4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.2.3.1. Trang trí lớp học
Tại sao?
Trang trí lớp học được sử dụng như một giáo cụ rất có ích và quan trọng. Các phân trang trí cho phép trẻ ôn lại hoạt động đã hoàn thành trong các bài học. Sứ dụng trang trí lớp để trưng bày những sản phẩm của trẻ là một biểu hiện khi nhận và tôn trọng các sản phẩm trẻ đã làm được. Điều này giúp trẻ phát triển hơn lòng tự trọng của mình. Các phần trang trí có thẻ giúp củng cố ngôn ngữ sử dụng trong lớp học.
3.2.3.2 Dán nhãn
Tại sao?
Bằng cách liên hệ trực tiếp các từ với đồ vật quen thuộc, trẻ có thể nhận ra rằng từ có nghĩa thực và hoạt động đọc, viết có một mục đích thực sự. Trẻ cần được nhìn thấy chữ viết hàng ngày va thấy người lớn sử dụng những từ này.
Bằng cách phát triển một lớp học giàu chữ viết (các chữ viết được trưng bày theo nhiều cách khác nhau ở mọi nơi trong lớp học), tầm quan trọng của việc biết đọc biết viết được nhấn mạnh đối với trẻ.
Nên có các nhãn tên ở mọi nơi trong lớp. Ở các góc học tập, giáo viên sử dụng nhãn tên cho mỗi ngăn để giúp hướng dẫn trẻ dọn gọn lớp học sau mỗi hoạt đông. Việc này khiến trẻ bắt đầu hiểu được mối liên hệ trực tiếp giữa từ và đồ vật. Khi lập phần trưng bày cho một chủ đề mới, giáo viên nên quyết định những từ nào sẽ là từ chính để viết nhãn tên cho góc trưng bày.
Hoặc viết tên tất cả các đồ vật trong gia đình trẻ.
3.2.3.3. Thẻ tên
Tại sao?
Tên của mình có lẽ là từ quan trọng nhất để chúng ta đọc và viết- khi một đứa trẻ đọc tên mình, nó biết rằng từ đó có nghĩa là “mình”.
Bằng cách học đọc và viết tên riêng của mình, trẻ em bắt đầu hiểu được mục đích thực của hoạt động đọc và viết.
Với phương pháp sử dụng thẻ tên trong các hoạt động tập thể, mỗi trẻ sẽ bắt đầu biết và hiểu rằng bản chữ cái tiếng việt gồm nhiều chữ cái, những chữ cái này có thể kết hơp với nhau tạo thành từ và các từ này tượng trưng cho tên bạn bè.
Khi nào?
Sử dụng thẻ tên với cả lớp như một hoạt động thường ngày. Sử dụng thẻ tên để hướng dẫn trẻ viết tên của mình lên các sản phẩm trẻ tạo nên. Sử dụng thẻ tên để chơi trò chơi trong các bài học phát triển ngôn ngữ.
Có thể bàn bạc với gia đình để viết thẻ tên của trẻ tại gia đình.
3.2.3.4. Sắp xếp lại lớp học và nhà để khuyến khích trẻ giao tiếp
Tại phần lớn các gia đình và vườn trẻ, đồ chơi và các hoạt động không để trên những chiếc giá cao hoặc trong những chiếc tủ bị khóa nên trẻ rất dễ dàng khám phá. Tuy nhiên, với những trẻ tự kỷ, việc làm cho trẻ dễ dàng lấy được những thứ chúng cần lại làm mất đi cơ hội dạy trẻ giao tiếp với người khác và cho trẻ thấy được giao tiếp cần thiết như thế nào.
Việc sắp xếp lại nhà và lớp học nhằm giúp trẻ có thêm cơ hội giao tiếp cần phải được lên kế hoạch một cách cẩn thận. Tuy nhiên, có rất nhiều việc nho nhỏ bạn có thể làm trong ngày để giúp phát triển các kỹ năng giao tiếp của trẻ.
Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có thể yêu cầu những gì trẻ muốn bằng cách liếc mắt, chỉ tay, kéo bạn về phía đồ vật, đứng dưới hoặc bên cạnh cái tủ hoặc giá có để đồ vật đó, khóc, hét lên (nhưng thường không yêu cầu) hoặc lên cơn giận giữ. Hãy xem xét kĩ xem trẻ của bạn giao tiếp như thế nào và cố gắng giúp trẻ chuyển
sang một giai đoạn cao hơn bằng cách dạy trẻ chỉ tay và sử dụng mắt để giao tiếp, sử dụng các biểu tượng, tranh ảnh, âm thanh hoặc lồ nói.
Vậy bạn có thể làm gì?
- Khi bạn bắt đầu thử những gợi ý sau đây trẻ của bạn có thể sẽ cảm thấy rối trí và trở lên tức giận rất nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn làm mẫu trước khi trẻ cảm thấy thất vọng, trẻ của bạn sẽ sớm hiểu được những gì bạn mong đợi để trẻ có một số việc bạn thử sẽ trở thành trò chơi nho nhỏ giữa bạn và bé.
- Hãy để đò chơi và thức ăn mà bé thích lên một chiếc tủ và khóa lại. Dán lên những biểu tượng hoặc tranh ảnh hoặc chữ viết lên tủ và dạy bé đem đến cho bạn ảnh của những thứ mà trẻ muốn. Nếu bạn không muốn bé chơi một thứ đồ chơi hoặc ăn một thứ đồ ăn riêng biệt nào đó, bạn có thể bỏ những bức ảnh đó đi.
