* Các công trình nghiên cứu
Hiện nay, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng hoặc nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro cho các ngân hàng. Các đề tài này đã đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro và hầu hết đều phát triển theo một số mô hình lý thuyết sẵn có trên thế giới, cụ thể:
(1) Nguyễn Thi Anh Đào (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng.
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Trong luận văn này, tác giả tập trung vào phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng chi nhánh Đà Nẵng, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cho chi nhánh Ngân hàng này.
Trong luận văn này tác giả chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể để áp dụng vào luận văn và các số liệu thực sự còn chung chung, chƣa phản ánh đầy đủ đƣợc rủi ro tín dụng mà Ngân hàng đang gặp phải. Đồng thời, điều này cũng ảnh hƣởng đến kết quả của luận văn là tập trung vào trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để hạn chế rủi ro của ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng chi nhánh Đà
Nẵng” câu trả lời của tác giả chƣa thật rõ ràng, vẫn còn tình trạng để mở và chung chung.
(2) Trần Trung Tƣờng (2011), Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thƣơng mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ Tài chính
ngân hàng, Khoa Tài chính ngân hàng, Trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Trong luận án này tác giả đã hệ thống hóa góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị tín dụng của NHTM trong nền kinh tế. Luận án cũng đã phân tích rõ thực trạng tín dụng của các NHTM cổ phần ở TP.HCM trong giai đoạn hiện nay, xác định đƣợc những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quản trị tín dụng tại các NHTM cổ phần ở TP.HCM. Luận án cũng đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp có ý nghĩa đối với quản trị tín dụng của NHTM cổ phần ở TP.HCM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
Trong luận án này tác giả cũng đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu có tính thực tiễn giúp cho số liệu trong luận án có tính sát thực với thực tế.
Tuy nhiên, theo phạm vi nghiên cứu luận án này chỉ đƣợc tiến hành với đối tƣợng là các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.HCM. Luận án chỉ tập trung vào quản trị tín dụng với một hình thức chủ yếu là cho vay, vì vậy tính tổng quát của thuật ngữ tín dụng bị hạn chế.
(3) Nguyễn Thị Ánh Thúy (2009), Nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng chi nhánh TP.HCM trong
quá trình hội nhập quốc tế. Luận văn Thạc sĩ kinh tế tài chính ngân hàng, khoa Tài
chính – ngân hàng, Trƣờng Đại học kinh tế TP.HCM.
Luận văn của Nguyễn Thị Ánh Thúy đƣợc hoàn thành vào năm 2009. Trong luận văn này tác giả tập trung vào nghiên cứu việc nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng chi nhánh TP.HCM trong quá trình hội nhập quốc tế thông qua việc phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng này, những mặt đạt đƣợc, những mặt còn tồn tại từ
đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng.
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng chi nhánh TP.HCM.
Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam cũng đã có một số luận văn với đề tài nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố, ở địa phƣơng, cho các tổ chức tín dụng phi ngân hàng ,… Tuy nhiên, đến nay chƣa có đề tài, công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng GPBANK chi nhánh Ba Đình.
Kết luận và kinh nghiệm rút ra từ những công trình đã nghiên cứu:
Qua nghiên cứu, phân tích từ những công trình đã công bố, tác giả nhận thấy: hiện nay, hầu hết các đề tài đều sử dụng các mô hình lý thuyết nhƣ: mô hình 6c, mô hình chấm điểm, mô hình điểm số của Altman, mô hình Logistic. Mặt khác các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: tổng hợp, thống kê, phân tích,… chung chung mà chƣa có phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể, chi tiết.
Nhƣ vậy, với kinh nghệm rút ra từ các công trình nghiên cứu, tác giả lựa chọn các phƣơng pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp, thống kê mô tả kết hợp với điều tra chọn mẫu để phân tích, đánh giá việc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng GPBANK Ba Đình. Các phƣơng pháp phân tích tác giả sẽ đi vào chi tiết ở chƣơng I
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng đang trở thành một nội dung quan trọng bậc nhất trong chiến lƣợc phát triển của từng ngân hàng. Để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng, đáp ứng đƣợc yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của Ngân hàng, chƣơng 1 cũng đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quản trị rủi ro tín dụng, phân loại và các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng, các nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng.
Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hƣởng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động quản lý RRTD cũng đã đƣợc đề cập. Hơn nữa, Chƣơng 1 cũng chỉ ra nội dung của công việc quản lý rủi ro tín dụng bao gồm 4 bƣớc: xây dựng chính sách tín dụng, nhận diện rủi ro tín dụng, giảm thiểu hạn chế rủi ro, xử lý rủi ro.
