Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh (Trang 58)

2.3.2.1. Tồn tại, hạn chế

- Một số văn bản pháp quy liên quan còn nhiều bất cập:

Luật Quản lý thuế quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Theo đó, việc khai bổ sung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc kê khai trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhƣng trƣớc khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế. Việc giới hạn 60 ngày cho việc khai bổ sung nhƣ qui định của Luật Quản lý thuế là ngắn, chƣa khuyến khích đƣợc ngƣời nộp thuế tự phát hiện

51 sai sót và khai bổ sung.

Việc qui định áp dụng tuần tự các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nhƣ hiện nay của Luật Quản lý thuế gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện cũng nhƣ việc doanh nghiệp dễ lợi dụng để tẩu tán tài sản, bỏ trốn. Quá trình thực hiện gặp nhiều vƣớng mắc, hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao.

- Tình hình nợ đọng thuế, phạt chậm nộp thuế còn dây dƣa kéo dài:

Tính đến ngày 31/12/2013, tổng số nợ thuế, phạt chậm nộp thuế quá hạn tại Cục Hải quan Hà Tĩnh là 69,732 tỷ đồng, trong đó nợ thuế chuyên thu là 68,107 tỷ đồng, nợ tạm thu là 1,6 tỷ đồng. Tập trung một số nhóm nợ sau: Nợ của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản phát sinh trƣớc năm 1997 gồm 4 doanh nghiệp, số tiền: 36,7 tỷ đồng chiếm 53.5% tổng số nợ cƣỡng chế toàn Cục; Nợ của doanh nghiệp đã ngừng hoạt động (hoặc bị thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) gồm 6 doanh nghiệp, số tiền: 1,09 tỷ đồng; Nợ của doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa bị cơ quan pháp luật tịch thu gồm 1 doanh nghiệp, số tiền: 6,1 tỷ đồng…Ngoài số nợ của một số nhóm trên, số nợ thuế chây ỳ tại Cục Hải quan Hà Tĩnh cũng tƣơng đối nhiều với 21 doanh nghiệp, số tiền 23,47 tỷ đồng chiếm 34.36% tổng số nợ cƣỡng chế; nợ các doanh nghiệp chờ thanh khoản, không đến thanh khoản là 2 doanh nghiệp với số nợ 1,62 tỷ đồng (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Cục Hải quan Hà Tĩnh).

- Công tác cƣỡng chế thu thuế đạt hiệu quả thấp:

Luật Quản lý thuế đã quy định việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế hành chính về thuế, tuy nhiên các văn bản hƣớng dẫn chƣa cụ thể, quá trình áp dụng vào thực tiễn còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả đạt đƣợc của công tác này còn thấp.

Nhƣ đã đề cập ở trên, số nợ đọng tại Cục Hải quan Hà Tĩnh chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao so với số thu thuế hàng năm. Phần lớn số nợ thuế phát

52

sinh trƣớc thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực, các doanh nghiệp nợ thuế phần lớn đã tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản…nên rất khó khăn trong việc triển khai áp dụng các biện pháp cƣỡng chế hành chính thuế. Kết quả đạt đƣợc rất thấp so với tổng số nợ đọng tại đơn vị, từ năm 2007 đến năm 2009 số thuế thu đƣợc từ hoạt động này chƣa vƣợt quá 0.5% trên tổng số thuế phải cƣỡng chế. Riêng năm 2010, kết quả đạt đƣợc có cao hơn do Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã áp dụng thành công biện pháp cƣỡng chế kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên nộp ngân sách hơn 4 tỷ đồng nhƣng nhìn chung hiệu quả công tác cƣỡng chế thu hồi nợ đọng thuế vẫn còn thấp so với số nợ đọng cần phải thu đòi.

