Cấu tạo gai loài Quýt gai (Atalantia buxifolia)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái và cấu tạo giải phẫu của loài quýt gai (atalantia buxifolia) tại xã hoà chính, chương mỹ, hà nội (Trang 30)

3.3.1. Hình thái của gai

Theo đặc điểm về dạng sống, đặc trưng cho các loài trong họ Cam, Quýt gai còn có rất nhiều gai, thường nằm ở nách lá, khi trưởng thành nhọn và sắc, thường dài khoảng 2-3cm, được người dân sử dụng để nhể ốc, trồng làm hàng rào..v.v. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy cấu tạo của gai tương đồng với cấu tạo giải phẫu của thân cây. Khi còn non, thân có cấu tạo sơ cấp thì vỏ ngoài có màu xanh lục. Theo thời gian vỏ ngoài của các gai có màu nâu đậm hơn.

3.3.2. C u t o của gai

Trên lát cắt ngang thân gai tiết diện khá tròn, với phần trụ chiếm diện tích lớn hơn phần vỏ (Hình 11, 12).

Ngoài cùng là lớp biểu bì, dày lên ở vách ngoài, tác dụng chính là bảo vệ và che chở cho các mô phía trong.

Bên trong biểu bì là 2-3 lớp mô dày, giữ chức n ng nâng đỡ cho cây, cùng với đó tạo nên sự vững chắc cho gai ngay từ khi chúng hình thành.

Tiếp theo là các tế bào mô mềm vỏ, tuy nhiên so với mô mềm ruột thì mô mềm vỏ có kích thước nhỏ hơn và số lớp cũng ít hơn, khoảng 3-4 lớp.

Trên hình ảnh cấu tạo giải phẫu gai của loài quýt gai (Atalantia buxifolia)

chúng tôi tiếp tục quan sát thấy các túi tiết dung sinh phân bố rải rác. Điều này chứng tỏ lượng tinh dầu của cây nhiều và phân bố ở khắp các bộ phận trong cây.

Bên trong các tế bào mô mềm vỏ là các lớp tế bào mô cứng. Tương tự với cấu tạo của thân, ở gai các tế bào mô cứng tập hợp thành từng nhóm khoảng 5-7 tế bào. Các nhóm này nằm cạnh nhau tạo thành vòng bao quanh gai, nhờ có các mô nâng đỡ như mô dày và mô cứng đã tạo nên sự cứng rắn của gai.

Vòng libe khoảng 2-3 lớp tế bào bao quanh phía ngoài tầng gỗ. Ngoài ra, hầu như không quan sát thấy các mạch gỗ trên lát cắt ngang. Theo chúng tôi, có thể do không cần vận chuyển nước và ion khoáng cho lá nên mạch gỗ và libe cũng hạn chế phát triển.

. Lông đơn bào 2. ần 3. Mô dày 4. Mô mềm vỏ 5. Gỗ 6. Mô mềm ruột

3.4. Lá cây

3.4.1. Hình thái lá cây

Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, đầu tròn, thuôn tròn ở phía cuống. Lá mọc trên thân và cành của cây. Mặt dưới lá có rất nhiều điểm tinh dầu sáng. Gân hình lông chim, gân chính lồi ở mặt dưới, mặt trên phẳng.

Mặt trên và dưới lá thi thoảng có một số lông đơn bào. Khi c n non lá có màu xanh nhạt, khi trưởng thành có màu lục đậm hơn (Hình 13).

Cuống lá có hình trụ, hơi lõm ở phía gốc cuống lá nối với thân hoặc cành, cuống lá dài 0,5–1 cm.

Hình dạng lá: lá đơn, mép lá hơi xẻ thuỳ tuy nhiên độ xẻ thuỳ ở các cây phụ thuộc phần nào vào chế độ chiếu sáng. Mép lá loài quýt gai chủ yếu ở dạng lượn sóng. Mặt sau của lá có các chấm nhỏ chứa tinh dầu, thể hiện nét đặc trưng của các cây họ Cam.

Màu sắc của lá: Ở các ô thí nghiệm che sáng lá có màu sẫm, phiến lá lớn, mỏng và mềm hơn, ít mạng gân. Chính những đặc điểm này đã giúp chúng sử dụng được nhiều ánh sáng nhất cho dù ở cường độ chiếu sáng thấp. Ở các ô thí nghiệm

1 2 3 4 5 6

Hình 3.11. Cấu tạo gai của loài quýt gai (Atalantia buxifolia)

Hình 3.12. Cấu tạo chi tiết miền vỏ gai của loài qu t gai

tưới nước kích thước lá nhỏ hơn nhưng lá dày và có màu lục.

Nhận xét: Khi tiến hành nghiên cứu trên loài quýt gai (Atalantia buxifolia),

chúng tôi nhận thấy nếu nâng dần mức độ che sáng thì độ xẻ thuỳ ở mép lá t ng lên, nếu độ che sáng giảm thì độ xẻ thuỳ ở mép lá giảm.

3.4.2. C u t o lá cây

Lá là cơ quan sinh dưỡng với chức n ng dưỡng khí – chế tạo chất hữu cơ, tại đây có các hoạt động sinh lý mạnh nhất. Do đó lá có nhiều hoạt động thích nghi hoàn hảo với các yếu tố của môi trường.

