4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.2.6. Chỉnh ứng xử
Không chấp nhận bé la hét trong mọi trường hợp. * Hầu hết các ứng xử kỳ quái rơi vào 3 trường hợp: 1- Bé ứng xử xấu để loại bỏ cái bé không muốn. 2- Bé ứng xử xấu để đòi cái mình muốn.
3- Bé ứng xử xấu hoặc có hành vi kỳ quái vì khi làm như vậy bé cảm thấy dễ chịu hơn (gọi là tự kích thích- stim).
* Bất kỳ ứng xử xấu nào cũng phải hội đủ 2 yếu tố: 1- Bé muốn một điều gì đó mà bé chưa có được.
2- Có sự hiện diện của đối tượng, nhân vật (sự hiện diện này thể hiện qua giọng nói chứ không phải khuôn mặt → giải thích → cho ví dụ).
=> Vậy khi ta muốn dập tắt một ứng xử xấu, nên tìm cách bớt đi một trong hai yếu tố đó. Thông thường có 5 trường hợp xảy ra:
1- Bé yêu cầu bằng ứng xử xấu và câu trả lời là “CÓ”- có thể cho bé được: giáo viên quay đi → đếm → bé bình tĩnh lại → giúp bé yêu cầu (bằng lời hoặc tín hiệu → đáp ứng yêu cầu của bé).
Nếu bé phá phải giữ chặt 2 tay và đếm, khi bé khóc to không nhìn vào bé, khi nào bé khóc nhỏ sẽ hỏi luôn bé “ Con muốn gì?- Bánh kẹo phải không?..” bé trả lời, không được đáp ứng ngay mà phải đưa ra một yêu cầu
nhỏ, bé không làm phải cầm tay bé làm, khen hành động đó giỏi và thưởng bé thứ bé muốn. Bé nín không được thưởng ngay bởi vì bé khóc thì bé phải nín.
2- Bé yêu càu bằng ứng xử xấu và câu trả lời là “KHÔNG”: nói “không!” → quay đi + im lặng (hoặc bỏ đi) nhưng phải đảm bảo rằng bé không lấy được thứ bé đòi và không tự gây nguy hiểm → bé dịu bớt → hướng bé sang một thứ khác mà bé có thể chấp nhận được.
=> Đối với bé đang có ứng xử xấu trong trường hợp này, nếu ta phản ứng ở dạng la mắng hay có vẻ mặt giận dữ, có nhiều khi đó lại là những hồi đáp làm bé cảm thấy được kích thích khiến cho bé tiếp tục lặp lại ứng xử xấu để mong lại nhận được sự phản ứng từ bạn. Cách ứng xử này của bạn đối với bé gọi là kích thích tiêu cực, nghĩa là những kích thích làm nảy sinh hoặc làm tăng sự tiêu cực của bé.
3- Bé yêu cầu bằng ứng xử xấu mà giáo viên không hiểu là gì?: quay đi → đếm → cố gắng tìm hiểu và gợi ý cho bé để biết bé muốn gì, sau đó có thể đáp ứng nhu cầu của bé (với điều kiện bé phải chấm dứt ứng xử xấu) hoặc hướng bé sang một mục tiêu khác.
4- Cô ra lệnh cho bé nói nhưng bé không nói: Lặp lại lệnh 1- 3 lần. * Bé nói: thưởng ngay lập tức.
* Bé vẫn không nói: chuyển sang lệnh về động tác, nếu bé không làm → giúp toàn phần → thưởng → tự phân tích xem vì sao bé không nói, không làm (Ví dụ: Bạn dạy sai kỹ thuật → đây là lý do thường gặp).
5- Cô ra lệnh làm một động tác mà bé không làm: lặp lại lệnh 1- 3 lần → bé vẫn không làm → giúp toàn phần → thưởng ít.
Lưu ý:
- Bé càng bệnh nặng càng phải thực hiện đầy đủ và đúng nguyên tắc tránh để bé thấy việc bé làm là tùy hứng của bé, lời của mọi người là không giá trị hoặc bé hơi ốm là dừn lại, sau bé sẽ lười nhác không vâng lời.
- Nếu bé ứng xử xấu phải xử lý ngay và kiên quyết (MẸ PHẢI NGHIÊM HƠN CÔ) dù có phải dừng việc học lại. Vì ứng xử là điều hết sức quan trọng. bé học tốt mà không ứng xử đúng mực bé ra đời cũng không được chấp nhận.