hóa và xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu
Một là, về vấn đề văn bản quy phạm pháp luật.
Mặc dù, pháp luật về mua bán hàng hoá nói chung và về hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng (ví dụ như Luật Thương mại năm 2005) đã thực sự là cầu nối giữa các thương nhân (mà chủ yếu là doanh nghiệp) trong nước với nhau cũng như các thương nhân trong nước với thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, cần tránh quy định trùng lắp giữa Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật thương mại năm 2005.
Ví dụ, các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại năm 2005 cơ bản thống nhất với các quy định điều chỉnh hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2005; các quy định về hợp đồng đại diện cho thương nhân trong Luật Thương mại năm 2005 về cơ bản giống với các quy định hợp đồng ủy quyền trong Bộ luật Dân sự năm 2005; các quy định về hợp đồng thuê hàng hóa trong Luật Thương mại năm 2005 giống với các quy định về hợp đồng thuê tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2005.
Tương tự như vậy là quy định về hợp đồng ủy quyền với hợp đồng đại diện cho thương nhân, ở đây chỉ có điểm khác nhau duy nhất là về chủ thể của hợp đồng (đó là quy định tại Điều 141 Luật Thương mại 2005, cả bên giao đại diện và bên đại diện phải là thương nhân có chức năng kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ); hoặc là các quy định về hợp đồng thuê tài sản với các quy định về hợp đồng thuê hàng hóa. Cụ thể, Điều 480 Bộ luật Dân sự 2005 quy định hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê, còn Điều 269 Luật Thương mại 2005 quy định rằng cho thuê hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hóa (bên cho thuê) cho bên khác (bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền thuê. Như vậy, cách sử dụng từ ngữ không giống nhau nhưng về bản chất thì giống nhau.
Có quan điểm cho rằng, những quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 không cần thiết phải lặp lại trong trong Luật Thương mại năm 2005, vì sự lặp lại đó có lúc là thừa nếu có sự thống nhất, hoặc gây ra nhiều khó khăn khi áp dụng nếu không có sự thống nhất. Cụ thể như, Điều 422 Bộ luật Dân sự 2005 về mức phạt vi phạm và mối liên hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại so với nội dung quy định tại các Điều 301 và 307 Luật Thương mại 2005 là không có sự thống nhất, gây rất nhiều khó khăn cho việc áp dụng pháp luật bởi và trong rất nhiều trường hợp không thể xác định được hợp đồng thương mại hay hợp đồng dân sự [31, 10]. Ngoài ra, cần chú ý rằng việc phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại chỉ mang tính ước lệ, pháp luật của nhiều nước không có sự phân biệt trên thực tế do pháp luật về hợp đồng có sự thống nhất ở mức độ cao[32]; hoặc mối quan hệ giữa Luật thương
Điều 9 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động theo đúng ngành nghề được ghi trong chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng tại Điều 3 Nghị định 12 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại năm 2005 lại quy định rằng thương nhân có quyền xuất nhập khẩu tất cả các loại hàng hóa không phụ thuộc chúng có được ghi trong chứng nhận đăng ký kinh doanh hay không.
Mặc dù, khoản 4 Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2005 có quy định doanh nghiệp có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng phải phù hợp với khoản 1 Điều 9 Luật doanh nghiệp năm 2005; hoặc giữa Luật Thương mại năm 2005 và Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 cũng thiếu nhất quán, mặc dù bảo hiểm cũng được coi là hoạt động kinh doanh thương mại. Ví dụ, quan hệ giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với người bán bảo hiểm về bản chất là quan hệ đại diện thương mại vì người bán bảo hiểm luôn nhân danh doanh nghiệp khi bán bảo hiểm cho khách hàng và như vậy theo quy định của khoản 1 Điều 141 Luật Thương mại năm 2005 thì họ được coi là người đại diện, trong khi đó họ lại được gọi là đại lý bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Quy định giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2005 mới chỉ ra tác động của phần bị vô hiệu đối với toàn bộ giao dịch nói chung, mà chưa có quy định khi nào thì một phần của giao dịch vô hiệu (là yếu tố tiên quyết). Do đó, điều 135 cần điều chỉnh lại quy định về giao dịch vô hiệu một phần, cụ thể: “Khi một phần của giao dịch dân sự không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì phần đó bị vô hiệu. Các phần còn lại của giao dịch vẫn có hiệu lực nếu phần bị vô hiệu không ảnh hưởng đến việc thực hiện các phần còn lại của giao dịch”.
Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, tuy nhiên chưa xác định việc hoàn trả bằng tiền thì theo giá trị của vật tại thời điểm giao kết hay thời điểm hoàn trả và cũng chưa tính đến trường hợp có hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã giao thì ai sẽ là người nhận phần phát sinh đó. Để có đủ cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên, cần bổ sung quy định về giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, cụ thể: 1) Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật mà hoàn trả bằng tiền thì tính theo giá trị của vật tại thời điểm hoàn trả; 2) Trong trường hợp tài sản mà các bên chuyển giao có phát sinh hoa lợi,
lợi tức: nếu hoa lợi, lợi tức phát sinh một cách tự nhiên thì phải trả lại cùng với tài sản và người trả lại được thanh toán chi phí quản lý. Nếu hoa lợi, lợi tức hoàn toàn do kết quả của sáng kiến và công sức lao động của bên quản lý tài sản thì người quản lý tài sản không phải chuyển giao lại cùng với tài sản, nhưng phải thanh toán chi phí sử dụng tài sản cho bên kia. Đồng thời cần có quy định những trường hợp giao dịch vô hiệu tương đối: là những trường hợp không tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nhưng không bị vô hiệu.
Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2005 về giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn đã dự liệu trường hợp một bên nhầm lẫn do lỗi vô ý của bên kia, đây là quy định không khả thi vì trong các giao dịch dân sự, việc xác định lỗi cố ý, vô ý rất khó thực hiện, trong khi lại không dự liệu trường hợp một hoặc các bên cùng nhầm lẫn do không biết hoặc không buộc phải biết về sự nhầm lẫn.
Ngoài ra, trường hợp nhầm lẫn do thiếu thiện chí, tức là một bên biết bên kia nhầm nhưng cố ý để cho giao dịch xảy ra trên cơ sở sự nhầm lẫn đó, cũng không được quy định. Đây là những trường hợp nhầm lẫn cần được tuyên vô hiệu để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi thực hiện các giao dịch dân sự. Do đó, Bộ luật Dân sự năm 2005 cần bổ sung các trường hợp nhầm lẫn do một bên hoặc các bên không biết và không thể biết mình nhầm lẫn và trường hợp một bên biết bên kia nhầm lẫn nhưng vẫn cố ý thực hiện giao dịch trên cơ sở nhầm lẫn. Khi có nhầm lẫn về nội dung và/hoặc chủ thể của giao dịch dân sự thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu nếu đã yêu cầu bên kia thay đổi nội dung nhầm lẫn mà bên kia không chấp nhận thay đổi hoặc việc thay đổi không thể thực hiện được.
Hai là, đối với các doanh nghiệp (hoặc công ty). Vì sự phức tạp, năng động và
nhiều thử thách trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cần chú ý nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng cho các cán bộ của doanh nghiệp mình. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có khi giao kết và thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng.
Căn cứ giao kết hợp đồng đồng mua bán hàng hoá hiện nay là Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thương mại năm 2005. Khi
thực hiện việc giao kết hợp đồng các doanh nghiệp cần chú ý đến chủ thể ký kết hợp đồng – chủ thể phải là người đại điện cho doanh nghiệp theo pháp luật.
Hợp đồng cần có hình thức và nội dung phù hợp với quy định của pháp luật. Theo Luật Thương mại năm 2005 thì hình thức của hợp đồng khá đa dạng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay hình thức ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân chủ yếu là bằng văn bản. Nội dung trong hợp đồng cần quy định chi tiết và chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, quy định chặt chẽ về vấn đề thanh toán, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu và vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Việc quy định chi tiết và chặt chẽ nội dung hợp đồng sẽ giúp cho doanh nghiệp yên tâm hơn trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hang hóa và có thể bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trước pháp luật.