Việc tổ chức thực hiện cƣỡng chế thu thuế chƣa hiệu quả một phần do các quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn về việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế hành chính thuế chƣa cụ thể, rõ ràng, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc; mặt khác còn do sự thiếu quyết tâm thực hiện đến cùng của Cục Hải quan Hà Tĩnh. Để thực hiện thành công một vụ cƣỡng chế đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian, công sức và liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân; vì vậy ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Hà Tĩnh nói riêng rất thận trọng trong việc ra quyết định áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thuế mà chủ yếu áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan không mấy hiệu quả nhƣ hiện nay.

- Các hành vi gian lận thƣơng mại chƣa đƣợc kiểm soát hiệu quả:

Hiện nay, khi mà hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ thì các đối tƣợng chuyển sang hình thức lợi dụng sở hở về chính sách quản lý thuế của nhà nƣớc hoặc của cơ quan hải quan để thực hiện các hành vi gian lận thƣơng mại với thủ đoạn tinh vi nhằm trốn thuế trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

53

thấp để hƣởng miễn kiểm tra hàng hóa nhƣng thực nhập các loại hàng hóa có giá trị lớn và thuế suất cao, cố tình khai sai mã hàng hoá để hƣởng mức thuế thấp hơn, khai thấp trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu, giả mạo chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan, biến tƣớng để nhập hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu, không đúng nội dung giấy phép, thừa so với khai báo…vẫn còn diễn ra nên Hải quan không thể kiểm soát đƣợc. Riêng tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, các đầu nậu thƣờng sử dụng thủ đoạn lợi dụng mua hàng miễn thuế theo tiêu chuẩn hành lý của hành khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Cầu Treo, tiêu chuẩn miễn thuế của khách du lịch vào Khu kinh tế sau đó thu gom lại để vận chuyển vào nội địa tiêu thụ hoặc lợi dụng chính sách hoàn thuế nhập khẩu hàng hóa sản xuất trong nƣớc vào Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo rồi vận chuyển trở lại nội địa Việt Nam để hoàn thuế giá trị gia tăng...Các hành vi gian lận nhƣ trên cơ quan hải quan rất khó để đối phó và xử lý nếu không nắm đƣợc thông tin về đối tƣợng cũng nhƣ hàng hóa xuất nhập khẩu.

Với đặc thù tại tỉnh Hà Tĩnh, số lƣợng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tƣơng đối ít, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong những năm gần đây với sự ra đời của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, một số lƣợng lớn doanh nghiệp đã đƣợc thành lập và hoạt động, các doanh nghiệp này chủ yếu xuất thân từ những đầu nậu buôn bán vận chuyển trái phép hàng hóa qua khu vực cửa khẩu Cầu Treo. Vì vậy, mang danh là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, mã số thuế nhƣng các doanh nghiệp này vẫn chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ, không có chiến lƣợc kinh doanh dài hạn, không có ý thức xây dựng thƣơng hiệu…mà chủ yếu cố gắng đạt đƣợc lợi nhuận bằng các hình thức gian lận, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

- Kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế chƣa đạt hiệu quả cao:

Hoạt động kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế còn hạn chế một mặt do nguyên nhân khách quan là sự thiếu tin cậy của hóa đơn chứng từ

54

trong nƣớc, tình trạng sử dụng tiền mặt trong thanh toán, giao dịch mua bán hàng hóa diễn ra phổ biến…Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan là đội ngũ công chức thực hiện công tác này còn thiếu và yếu về năng lực. Hoạt động kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế tuy đã đƣợc tổ chức thực hiện nghiêm túc nhƣng các biện pháp nghiệp vụ đƣợc Nhà nƣớc quy định cho các lực lƣợng này còn hạn chế, chƣa đủ thẩm quyền để xác minh, làm rõ mối quan hệ giao dịch gian lận có nghi vấn trong hồ sơ hải quan nên kết quả kiểm tra đạt thấp dẫn đến làm tăng nguy cơ gian lận thƣơng mại trong thông quan, gây sức ép cho việc thực hiện phƣơng châm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thiểu thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Công tác phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập:

Nhìn vào báo cáo số thống kê tình hình nhân lực của Cục Hải quan Hà Tĩnh chúng ta có thể thấy tỉ lệ ngƣời có trình độ đại học và sau đại học cao nhƣng chất lƣợng vẫn chƣa đồng đều. Năng lực đào tạo của Cục còn hạn chế cả ở chiến lƣợc, kế hoạch, chƣơng trình, phƣơng pháp, đội ngũ giảng viên và phƣơng tiện giảng dạy.

