hàng hóa
hàng hóa thương nhân, chủ thể kinh doanh trên trên thị trường9
trong nước và ngoài nước (hay nói một cách khác là thị trường trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia và trị trường liên quốc gia), đây vừa là nhu cầu vừa là hoạt động phát sinh mang tính thường xuyên giữa các thương nhân. Có thể nói trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, hầu như không có chủ thể kinh doanh (hay thương nhân) nào không ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng và hợp đồng thương mại nói chung. Chính vì nguyên nhân đó cho nên hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại, phát triển giao thương hàng hóa trên thị trường nội địa và thị trường ngoài nước của thương nhân nói riêng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và phục vụ cho cuộc sống con người nói chung.
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại và phát triển nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh, đã tạo ra sự đa dạng trong tự do hóa thương mại, tự do giao kết hợp đồng theo quy luật của kinh tế thị trường. Chính vì vậy, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã phát sinh ra vô số các mối quan hệ buôn bán, giao thương giữa các thương nhân với nhau có cùng quốc tịch trên cùng một lãnh thổ và giữa các
9 Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó, hoặc là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi, hoặc là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó, hoặc là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Trong kinh tế học, thị trường được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị