Toàn cầu hoá là xu thế khách quan lôi cuốn các nƣớc, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phƣơng, đa phƣơng giữa các quốc gia ngày càn sâu rộng cả về kinh tế, văn hoá, bảo vệ môi trƣờng, phòng chống tội phạm, thiên tai, đại dịch… Các công ty xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại hình thành những tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế. Sự cách biệt giàu nghèo giữa các Quốc gia ngày càng tăng. Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp. Đặc biệt là đấu tranh của các nƣớc đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cƣờng quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia.
Quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với thuế xuất nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý tài chính Nhà nƣớc, quản lý thuế xuất nhập khẩu không thể tách rời quản lý thuế nói riêng và quản lý Nhà nƣớc nói chung.
Thực hiện tốt công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng đơn giản, rõ ràng, minh bạch nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí , thời gian của ngƣời nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế ; khuyến khích và tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế thực hiện tốt cơ chế tự khai , tự tính, tƣ̣ nô ̣p thuế.
60
Khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu: tăng cƣờng các biện pháp quản lý kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, cƣỡng chế thuế, thực hiện tốt Hiệp định trị giá GATT/WTO...để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu nhằm chống thất thu, phòng chống gian lận thuế và giảm nợ thuế; thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nƣớc.
Lực lƣợng quản lý thuế đƣợc xây dựng trong sạch, vững mạnh; đƣợc trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.
Công tác quản lý thuế đƣợc hiện đại hoá về phƣơng pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học, kỹ thuật hiện đại trên cơ sở dữ liệu thông tin chính xác về ngƣời nộp thuế để kiểm soát đƣợc tất cả đối tƣợng chịu thuế, căn cứ tính thuế; bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của ngân sách nhà nƣớc; phát hiện và xử lý kịp thời các vƣớng mắc, vi phạm pháp luật về thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế.
Nhà nƣớc bảo đảm đầu tƣ, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phƣơng tiện kỹ thuật tiên tiến để áp dụng phƣơng pháp quản lý thuế hiện đại; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và quản lý thuế điện tử; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng khác để từng bƣớc hạn chế các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt của ngƣời nộp thuế. Chính phủ ban hành chính sách về hiện đại hóa quản lý thuế.