Kinh nghiệm của Nhật Bản trong quản lý thuế xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh (Trang 33)

Nhật Bản là một đất nƣớc có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, có hệ thống nền tảng công nghệ thông tin đứng đầu thế giới và là đất nƣớc có nhiều dự án tài trợ vào nƣớc ta, trong đó có dự án về lĩnh vực hải quan. Hải quan Việt Nam đang tiếp nhận chuyển giao hệ thống thông quan điện tử từ Hải quan Nhật Bản và chính thức đƣa vào thực hiện từ ngày 01/4/2014. Hải quan Nhật Bản là một trong những cơ quan Hải quan hiện đại trên Thế giới, Hải quan Nhật Bản đã có quá trình và kinh nghiệm áp dụng quản lý trị giá tính thuế đối với hàng xuất nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT/WTO. Cùng với quy trình thủ tục và công nghệ hiện đại, quản lý trị giá hải quan của Nhật đã góp phần chống gian lận thƣơng mại, làm cho số thu thuế xuất nhập khẩu nộp ngân sách của cơ quan hải quan ngày càng tăng. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đó là việc phân cấp quản lý trị giá hải quan ở cấp trung ƣơng và khu vực.

Năm 1981, Nhật Bản bắt đầu chuyển đổi hệ thống trị giá hải quan từ phƣơng pháp định giá Brucxell sang áp dụng Hiệp định trị giá GATT với

26

nguyên tắc dựa vào giá giao dịch thực tế của hàng xuất nhập khẩu. Từ đó, hệ thống luật pháp trong nƣớc về lĩnh vực trị giá hải quan đƣợc chuyển đổi dựa trên Hiệp định GATT. Tất cả các nội dung của Hiệp định trị giá GATT đƣợc thể hiện cụ thể trong Luật thuế quan và các quy định của Chính phủ.

Hải quan Nhật tổ chức mô hình quản lý trị giá hải quan theo 3 cấp: trung ƣơng, khu vực và cơ sở. Cấp trung ƣơng, Cục thuế quan Nhật Bản giải quyết những vấn đề chính sách và quốc tế. Trung tâm trị giá hải quan của quốc gia đặt tại Tokyo thực hiện một số chức năng quản lý trị giá hải quan. Tại cấp khu vực (Hải quan vùng), quản lý trị giá hải quan do Phòng trị giá và Phòng kiểm tra sau thông quan thuộc Cục kiểm tra sau thông quan và lãnh thổ hải quan. Tại cấp cơ sở, Phòng thông quan (tại các Chi nhánh hải quan hoặc Hải quan vùng) có nhiệm vụ kiểm tra từng tờ khai xuất nhập khẩu để kiểm tra khai báo về trị giá hải quan.

Vai trò của trung tâm quốc gia về trị giá hải quan:

Đƣợc thành lập năm 2001 tại Tokyo trực thuộc Cục Thuế quan Nhật Bản, vai trò quan trọng nhất của Trung tâm này là đảm bảo một hệ thống trị giá hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu một cách thống nhất, công bằng và trung lập. Trung tâm còn có nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng các chuyên gia về trị giá hải quan; tổ chức nghiên cứu về trị giá; phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về trị giá; hỗ trợ về kỹ thuật cho hải quan nƣớc ngoài.

Những tình huống có sự khác nhau trong cách hƣớng dẫn và áp dụng trị giá hải quan phát sinh thực tế tại các Hải quan vùng sẽ đƣợc gửi lên Trung tâm quốc gia về trị giá hải quan. Sau đó Trung tâm sẽ xác định các quyết định về trị giá. Chức năng quan trọng nhất của Trung tâm là chia sẻ những quyết định đó giữa 9 cơ quan Hải quan vùng, điều đó giúp Hải quan Nhật thiết lập đƣợc hệ thống trị giá hải quan thống nhất và công bằng. Nếu Trung tâm khó khăn trong xác định giá thì sẽ hỏi ý kiến Cục thuế quan Nhật Bản.

27

Để phát triển cơ sở dữ liệu về định giá hải quan, Trung tâm này thu thập cập nhật tích lũy vào hệ thống cơ sở dữ liệu những phát hiện của bộ phận Kiểm tra sau thông quan và những trƣờng hợp gửi lấy ý kiến Trung tâm, vì vậy Hải quan vùng có thể chia sẻ các quyết định giá trƣớc đó để đảm sự thống nhất và hài hòa về trị giá hải quan.

