Hình thái quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái và cấu tạo giải phẫu của loài quýt gai (atalantia buxifolia) tại xã hoà chính, chương mỹ, hà nội (Trang 38)

Quả mọng, hình cầu, đường kính 10-12mm, có 2 hạt, khi còn non có màu xanh, chín có màu đen. Thời gian ra quả vào tháng 9- 2 nhưng có khi quả chín và kéo dài sang n m sau.

Hình 3.23. ình thái quả loài Quýt gai (Atalantia buxifolia)

3.6. Giới thiệu một số b i thuốc sử dụng cây Quýt gai (Atalantia buxifolia)

Qu t gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng hóa ứ chỉ thống, thuận khí hóa đàm thường d ng chữa phong thấp đau nhức, rắn cắn, cảm mạo, ho, đau dạ dày.

ài thuốc điều trị phong thấp: Rễ Quýt gai 10-15g. Đổ 350ml nước sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày, d ng lúc c n nóng, có thể phối hợp với thổ phục linh, ngưu tất, thiên niên kiện mỗi thứ 50g; ngâm với lít rượu, sau một tuần có thể uống; ngày uống 3-4 lần, mỗi lần một chén con[ 4].

Trị chứng rắn cắn: Khi bị rắn cắn lấy nắm lá Qu t gai tươi rửa sạch, giã nhỏ thêm ít muối, cho bát nước đã đun sôi để nguội vào, chắt lấy nước uống và bã d ng đắp vào vết cắn[ 5].

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc che sáng và tưới nước khác nhau đến loài Qu t gai, chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:

Trong các điều kiện che sáng và tưới nước khác nhau hình thái của cây có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện sống.

Rễ: Chiều dài rễ chính, chiều dài rễ bên đều tỷ lệ nghịch với việc nâng dần mức độ che sáng và tưới nước. Cây phát triển trong môi trường tự nhiên thiếu nước, cường độ ánh sáng mạnh nên hệ rễ phát triển mạnh hơn các ô thí nghiệm khác. Cấu tạo giải phẫu phần rễ thứ cấp ở các ô thí nghiệm không khác nhau nhiều.

Thân: Cây bụi, phần thân chính phát triển thời gian đầu, rồi nhanh chóng phân nhánh. Thân cây ở các ô TN khác nhau không khác nhau nhiều về cấu tạo. Trên mặt cắt ngang thân xuất hiện nhiều túi tiết dung sinh nằm ở phần vỏ trụ.

Lá: độ dày lá phụ thuộc nhiều vào điều kiện thí nghiệm, độ xẻ thuỳ của mép lá tỷ lệ thuận với mức độ che sáng và tưới nước. Cấu tạo lá ở các ô TN khác nhau là tương tự nhau.

* Kiến nghị

Loài Quýt gai (Atalantia buxifolia) có giá trị chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên tại địa phương chúng tôi đang nghiên cứu, số lượng cá thể loài còn lại rất ít do bị khai thác tận diệt và do sự thay đổi điều kiện sống của người dân. Ở nhiều địa phương khác người dân chưa biết tác dụng của loài nên phá bỏ đi nhiều, gây nên sự giảm dần về số lượng và mức độ xuất hiện của loài. Vì vậy, cần khuyến cáo cho người dân biết giá trị và môi trường thích nghi nhất đối với sự phát triển của loài để có biện pháp phát triển sao cho đạt n ng suất cao nhất, nên có những nghiên cứu sâu hơn về khả n ng sinh trưởng của loài quýt gai trong những điều kiện sinh thái, địa hình và thổ nhưỡng khác nhau.

Tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về các hợp chất hoá học, hoạt tính sinh học và các chỉ tiêu sinh l , cũng như cách gây trồng và ch m sóc cây để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các dẫn liệu sinh học về loài Quýt gai (Atalantia buxifolia).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bá (2007), Hình thái học Thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2012), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái, gi i ph u của một số loài thân leo tại trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, Luận v n tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

3. õ n Chi 2003), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y Học, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Hậu (2009), Bước đầu nghiên cứu hình thái, gi i ph u thích nghi cơ quan sinh dưỡng một số loài cây trong họ Đậu (Fabaceae), Luận v n tốt nghiệp Đại học, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

5. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Đỗ Thị Lan ương 20 2 , Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo gi i ph u của một số loại cây dây leo thuộc miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội.

7. Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội.

8. Bùi Thị Phương Nga 2006 , Nghiên cứu hình thái, gi i ph u cơ quan sinh dưỡng một số loài Thực vật thích nghi với môi trường sống nước ngọt, Luận v n tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Ngân (2009), Bước đầu nghiên cứu hình thái, gi i ph u thích nghi của một số loài trong họ Củ nâu (Dioscoreaceae), Luận v n tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

10. Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga 2004 , Hình thái - gi i ph u học Thực vật, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

11. Hoàng Thị Sản (2012), Phân loại học Thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Nghĩa Thìn 2007 , Phương pháp nghiên cứu Thực vật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

TÀI LIỆU TRÊN INTERNET 13. Http://cayxadenhoabinh.com/2012/07/4-loai-cay-thuoc-nam-chua-benh- than-hu.html 14. Http://www.123doc.vn/document/1088124-tai-lieu-cong-dung-chua-enh- cua-cay-quyt-gai-pdf.htm 15. Http://suckhoedoisong.vn/y-hoc-co-truyen/cay-quyt-gai-chua-phong-hap- dau-nhuc-cam-mao-20120919093549958.htm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái và cấu tạo giải phẫu của loài quýt gai (atalantia buxifolia) tại xã hoà chính, chương mỹ, hà nội (Trang 38)