Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình (Trang 119)

- Điều chỉnh thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh: phân cấp, phân quyền là một yêu cầu trong công tác quản lý và đây cũng là một nghệ thuật bởi nếu có sự bất hợp lý trong phân cấp, phân quyền thì hoặc là dẫn đến sự thụ động, ỷ lại, hoặc là sự quá trớn, không kiểm soát đƣợc các Chi nhánh. Đồng thời cơ chế này cũng phải phù hợp với sự điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quy trình tín dụng theo hƣớng hiện đại đang đƣợc triển khai, đảm bảo tạo điều kiện tăng trƣởng cho các Chi nhánh có môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển, kiểm soát đối với những nơi có nhiều rủi ro. Thẩm quyền phán quyết nên thực hiện theo hƣớng:

+ Sử dụng hệ thống xếp hạng Chi nhánh đã đƣợc triển khai để phân loại Chi nhánh, xác định năng lực Chi nhánh và căn cứ vào chất lƣợng khách hàng, môi trƣờng kinh doanh và khả năng phát triển để xác định thẩm quyền phán quyết.

+ Giảm thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh đối với giới hạn tín dụng. Xác định giới hạn tín dụng đem lại cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh, tài chính và mức độ rủi ro của doanh nghiệp dựa trên sử dụng công cụ định lƣợng mang tính khoa học và đƣợc thực hiện định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Đây là một công việc quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng, ảnh hƣởng rất lớn khả năng phòng ngừa, đến mức độ rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng. Do đó cần giao cho Phòng Quản lý rủi ro tín dụng khu vực thực hiện, là một bộ phận quản lý giám sát tín dụng độc lập với hoạt động của Chi nhánh, nơi kinh doanh tạo ra rủi ro. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm thẩm quyền phán quyết của các Chi nhánh.

- Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả: Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở mục tiêu của Ngân hàng đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng địa bàn của từng chi nhánh, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trƣởng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng và bảo đảm an toàn. Chính sách này cần đƣợc công bố rộng

rãi cho cán bộ nhân viên, là cơ sở để cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tín dụng thực hiện có định hƣớng và chủ động trong hoạt động tác nghiệp.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng: cần tạo lập hệ thống thông tin tín

dụng có tính hữu íchcao hơn theo hƣớng:

+ Dựa trên thông tin về các doanh nghiệp, ngành hàng, dự án đã cấp tín dụng. Trung

tâm thông tin tín dụng Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu nên tổng hợp và đƣa

ra các đánh giá, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho toàn bộ hệ thống để sử dụng trong thẩm định tín dụng. Kho dữ liệu này cần có tính mở để có khả năng tích hợp với kho dữ liệu của các ngân hàng khác nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác trong cạnh tranh đƣợc đặt ra trong môi trƣờng hội nhập.

+ Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu nên thiết lập các mối liên hệ với các

tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết để đáp ứng yêu cầu thông tin từ các Chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính, hoạt động của các công ty mẹ - đối tác ở nƣớc ngoài của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

+ Trên cơ sở mô hình tổ chức hƣớng đến khách hàng đã đƣợc triển khai, hệ thống thông tin khách hàng cần đƣợc tổ chức một cách hợp lý, tránh trùng lặp trong thu thập dữ liệu, đảm bảo có những thông tin toàn diện và đầy đủ theo đúng tính chất và đặc thù khách hàng. Đồng thời với việc thu thập thông tin, cần sử dụng các công cụ phân tích thông tin hiện đại để tăng độ chính xác của các kết quả đánh giá nhằm đƣa ra các quyết định đúng đắn.

- Cập nhật và bổ sung thường xuyên cẩm nang tín dụng: Cẩm nang tín dụng hƣớng dẫn cho cán bộ những vấn đề cơ bản trong tác nghiệp. Bởi đặc thù của hoạt động tín dụng là dựa vào các quy định của pháp luật, sự phát triển của các sản phẩm tín dụng, do đó nó luôn luôn biến động và cần cập nhật một cách kịp thời. Do đó cần thực hiện việc rà soát, tái bản có điều chỉnh cẩm nang tín dụng, có thể 2 năm một lần để cập nhật các văn bản pháp lý, các quy định, quy trình, mẫu biểu mới đáp ứng các yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu chuyên môn.

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, vấn đề hội nhập là tất yếu.Trong điều kiện đó thì NHTM không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà còn mang trong mình vận hội vƣơn rộng ra khu vực và thế giới. Đó cũng đòi hỏi mỗi NHTM phải nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, công tác quản lý và quản trị ngân hàng theo các quy chuẩn quốc tế, đặc biệt trong công tác quản lý RRTD phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục, tăng cƣờng về chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả, có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra đặt ra đối với mỗi một tổ chức tài chính trung gian.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu với căn cứ lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Hệ thống hoá và làm rõ những lý luận về tín dụng, RRTD, quản trị RRTD

Thứ hai: Phân tích đánh giá một cách sâu sắc, chính xác công tác quản trị RRTD ở NHTM cổ phần Dầu khí Toàn cầu, chỉ rõ kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của GP.Bank.

Thứ ba: Luận văn đã đƣa ra các giải pháp quản trị RRTD tại GP.Bank và một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc, các Bộ ngành liên quan ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế đƣợc RRTD, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động.

Mong muốn những giải pháp của mình đƣa ra sớm đƣợc triển khai và áp dụng không chỉ ở GP.Bank mà còn đƣợc áp dụng ở các NHTM khác.

Quản trị RRTD là một vấn đề phức tạp, trong thời gian nghiên cứu hạn hẹp, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của những ai quan tâm đến vấn đề này để hoàn thiện công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, bổ sung nhận thức về lý luận và thực tiễn trong công tác quản trị RRTD của NHTM hiện nay.

Với những lý thuyết đã nghiên cứu đƣợc về nghiệp vụ tín dụng, rủi ro tín dụng ngân hàng và các số liệu đã thu thập đƣợc về tình hình cho vay, huy động, dƣ

nợ tín dụng từ ngân hàng GB.Bank chi nhánh Ba Đình. Đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân TMCP Dầu khí toàn cầu - chi nhánh Ba Đình” đã giải quyết đƣợc phần nào tính cấp thiết trong việc hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại trong bối cảnh hiện tại và nhu cầu ổn định, phát triển bền vững của các Ngân hàng thƣơng mại trong tƣơng lai.

Mặc dù, đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu, phân tích trong một số vấn đề tín dụng của chi nhánh Ngân hàng. Tuy nhiên, các giải pháp và khuyến nghị cũng sẽ có ý nghĩa thiết thực và mang tính thực tiễn đối với các cơ quan quản lý cũng nhƣ những các tổ chức tín dụng khác đang tham gia vào thị trƣờng tín dụng trong bối cảnh khủng khoảng nhƣng cũng nhiều cơ hội này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu, 2011. Tài liệu quản lý tín dụng, Bộ máy xử lý rủi ro, Quy định xử lý nợ, Chính sách tín dụng, Quy định về xếp hạng tín dụng, Quy chế xử lý rủi ro, Phân loại TSBD năm 2010. Hà Nội, tháng 01 năm 2011.

2. Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu, 2011.Báo cáo tài chính, Báo cáo

tín dụng, Báo cáo Tổng giám đốc năm 2010. Hà Nội, tháng 01 năm 2011.

3. Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu, 2012. Tài liệu quản lý tín dụng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ máy xử lý rủi ro, Quy định xử lý nợ, Chính sách tín dụng, Quy định về xếp hạng tín dụng, Quy chế xử lý rủi ro, Phân loại TSBD năm 2011. Hà Nội, tháng 01 năm 2012.

4. Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu, 2012.Báo cáo tài chính, Báo cáo

tín dụng, Báo cáo Tổng giám đốc năm 2011. Hà Nội, tháng 01 năm 2012.

5. Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu, 2013. Tài liệu quản lý tín dụng,

Bộ máy xử lý rủi ro, Quy định xử lý nợ, Chính sách tín dụng, Quy định về xếp hạng tín dụng, Quy chế xử lý rủi ro, Phân loại TSBD năm 2012. Hà Nội, tháng 01 năm 2013.

6. Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu, 2013.Báo cáo tài chính, Báo cáo

tín dụng, Báo cáo Tổng giám đốc năm 2012. Hà Nội, tháng 01 năm 2013.

7. Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu, 2014. Tài liệu quản lý tín dụng,

Bộ máy xử lý rủi ro, Quy định xử lý nợ, Chính sách tín dụng, Quy định về xếp hạng tín dụng, Quy chế xử lý rủi ro, Phân loại TSBD năm 2013. Hà Nội, tháng 01 năm 2014.

8. Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu, 2014.Báo cáo tài chính, Báo cáo

tín dụng, Báo cáo Tổng giám đốc năm 2013. Hà Nội, tháng 01 năm 2014.

9. Đinh Xuân Hạng, 2005. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ. Hà Nội: NXB Tài chính.

10. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Quản trị rủi ro tài chính. Hà Nội: NXB Thống

11. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Ngiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

12. Phan Đức Quang, 2006. Kiểm soát các rủi ro của hoạt động cho vay

đối với các NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế. Tạp chí ngân hàng, số 11, tháng 6.

13. Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật sửa đổi bổ sung, 2003,2005.

14. Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD (ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

15. Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD (ban hành kèm theo Quyết định số 457/2003/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

16. Đào Minh Phúc, 2006. Một số mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng,

giải pháp giảm thiểu nợ xấu. Hà nội:Tạp chí ngân hàng, số 4, trang 7.

17. Peter Rose, 2003. Quản trị ngân hàng Thương mại. Hà Nội: NXB Hà

Nội.

18. Nguyễn Hữu Tài, 2002. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ. Hà Nội:

NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

19. Trần Văn Thái, 2005. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại.

Cần Thơ: NXB Đại học Cần thơ.

20. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, 2006. Rủi ro và những biện pháp hạn chế rủi

ro đối với các NHTM ở nƣớc ta hiện nay. Tạp chí ngân hàng, số 15, trang 10.

21. Nguyễn Văn Tiến, 2002. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.

Hà Nội: NXB Thống kê.

B. Tiếng Anh

23. Anthony Saunders and Marcia Millon Cornett, 2009. Financial

Phụ lục 1.1: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo phƣơng pháp định lƣợng Nhóm Tính chất Tỷ lệ trích lập dự phòng Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Bao gồm các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. 0% Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Bao gồm các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Tức là các khoản nợ quá hạn <90 ngày. 5 % Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn - Bao gồm các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Tức là nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. 20 % Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - Bao gồm các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Tức là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

50 % Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - Bao gồm các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Tức là các khoản nợ > 360 ngày.

100 %

Nợ xấu: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5.

Phụ lục 2.1: Danh sách lãnh đạo ngân hàng tham vấn

TT Họ và Tên Chức vụ Số điện thoại

1 ThS. Phạm Quyết Thắng Tổng Giám đốc GPBank 0913590579

2 ThS. Nghiêm Tiến Sỹ UVHĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt nguyên Phó Tổng Giám đốc GPBank. 0903429793

3 Cao Thị Lan Hƣơng

Giám đốc phòng giao dịch Hoàng Cầu - GP bank Ba Đình.

093 636 3288

4 ThS. Nguyễn Thị Lệ Chi Phó GĐ phòng giao dịch

Yên Phụ - GP bank Ba.

5 Nguyễn Thu Thủy

Trƣởng phòng QHKH - Phòng giao dịch Thụy Khuê - GP bank Ba.

Phụ lục 2.2: Danh sách câu hỏi tham vấn

TT Nội dung câu hỏi Ghi chú

1

Khi phát sinh các khoản nợ xấu từ phía khách hàng, ngân hàng có kiên quyết trong việc đòi nợ hay tiếp tục gia hạn cho khách hàng?

2

Ngân hàng có đầy đủ các kênh thông tin chính xác để kiểm tra về khách hàng hay không? (thông qua các ngân hàng khác, khách hàng khác, các cơ quan có liên quan)? 3

Hệ thống đánh giá, quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng đã đạt yêu cầu về sự tổng hợp, chặt chẽ, thống nhất, và sự hợp lý chƣa?

4 Ngân hàng có chịu nhiều áp lực cạnh tranh trong hoạt động

tín dụng không?

Phụ lục 3.1: Xác định rủi ro sản phẩm tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LOẠI SP NHÓM SP CÁC SP TRONG NHÓM HỆ SỐ

RR

Tiêu dùng

Nhà đất Cho vay mua bất động sản để ở 96%

Nhà đất Cho vay xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở 98%

Xe hơi Cho vay mua xe hơi tiêu dùng 95%

Giáo dục đào

tạo Hỗ trợ tài chính, nâng cao kiến thức 98%

Thấu chi, thẻ

tín dụng Thấu chi, thẻ tín dụng 90%

Cho vay

CBNV GPB Cho vay CB CNV GPB 98%

Tín chấp tiêu

dùng Cho vay tín chấp tiêu dùng đối với CBNV khác 96%

Khác Các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng 95%

Kinh doanh

Nhà đất Cho vay mua bất động sản hoặc xây dựng, sửa chữa với mục đích cho thuê 94%

Nhà đất Cho vay mua bất động sản với mục đích khác 90%

Xe hơi Cho vay mua xe hơi kinh doanh 92%

Chứng khoán Cho vay đầu tƣ và kinh doanh chứng

khoán 88%

Phụ lục 3.2: Đánh giá các dấu hiệu về tình trạng không trả đƣợc nợ

Tiêu chí Kết quả

xếp hạng

- Quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; hoặc

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình (Trang 119)