Từ cơ sở lý thuyết trên sẽ áp dụng vào phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu chi nhánh Ba Đình trong chƣơng 3.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp quy nạp nghiên cứu thống kê đến các phƣơng pháp phân tích so sánh, phƣơng pháp toán với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính và tham khảo các công trình nghiên cứu khác có liên quan để làm nổi bật và sâu sắc nội dung nghiên cứu.
2.1.1 Thu thập dữ liệu
Giai đoạn đầu của thu thập dữ liệu là việc xác định nguồn dữ liệu nghiên cứu, mẫu biểu và cách tiến hành điều tra. Nghiên cứu này tập trung vào việc quản trị tín dụng của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu chi nhánh Ba Đình.
+ Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông tin qua việc tham vấn một số lãnh đạo ngân hàng, lãnh đạo các phòng giao dịch, các nhân viên bộ phận tín dụng, các nhân viên ở các phòng ban chức năng. Các thông tin về tình hình tín dụng, những vấn đề về rủi ro tín dụng, những biểu hiện thông tin bất cân xứng trong rủi ro tín dụng ngân hàng và nhiều thông tin khác theo những nội dung nghiên cứu đã đƣợc xác định để đánh giá và đƣa ra các giải pháp hữu hiệu nhất trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu - chi nhánh Ba Đình. (Chi tiết tại phụ lục trang 115 và 116)
+ Dữ liệu thứ cấp: tài liệu thu thập từ các số liệu thống kê trên các báo cáo thƣờng niên hoặc báo cáo tài chính của Hội sở chính, của chi nhánh các phòng giao dịch thuộc NH GPBANK chi nhánh Ba Đình trong giai đoạn 2010 đến 2013. Ngoài ra, thu thập nguồn tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố qua sách báo, tạp chí, trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên các webside, các đề tài, các báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu.
Sơ đồ 2.1: Quy trình thu thập điều tra dữ liệu
2.1.2 Phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập sẽ đƣợc thống kê, tổng hợp, lựa chọn, hiểu chỉnh, mã hóa và phân tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ … để minh họa cho những nội dung phân tích
2.1.2.1 Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thống kê
Luận văn thu thập các thông tin về tình hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 - 2013. Từ các dữ liệu thu thập đƣợc nhƣ báo cáo
tài chính, báo cáo tín dụng, báo cáo quản trị giai đoạn từ năm 2010 - 2013, luận
văn đã thống kê, tập hợp các thông tin liên quan tới công tác quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh ngân hàng TMCP GPBANK Ba Đình.
2.1.2.2 Phương pháp phân tích, so sánh
Từ những dữ liệu đã thống kê đƣợc, luận văn tiến hành phân tích, so sánh các chỉ tiêu qua các năm, các thời điểm thời kỳ khác nhau về tình hình huy động
Xác định dữ liệu cần thiết và lên kế hoạch thu thập.
Thu thập số liệu và lên mẫu biểu, hình vẽ
Lựa chọn dữ liệu và phân tích, đánh giá độ tin cậy
Nhập dữ liệu theo sự sắp xếp nghiên cứu
vốn và sử dụng vốn để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhƣ thế nào. So sánh giữa các hình thức tín dụng, giữa các nhóm nợ, so sánh nợ xấu và nợ quá hạn; so sánh dƣ nợ cho vay giữa các đối tƣợng vay … để thấy sự biến động của chúng theo thời gian từ đó nhận diện đƣợc rủi ro, chỉ ra nguyên nhân của chúng và đƣa ra cách khắc phục.
2.1.2.3 Phương pháp thống kê mô tả
Mục đích của phƣơng pháp này dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của tài liệu, dữ liệu thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu để phân tích đánh giá kết quả hoạt động tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP GPBANK Ba Đình.
2.1.2.4 Phương pháp dự báo
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cùng với kinh nghiệm, bằng suy diễn để từ đó dự tính, dự báo kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng, những khoản vay đang đối mặt với rủi ro và dự đoán những khoản vay tiềm ẩn rủi ro, cảnh báo những dấu hiệu làm giảm năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP GPBANK Ba Đình.
2.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 2.2.1 Đánh giá về mặt định lƣợng 2.2.1 Đánh giá về mặt định lƣợng
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng: chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, hệ số dƣ nợ, tỷ lệ vốn sử dụng/tổng vốn huy động, tỷ lệ dƣ nợ cho vay/vốn sử dụng.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng và kết quả quản trị rủi ro tín dụng: nợ xấu, nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dƣ nợ, tỷ lệ số hợp đồng vay bị quá hạn/tổng số hợp đồng cho vay, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ số thu hồi nợ/ doanh số cho vay.