Trách nhiệm của hải quan vùng:

Theo quy định của Hải quan Nhật Bản, nếu giá ghi trên hóa đơn không miêu tả đúng trị giá giao dịch (giá thực tế đã trả hoặc phải trả), thì tại thời điểm xuất nhập khẩu ngƣời xuất nhập khẩu cần xuất trình một mẫu tờ khai trị giá (khác với mẫu tờ khai xuất nhập khẩu thông thƣờng). Có 2 loại khai báo trị giá hải quan: khai báo trị giá cá biệt và khai báo trị giá mang tính chất phổ biến.

Tại cấp khu vực, Hải quan vùng (Phòng Trị giá) có chức năng quản lý các khai báo trị giá hải quan. Trong 2 loại khai báo trị giá hải quan trên, Phòng Trị giá có nhiệm vụ chấp nhận mẫu khai báo trị giá mang tính chất phổ biến do ngƣời xuất nhập khẩu xuất trình sau khi họ hỏi ý kiến tƣ vấn của Hải quan. Khai báo trị giá phổ biến thƣờng đƣợc thực hiện khi có cùng loại hàng hóa do cùng các đối tác thƣờng xuyên xuất nhập khẩu với nhau với cùng điều kiện và hoàn cảnh giao dịch. Nếu có lô hàng xuất nhập khẩu tiếp sau, ngƣời xuất nhập khẩu chỉ cần thông báo cho Hải quan về số tờ khai đã đăng ký mà không cần phải lập tờ khai trị giá cá biệt cho từng lần xuất nhập khẩu. Công chức hải quan ở đây sẽ kiểm tra kỹ mẫu khai báo và các tài liệu liên quan (nhƣ hợp đồng, thoả thuận…) và cuối cùng chấp nhận việc trị giá này mang tính phổ biến. Mẫu tờ khai trị giá mang tính phổ biến phải đƣợc xuất trình 2 bản: bản chính giữ lại ở Phòng Trị giá, một bản trả lại ngƣời xuất nhập khẩu. Khi ngƣời xuất nhập khẩu xuất trình tờ khai này thì cần đề nghị cán bộ hải quan xếp tờ khai xuất nhập khẩu cùng với tờ khai trị giá. Phòng

28

Trị giá sẽ gửi bản photo tờ khai trị giá phổ biến tới các bộ phận hải quan có liên quan. Cùng thời điểm này, Phòng Trị giá sẽ nhập dữ liệu của tờ khai trị giá vào Hệ thống dữ liệu thông tin tình báo hải quan (CIS) để các công chức hải quan của Phòng thông quan có thể truy cập và nắm đƣợc khi làm thủ tục đối với tờ khai xuất nhập khẩu liên quan tờ khai trị giá phổ biến đã đƣợc lập. Quy định về khai báo trị giá hải quan phổ biến đã giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, bởi lẽ điểm khác biệt so với tờ khai trị giá cá biệt là, tờ khai trị giá phổ biến có giá trị trong vòng 2 năm và sẽ đƣợc lập tại Phòng trị giá trƣớc khi nhập khẩu lô hàng cụ thể.

Nếu Phòng trị giá thuộc Hải quan vùng phát hiện với những trƣờng hợp chênh lệch trị giá hải quan với các Hải quan vùng khác, họ có thể thông báo các trƣờng hợp đó tới Trung tâm ở Tokyo. Trung tâm sẽ đƣa ra lời khuyên, chỉ dẫn hoặc đƣa ra quyết định liên quan đến trị giá tới tất cả các cơ quan Hải quan vùng.

Những thông tin phát hiện của bộ phận kiểm tra sau thông quan sẽ đƣợc Phòng trị giá xem xét và xác minh để tránh những phiền phức và khiếu nại của nhà xuất nhập khẩu.

Tại Hải quan vùng cũng tổ chức đào tạo những kiến thức về trị giá hải quan cho công chức hải quan làm việc trong bộ phận thông quan, kiểm tra sau thông quan; đào tạo cho nhà xuất nhập khẩu, ngƣời khai thuê và công chức hải quan nƣớc ngoài trong chƣơng trình trợ giúp kỹ thuật.

Đối với cấp cơ sở, việc quản lý trị giá hải quan đƣợc thực hiện ngay tại khâu thông quan hàng hóa [7].