- Nếu bé có thể yêu cầu những gì trẻ muốn nhưng hiếm khi yêu cầu thì những biểu tượng và những bức ảnh thẻ sẽ giúp trẻ hiểu là cần phải đến chỗ người lớn và yêu cầu. Khi đó bạn có thể khuyến khích trẻ sử dụng từ ngữ hoặc câu để giao tiếp. Bạn nên nhấn mạnh những gì trẻ nói. Ví dụ: Nếu bé nói “ sách”, bạn trả lời là: “ Con muốn sách. Nào chúng ta hãy lấy sách”.
- Bạn có thể tạo ra tình huống trong đó bạn “quên” đưa cho bé một cái gì đó rất quan trọng, chẳng hạnđưa một cái cốc cho trẻ uống nhưng chẳng cos thứ nước uống vào cốc hoặc kkhoong đưa thìa cho trẻ vào bữa ăn mà trẻ biết có món ăn trẻ ưa thích cần đến thìa. Đôi khi, bạn có thể gợi ý một câu yêu cầu nhưng bạn hãy cho trẻ cơ hội để trẻ tự làm điều đó. Một quyển sách hoặc một tấm bảng giao tiếp có vẽ tranh, biểu tượng hoặc có các chữ viết (nếu trẻ có thể đọc được) sẽ là những gợi ý rất hữu ích cho nhữn trẻ ngại nói.
- Bạn có thể thử đưa một cái gì đó sai – chẳng hạn một chiếc bút chì bị gãy đầu hoặc một chiếc bánh bằng nhựa thay vì một chiếc bánh thật hoặc làm một cái gì đó sai như đeo một chiếc tất chân vào tay. Tuy nhiên, lưu ý là bạn phải đảm bảo cho trẻ đủ thời gian để đáp lại và cố chọn những thứ khích thích chúng.
- Khi bạn đang chơi một trò chơi hoặc đang chơi trò chơi xếp hình ưa thích, hãy giữ một mảnh trên tay bạn và xem bé có phản ứng bằng cách hỏi về điều đó không.
- Khi bạn đưa cho bé một cái gì đó mà bé muốn, không nên đưa toàn bộ ngay lập tức. Nếu bạn có khoai tây chiên hãy để trong hộp và chỉ đưa cho bé khi nào bé yêu cầu. Tương tự như vậy, bạn hãy giữ lại đồ chơi trong một cái hộp đồ chơi hoặc không lăn bóng trực tiếp trong trò lăn bóng cho đến khi bé yêu cầu tiếp
tục. Yêu cầu có thể ở nhiều dạng khác nhau như một cái nhìn, một cử chỉ, biểu tượng, từ hay câu – phụ thuộc vào mức độ giao tiếp mà bạn đang hướng tới. Bạn cũng có thể dạy bé nói “ không” khi bé không muốn bất kỳ một sự lựa chọn nào có sẵn. Bạn cũng có thể dạy bé về biểu tượng chữ thâp đỏ, một ký hiệu hoặc từ “ không” phù hợp với bé của bạn.
KẾT LUẬN
Qua thống kê và khảo sát thực tế tại trung tâm Sao Mai – Hà Nội, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp can thiệp ABA ở những trẻ tự kỷ được phát hiện sớm khả năng phục hồi các kỹ năng cơ bản tốt hơn so với những trẻ được phát hiện muộn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1 Vũ Thị Bích Hạnh, 2007, Tự kỷ phát hiện sớm và can thiệp sớm, NXB Y học Hà Nội
2 Lê Thị Phương Nga (2002), Những ký ức không thể nào quên về bé Cún Nicky- đứa con trai tự kỷ tội nghiệp của tôi
3 Lê Thị Phương Nga (2008), Đưa con trở lại thiên đường,
NXB phụ nữ.
4 VSO Việt Nam và Khoa GDĐB- ĐHSP Hà Nội, 2006,
Phát triển các kỹ năng đọc viết.
TIẾNG ANH
5 Andrew Nye N.A.S. (1998) The Autism Handbook, ISBN 978118992080247.
6 Catherine M. (1993), Let Me Hear Your Voice
7 Hannah, L. (2001). Teaching young children with autistic spectrum disorders to learn: a practical guide for parents and staff in mainstream schools and nurseries. London:
the Natinal Autistic Soicety.
8 Newman, S. (1999). Small steps forward: using games and activities to help your pre-school child with special needs. London: Jessica Kingsley Publishers Ltd
9 Tony Attwood (1998), Asperger’s Syndrome: A Guide for Parent & Professionals, ISBN 185302577-
10 Uta Frith (1991), Autism & Asperger Syndrom, ed. ISBN 052138608x
11 Wall, K.(2004). Autism and early years practice: a guide for early years professionals, teachers and parents.
12 Wendy L. A. (2000), Life Behind Glass, ISBN
1875855319
13 World Health Organisation, (1997) Let’s communicate: a handbook for people working with children with communication difficulties.
Địa chỉ trang web:
www.tretuky.com www.cmvn.org.vn www.vov.vn
www.drdvietnam.com www.dotolearn.com