Ba là, xử lý hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu
Như luận văn đã nghiên cứu ở chương II, khi hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu thì các bên không phải chịu ràng buộc về quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Để tránh việc ký một hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu tuyệt thì khi ký hợp đồng các bên cần chú ý đến mục đích và nội dung của hợp đồng sao cho hợp đồng được ký kết không vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc không trái với đạo đức xã hội hoặc hợp đồng được xác lập không với mục đích giả tạo nhằm che dấu cho một hợp đồng khác. Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu tương đối khi có yêu cầu của một trong các bên hợp đồng và được tòa án thừa nhận, thì trong trường hợp này các bên của hợp đồng cần đàm phán lại để thỏa thuận lại với nhau về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng để hợp đồng có thể tiếp tục được thực hiện.
Trường hợp bản thân hợp đồng không hội tụ đủ các điều kiện có hiệu lực nhưng không bị coi là mặc nhiên vô hiệu mà chỉ coi là có thể bị vô hiệu vì tính hiệu lực của hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên ký kết. Như vậy, để hợp đồng mua bán hàng hóa không vô hiệu thì người ký kết là người thành niên; người không bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; hoặc tránh bị nhầm lẫn, không bị lừa dối, đe doạ; và chủ thể giao kết hợp đồng phải nhận thức được hành vi của mình.
Khi hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu thì xử lý theo quy định của pháp luật, tức là hợp đồng đó không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận hoặc cá bên tự thỏa thuận để giải quyết.
KẾT LUẬN
Thương mại nói chúng và mua bán hàng hóa nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia, vùng, lãnh thổ nào. Các quốc gia luôn trú trọng ban hành các chính sách ưu tiên, hỗ trợ để phát triển thương mại, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong việc làm ăn, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Để thúc đẩy kinh tế, giao thương hàng hóa thì việc các thương nhân ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa là điều cần thiết.
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, phần lớn trường hợp là các bên mong muốn thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng để đạt được lợi ích như cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng có thể xảy ra trường hợp một hoặc các bên vi phạm hợp đồng như: không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ, chậm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Thậm chí, không ít trường hợp một bên cố tình vi phạm hợp đồng nhằm đạt được các mục đích của riêng họ, hoặc hợp đồng vô hiệu toàn bộ, từng phần.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa luôn đóng vai trò quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Bởi vì ngoài việc bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho các bên hợp đồng mua bán hàng hóa, các quy định về chế độ trách nhiệm bồi hoàn (hoàn trả) do hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu hoặc bị tuyên vô hiệu, còn là công vụ pháp lý hữu hiệu để nhà nước điều chỉnh và củng cố kỷ luật hợp đồng, răn đe đối tượng mưu cầu trục lợi bằng việc vi cố ý phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, hoặc pà phương tiện bổ ích để các thương nhân lưu ý khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, tránh tối da việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu.
Trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định trong pháp luật quốc gia và nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì được điều chỉnh bằng pháp luật quốc gia và quốc tế. Pháp luật Việt Nam là Luật thương mại năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, là các văn bản có liên quan khác. Pháp luật quốc tế bao gồm các điều ước (đa phương, song phương) về thương mại quốc tế, các tập quán thương mại quốc tế,
trong đó đáng kể nhất và được áp dụng rộng rãi nhất là Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hai văn bản luật: Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật thương mại năm 2005, về cơ bản đã tạo được một hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa và quy định khung pháp lý đối với vấn đề trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, quy định tránh nhiệm của các bên đối với hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu và cách thức giải quyết hậu quả phát sinh. Tuy nhiên hai văn bản luật này vẫn chưa có được sự thống nhất và đồng bộ khi điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa, vẫn còn gây khó khăn trong việc áp dụng trong thực tiễn giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, chưa thực sự tạo được lòng tin cho doanh nghiệp (thương nhân) khi áp dụng và khi chọn luật Việt Nam để áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, Luật thương mại được ban hành năm 2005 khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế, đến nay đã thể hiện ít nhiều tính chưa phù hợp với WTO, do đó việc sửa đổi bổ sung là cần thiết nhằm phục vụ cho việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển và hoạt động mua bán hàng hóa bên trong và bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Việc nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó có sự so sánh, đối chiếu giữa các văn bản pháp luật Việt Nam với nhau và giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước phát triển và trong khu vực là cần thiết. Tác