Tại Cục Hải quan Hà Tĩnh có một điều đáng lo ngại của đội ngũ cán bộ công chức đó là sự cách biệt về độ tuổi. Trƣớc đây, khi Cục Hải quan Hà Tĩnh đƣợc thành lập và tách ra từ Hải quan Nghệ Tĩnh (năm 1992) thì một số lớn cán bộ đã có nhiều thâm niên đƣợc điều động về làm việc. Do đó, đội ngũ cán bộ tƣơng đối lớn tuổi không thể đƣa đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ khi cơ chế, chính sách quản lý nhà nƣớc về hải quan thay đổi liên tục. Trong những năm gần đây, để phục vụ yêu cầu chuyên môn, Cục Hải quan Hà Tĩnh đã tuyển dụng một số lƣợng lớn công chức mới ra trƣờng nhƣng lại chỉ mới qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ hải quan ngắn hạn, chƣa có nhiều kinh nghiệm. Từ thực tế đó dẫn đến nhiều khó khăn

55

trong công tác bố trí nhân sự phù hợp ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế.

- Sự phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan chƣa tốt:

Cục Hải quan Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng một số quy chế phối hợp công tác giữa Hải quan và các lực lƣợng có liên quan nhƣ Công an, Quản lý thị trƣờng, Biên phòng…trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tuy nhiên hiệu quả đạt đƣợc vẫn chƣa cao. Chƣa có qui chế phối hợp với các đơn vị nhƣ Công ty Vận tải, Bảo hiểm, Ngân hàng… trong việc trao đổi thông tin liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu nhƣ số lƣợng hàng hóa đã thực xuất khẩu, chứng từ thanh toán, cƣớc phí vận tải…đó là những thông tin quan trọng giúp cho Hải quan Hà Tĩnh xác định đúng số thuế cần phải nộp, cần đƣợc miễn, giảm, hoàn…Chƣa có cơ chế phối hợp giữa cơ quan Sở Kế hoạch Đầu tƣ, Cục thuế, Kho bạc, Công an…trong việc thu hồi nợ đọng thuế. Mặc dù Nghị định 54/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ qui định việc trao đổi thông tin, trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng Bộ, ngành trong việc cung cấp trao đổi thông tin, nhƣng chỉ dừng lại ở mức qui định, chƣa có quy chế, hƣớng dẫn cụ thể nên nguồn thông tin Hải quan thu thập đƣợc còn hạn chế và thiếu tính hệ thống, làm giảm hiệu quả trong công tác phòng chống gian lận thuế, gian lận thƣơng mại. Thông tin thƣờng chỉ đƣợc cung cấp khi cơ quan Hải quan có yêu cầu, hiếm có trƣờng hợp các cơ quan này chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan Hải quan.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật về thuế xuất nhập khẩu là do quá trình gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO và ký kết nhiều Hiệp định song phƣơng, đa phƣơng với các nƣớc, tổ chức trên Thế giới, đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ theo những quy định chung giữa các nƣớc, các tổ chức

56

đó. Trong khi đó, Việt Nam chúng ta là một nƣớc đang phát triển, tăng trƣởng kinh tế thấp nên rất khó khăn trong việc thích nghi cũng nhƣ đáp ứng đƣợc những yêu cầu của quá trình hội nhập dẫn đến nhiều bất cập trong định hƣớng chính sách cũng nhƣ quá trình thực hiện công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu. Từ đó dẫn đến các văn bản pháp luật về thuế xuất nhập khẩu thƣờng xuyên thay đổi và có nhiều mâu thuẫn. Các văn bản hƣớng dẫn ban hành không kịp thời với các quy định trong Luật dẫn đến khó khăn, vƣớng mắc cho cả đối tƣợng nộp thuế và cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện.