(Các chỉ tiêu này đã được đề cập đến trong phần lý thuyết nục đo lường rủi ro tín dụng của khoản vay riêng lẻ)
Do hạn chế về số liệu thống kê nghiên cứu nên luận văn không sử dụng đƣợc nhiều các phƣơng pháp đo lƣờng hiện đại đƣợc trình bày trong phần lý thuyết.
2.2.2 Đánh giá về mặt định tính
Chủ yếu tập trung đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng: kiểm soát nợ xấu và nợ quá hạn nhƣ thế nào? Chính sách cho vay và quy trình tín dụng ra sao? Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhƣ thế nào? Những biểu hiện của rủi ro tín dụng là gì và những nguyên nhân của những biểu hiện đó?
Những mặt ngân hàng đã làm đƣợc trong quản trị rủi ro tín dụng là những mặt nào? Những vấn đề đặt ra từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng, từ môi trƣờng kinh doanh trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là gì? Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tâp trung vào vấn đề gì?
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU – CHI NHÁNH BA ĐÌNH 3.1 Tổng quan về ngân hàng GPBANK chi nhánh Ba Đình
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Dầu Khi Toàn Cầu , tiền thân là ngân hàng TMCP nông thôn Ninh Bình, đƣợc thành lập ngày 13 tháng 11 năm 1993 theo quyết định số
216 ngày 13 tháng 11 năm 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam .
Ngày 7/11/2005, ngân hàng chính thƣ́c chuyển đổi mô hình hoạt động từ một ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị, với tên gọi là ngân hàng TMCP Toàn Cầu (G-Bank) và có số vốn điều lê ̣ đạt 135 tỷ đồng.
Ngày 8/11/2006, ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Toàn Cầu đổi tên thành ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu theo công văn số 372/QĐ – NHNN của ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Viết tắt tiếng Việt là Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu . Tên đầy đủ bằng tiếng Anh : Global Petro Commercial Joint Stock Bank với tên giao dịch tiếng Anh viết tắt : GP.Bank. Đồng thời , công bố cổ đông chiến lƣợc là Petro Việt Nam .
Tháng 12/2007 GB.bank đã nâng vốn điều lệ lên 1,000 tỷ đồng bằng việc phát hành chứng khoán ra công chúng.
Cuối năm 2009, đƣợc sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán, ngày 11/01/2010 GP.Bank đã chính thức thông báo hoàn thành việc nâng vốn điều lệ từ 1,000 tỷ đồng lên 2,000 tỷ đồng.
Ngày 11/8/2010, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã có công văn số 6079/NHNN-TTGSNH thông báo ý kiến của Thống đốc NHNN về việc tăng vốn điều lệ năm 2010 của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu. Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận việc GP.Bank tăng vốn điều lệ từ 2,000 tỷ đồng lên 3,018 tỷ đồng theo phƣơng án tăng vốn điều lệ đã đƣợc Đại hội đồng cổ đông GP.Bank thông qua ngày 26/3/2010.
Hiện nay, mạng lƣới kinh doanh của GP.Bank không ngừng đƣợc mở rộng với 01 Hội sở chính tại Hà Nội và gần 80 chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết
kiệm trên toàn quốc cùng đội ngũ hơn 1,400 cán bộ nhân viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp.
GP.Bank là một trong hai ngân hàng đầu tiên đã triển khai thành công
phần mềm hê ̣ thống ngân hàng lõi T 24 (Core Banking ) của hãng Temenos (Thụy Sỹ) nhằm cải tiến các dich vu ̣ trực tuyến , phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng cũng nhƣ cải thiê ̣n chất lƣợng dịch vu ̣ . Hiê ̣n nay GP .Bank đã hoàn thiện việc nâng cấp phần mềm ngân hàng lõi T 24 lên phiên bản R 9, giúp cho ngân hàng tối ƣu hóa đƣợc các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì đƣợc sự linh hoạt trƣớc các thay đổi trong kinh doanh.
Tuy nhiên, vì các nguyên nhân khách quan và chủ quan, GP Bank đã gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nói chung và công tác quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Hiện GP Bank là Ngân hàng thƣơng mại sẽ đƣợc tái cơ cấu mạnh mẽ trong năm 2015.
Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Ba Đình đƣợc thành lâp vào ngày 20 tháng 09 năm 2008 có trụ sở chính tại số 273 – Kim Mã – Ba Đình –