Hiện tại mô hình quản lý trị giá tính thuế hải quan của Việt Nam tƣơng đồng với mô hình của Nhật Bản, tuy nhiên mô hình này chúng ta mới đƣa vào áp dụng từ năm 2004 tới nay, bên cạnh đó thì lực lƣợng cán bộ công chức của ngành hải quan chƣa thực sự đƣợc tiếp cận với mô hình này một

29

cách có hệ thống, do đó đang gặp nhiều hạn chế trong công tác quản lý và thực hiện.

Để vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ hạn chế đƣợc sự gian lận trong trị giá hải quan, thu đúng thu đủ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, thì chúng ta cần phải học tập các nƣớc đi trƣớc và rút ra cho mình những bài học phù hợp với thực tiển phát triển của đất nƣớc để có thể triển khai mô hình này một cách có hiệu quả.

Bài học kinh nghiệm

Một là, chính sách thuế xuất nhập khẩu phải đƣợc xây dựng và ban hành đồng bộ, hoàn chỉnh và mang tính pháp luật cao.

Hai là, Phải xây dụng đƣợc một trung tâm dữ liệu giá đủ lớn đặt tại Tổng cục Hải quan đƣợc cập nhật từ các đơn vị cơ sở và chia sẻ cho các đơn vị cơ sở để thực hiện thông nhất.

Ba là, xây dựng lực lƣợng kiểm tra sau thông quan thực sự tinh nhuệ.

Bốn là, áp dụng triệt để cơ chế tự khai, tự tính thuế, tự nộp thuế của đối tƣợng nộp thuế, đi đôi với việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý thu thuế theo hƣớng tăng cƣờng hiệu lực của bộ máy thanh tra, kiểm tra và cƣỡng chế thuế.

30

Kết luận chƣơng 1

Thuế là khoản đóng góp của toàn dân để hình thành nên ngân khố của một quốc gia. Thông qua khoản đóng góp đó, Nhà nƣớc thực hiện chức năng phân phối và phân phối lại các nguồn thu từ thuế. Trong cơ cấu thuế của Việt Nam thì thuế xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất cao với vai trò quan trọng là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Ngoài ra, thuế xuất nhập khẩu còn có vai trò trong việc kiểm soát hàng xuất nhập khẩu, bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc và thực hiện các chính sách đối ngoại của đất nƣớc. Tuy nhiên, khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì Việt nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết trong hội nhập, vai trò của thuế xuất nhập khẩu sẽ ảnh hƣởng theo chiều hƣớng hạn chế dần. Do vậy, ngành Hải quan mà đặc biệt là Cục Hải quan Hà Tĩnh với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cách thức tổ chức quản lý của mình cần đƣa ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu để công tác này đạt hiệu quả cao, đảm bảo thu đúng và thu đủ thuế cho Ngân sách nhà nƣớc đảm bảo tuân thủ luật pháp trong nƣớc và cam kết quốc tế, ngăn chặn các hình thức gian lận mới do doanh nghiệp lợi dụng các chính sách ƣu đãi về thuế trong hội nhập mà không làm ảnh hƣởng đến hoạt động đối ngoại của đất nƣớc, đảm bảo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, việc nghiên cứu lý luận về thuế xuất nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay đã giúp chúng ta có một góc nhìn toàn diện hơn về công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu của ngành Hải quan trong thời gian tới, để từ đó đánh giá một cách khách quan công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh nhằm xây dựng một chiến lƣợc lâu dài cho ngành Hải quan cũng nhƣ Cục Hải quan Hà Tĩnh trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu.

31

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ

XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ TĨNH 2.1. Giới thiệu về Cục Hải quan Hà Tĩnh

Cục Hải quan Hà Tĩnh là cơ quan Trung ƣơng tổ chức theo hệ thống ngành dọc trực thuộc Tổng cục Hải quan, đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và là đơn vị hành chính hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất với chức năng quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm góp phần bảo vệ an ninh chính trị và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Thông qua nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hải quan, Cục Hải quan Hà Tĩnh có nhiệm vụ quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn nhằm góp phần giữ vững ổn định kinh tế chính trị xã hội cho tỉnh nhà.

- Cục Hải quan Hà Tĩnh đƣợc tổ chức theo hệ thống ngành dọc.