Chính sách ân hạn nộp thuế của Nhà nƣớc ta. Trƣớc đây, chính sách ân hạn thuế áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi đối tƣợng khi tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mà không đòi hỏi bất kỳ một ràng buộc nào. Mọi doanh nghiệp đều đƣợc hƣởng chính sách ân hạn thuế nhƣ nhau, không có sự phân biệt mới hoạt động hay đã hoạt động lâu dài, không có sự phân biệt đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hay doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc phát sinh các khoản nợ thuế gồm: nợ chây ỳ, nợ thuế bỏ trốn, nợ thuế quá hạn chƣa thanh khoản, nợ của các doanh nghiệp giải thể phá sản…Tuy nhiên từ ngày 01/7/2013 trở đi thì việc phát sinh nợ xấu không còn nữa do Luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung đã có hiệu lực thi hành, chính sách ân hạn thuế đã đƣợc sửa đổi.

Trƣớc đây, nguồn nhân lực của Cục Hải quan Hà Tĩnh chủ yếu do chuyển từ các ngành nhƣ bộ đội, công an…không đƣợc đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ hải quan, chủ yếu hoạt động bằng kinh nghiệm nên rất hạn chế trong cách tiếp cận các phƣơng pháp làm việc, quản lý hiện đại đòi hỏi sự nhanh nhạy với thời cuộc, nắm bắt kịp thời các đổi mới về công nghệ…Trong khi đó, lực lƣợng công chức trẻ mới đƣợc tuyển dụng lại còn thiếu kinh nghiệm, phần lớn lại làm việc tại các vị trí không có nhiều cơ hội

57

để học hỏi nâng cao trình độ nên chƣa có nhiều đóng góp vào công tác quản lý thuế tại đơn vị.

Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ đối với công chức hải quan cũng là nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ công chức nhƣ khó thu hút đƣợc những ngƣời giỏi, chƣa tạo đƣợc sự an tâm, toàn tâm toàn ý vào công việc của công chức. Điều này làm giảm đáng kể năng lực quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý thuế xuất nhập khẩu nói riêng của Cục Hải quan Hà Tĩnh.

Việc phối hợp với các cơ quan chức năng chƣa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu vẫn do mâu thuẫn về lợi ích đặc biệt là đối với các ngành nhƣ Bộ đội Biên phòng, Công an, Ngân hàng. Điều này đã làm giảm đảng kể hiệu quả việc quản lý thuế xuất nhập khẩu của cơ quan hải quan nhƣ khó nắm bắt các thông tin về đối tƣợng nộp thuế, các thông tin về tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện có hiệu quả biện pháp trích tiền từ tài khoản, các tài sản do bên thứ 3 nắm giữ để thực hiện biện pháp cƣỡng chế kê biên tài sản…

Tỉ trọng thuế xuất nhập khẩu chiếm một phần đáng kể trong cơ cấu thu Ngân sách, vì vậy khi cắt giảm thuế quan theo đúng lộ trình sẽ ảnh hƣởng lớn đến tổng thu Ngân sách.

58

Kết luận chƣơng 2

Quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Hà Tĩnh và ngành hải quan luôn gắn chặt với nhiệm vụ quản lý thuế xuất nhập khẩu. Thuế xuất nhập khẩu là nguồn thu quan trọng của mỗi quốc gia, trong những năm qua, chính sách và cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu đã có những bƣớc tiến lớn và đạt đƣợc những kết quả quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách và quản lý điều tiết vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu hội nhập, quản lý và thu thuế ở nƣớc ta nói chung và công tác quản lý thuế xuât nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh nói riêng còn bộc lộ rất nhiều bất cập. Đó cũng là lý do để chúng ta phải tìm ra những biện pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh.

59

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)