộ thì các kế hoạch đề ra rất dễ giành được thắng lợi.
- Sự khác biệt về trả lương theo vùng địa lý: Việc quy định mức lương tối thiểu cao hơn đối với những vùng phát triển hơn sẽ làm tăng tính cạnh tranh về việc làm, thu hút được những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Đối với những địa phương kém phát triển hơn, mức lương tối thiểu sẽ được quy định thấp hơn. Điều đó giúp địa phương có cơ hội thu hút vốn đầu tư, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
- Các mong đợi xã hội, phong tục, tập quán: các mong đợi của xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán tại nơi doanh nghiệp đang kinh doanh cũng cần được lưu tâm xem xét khi xác định mức tiền lương vì tiền lương phải phù hợp với chi phí sinh hoạt của vùng địa lý.