- Thực hiện chủ trƣơng của nhà nƣớc về việc tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, Tổng cục Hải quan có Quyết định số 107/TCHQ-TCCB, ngày 06/6/1992, tách Hải quan Nghệ Tĩnh thành lập Hải quan Nghệ an và Hải quan Hà Tĩnh (nay là Cục Hải quan Hà Tĩnh).

Lúc mới thành lập, Cục Hải quan Hà Tĩnh phải đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ: cơ sở vật chất phục vụ công tác phải thuê trụ sở cho các đơn vị làm việc tạm thời, biên chế ít ỏi với hơn 40 cán bộ, phần lớn là thanh niên xung phong, bộ đội chuyển ngành, trình độ văn hóa thấp, không đồng đều đƣợc phân bố thành 6 đơn vị thuộc và trực thuộc Cục. Trải qua 22 năm hình thành, xây dựng và phát triển, đến nay Cục Hải quan Hà Tĩnh có 195 cán bộ, công chức và hợp đồng lao động.

+ Trình độ của cán bộ, công chức toàn Cục: Trên Đại học có 06 đồng chí, Đại học và Cao đẳng có 157 đồng chí (chiếm 80%), còn lại Trung cấp;

32 Đảng viên có 102 đồng chí.

+ Trình độ Tin học và Ngoại ngữ có khoảng trên 85% cán bộ, công chức biết ngoại ngữ và 95% cán bộ, công chức biết sử dụng vi tính. (Nguồn: Phòng TCCB- Cục Hải quan Hà Tĩnh)

+ Về đào tạo cán bộ, công chức: Hàng năm Cục Hải quan Hà Tĩnh cử khoảng trên 50% cán bộ, công chức đi đào tạo và tự đào tạo tại chỗ.

Bảng 2.1: Số liệu thống kê chất lƣợng cán bộ, công chức Cục Hải quan Hà Tĩnh

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - Cục Hải quan Hà Tĩnh)

+ Về tổ chức bộ máy: có 13 đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, gồm: 05 Phòng Tham mƣu, 01 Đội Kiểm soát phòng chống ma túy, 01 Đội Kiểm soát Hải quan, 06 Chi cục:

33

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Hải quan Hà Tĩnh 2.2. Thực trạng thu thuế XNK của Cục Hải quan Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh đang trong quá trình phát triển, có thể nói tình hình kinh tế xã hội còn khó khăn hơn so với các địa phƣơng khác. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền cũng nhƣ sự cố gắng của Cục Hải quan Hà Tĩnh trong những năm qua, số thu nộp ngân sách hàng năm đều có dấu hiệu tăng dần. Chỉ tiêu giao cho Cục Hải quan Hà Tĩnh các năm đều tăng, năm 2007: 37 tỷ đồng, năm 2008: 70 tỷ đồng, năm 2009: 88 tỷ đồng, năm 2010: 90 tỷ đồng, năm 2011: 110 tỷ đồng, năm 2012: 1.000 tỷ đồng,

ĐỘI KIỂM SOÁT PHÒNG CHỐNG MA

TÚY

ĐỘI KIỂM SOÁT HẢI QUAN CỤC HẢI QUAN HÀ TĨNH CÁC ĐỘI CÁC CHI CỤC CÁC PHÒNG THAM MƢU

CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

CHI CỤC HẢI QUAN KKT CỬA KHẨU CẦU TREO

CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU CẢNG XUÂN HẢI

CHI CỤC HẢI QUAN HỒNG LĨNH

CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG VŨNG ÁNG

CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VĂN PHÒNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÒNG THANH TRA PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

34

năm 2013: 1.330 tỷ đồng (Nguồn: Phòng nghiệp vụ -Cục HQ Hà Tĩnh). Mặc dù chỉ tiêu giao thu nộp ngân sách cho Cục Hải quan Hà Tĩnh không lớn so với số thu toàn ngành, nhƣng với điều kiện thực tế tại địa phƣơng, Cục Hải quan Hà Tĩnh cũng đã nỗ lực rất lớn trong việc thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan tại đơn vị cũng nhƣ đề ra các biện pháp phù hợp trong công tác quản lý thu nộp nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc nhƣ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quyết liệt trong công tác chỉ đạo điều hành về nhiệm vụ thu ngân sách. Việc thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách đƣợc lãnh đạo Cục quán triệt đến từng cán bộ công chức để tất cả cán bộ công chức đơn vị cùng cố gắng thực hiện nhiệm vụ chung.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Tĩnh (Trang 33)