3.4.2.1. Cấu tạo phiến lá Quýt gai (Atalantia buxifolia)

Mặt trên và mặt dưới phiến lá gồm một lớp tế bào biểu bì hình phiến xếp sít nhau. Tuy nhiên, kích thước tế bào biểu bì trên lớn hơn kích thước tế bào biểu bì dưới. Mặt trên của phiến lá c n được phủ lớp cuticun có tác dụng bảo vệ, hạn chế thoát hơi nước.

Biểu bì trên gồm một lớp tế bào hình chữ nhật, vách tế bào ít ngoằn ngoèo và được phủ lớp cuticun, tuy nhiên vách ngoài dày hơn vách bên và vách trong để đảm bảo cho chức n ng bảo vệ các mô bên trong. Mặt trên của phiến lá còn có một số lông đơn bào đảm nhận chức n ng che chở cũng như tán xạ ánh sáng, giảm bớt nhiệt độ cho cây.

Hình 3.13. Lá cây ở ô TN che sáng 50%

Hình 3.14. Lá cây ở ô TN che sáng 100%

Thịt lá phân hoá thành mô giậu và mô xốp. Bên dưới lớp biểu bì trên là lớp tế bào mô giậu xếp thành hàng theo trục dài thẳng đứng vuông góc với mặt lá, các tế bào mô giậu có chứa chất diệp lục giữ vai trò chủ yếu là quang hợp cho cây.

ên dưới lớp tế bào mô giậu là các tế bào mô xốp có hình trứng, chiếm tới 2/3 bề dày của phiến lá. Tuy nhiên, các tế bào có kích thước không đồng đều nhau, sắp xếp một cách rời rạc và để lại các khoảng gian bào, như vậy các tế bào mô xốp sẽ đảm bảo được chức n ng dự trữ và trao đổi khí. Ngoài ra, các tinh thể canxi oxalat xuất hiện một cách rải rác trên mặt cắt ngang phiến lá.

Phần tiếp giáp giữa tế bào mô giậu và mô xốp là các bó dẫn nhỏ nằm, chúng tham gia vào chức n ng dẫn truyền các chất bên trong lá.

Như vậy, với các đặc điểm cấu tạo giải phẫu phù hợp với chức n ng đã giúp mô giậu thực hiện chức n ng đồng hoá, tổng hợp chất hữu cơ c n mô xốp đảm nhiệm chức n ng chuyển các sản ph m tạo thành trong quang hợp và trao đổi khí.

1

2

3

Hình 3.15. Cấu tạo phiến lá loài Quýt gai (Atalantia buxifolia)

Hình 3.16. Một phần cấu tạo phiến lá loài Quýt gai (Atalantia buxifolia)

ảng 3.3. Cấu tạo phiến lá loài quýt gai (Atalantia buxifolia) ở các ô TN che sáng và tưới nước khác nhau.

Ô TN Số lớp tế bào biểu bì trên Số lớp tế bào biểu bì dưới Số lớp tế bào mô giậu Số lớp tế bào mô xốp I 1 1 2 6-7 II 1 1 2 6-7 III 1 1 2 6-7 IV 1 1 2 6-7 V 1 1 2 6-7 VI 1 1 2 6-7 VII 1 1 2 6-7 VIII 1 1 2 6-7 IX 1 1 2 6-7

Qua bảng số liệu trên, chúng tôi thấy sự sắp xếp các mô trong lá cây quýt gai tuy ở các ô thí nghiệm khác nhau nhưng tương đối giống nhau, chỉ khác nhau ở kích thước các tế bào. Cấu tạo phiến lá cây quýt gai mang cấu trúc điển hình của đại diện lớp Hai lá mầm.

3.4.2.2. Cấu tạo gi i ph u gân chính của lá

Hình 3.17. Cấu tạo gân chính lá non của loài Quýt gai (Atalantia buxifolia)

Hình 3.18. Cấu tạo gân chính lá già loài Quýt gai (Atalantia buxifolia)

1. Mô mềm vỏ 2. Mô cứng 3. Libe 4. Gỗ 5. Mô mềm ruột

1

3 4

5 2

Mặt dưới sát lớp biểu bì là các tế bào mô dày. Tuy nhiên ở lá non, lớp mô dày nhiều hơn 3-4 lớp), ở lá già vòng mô cứng phát triển mạnh hơn nên mô dày và mô mềm ít hơn so với lá non.

Các tế bào mô mềm có kích thước lớn nhưng không bằng nhau và không xếp sít nhau nên đảm bảo chức n ng dự trữ cho cây.

Mô cứng là các tế bào bắt màu xanh khi nhuộm kép và tạo thành một vòng bao quanh bó dẫn, giữ chức n ng chủ yếu là nâng đỡ. Ở lá non, các tế bào mô cứng có kích thước đều nhau, xếp thành vòng đều và liên tục, còn các tế bào mô cứng ở lá già thì tập hợp thành các đám từ 7-10 tế bào.

Bó dẫn của lá là bó dẫn chồng chất: libe dưới - gỗ trên. Các bó dẫn nằm trong lớp mô mềm, thường xếp thành hình cung, mặt lõm quay lên trên.

Mô mềm gỗ gồm có 1-2 dãy tế bào hình đa giác nằm giữa hai bó gỗ. Các tế bào libe nằm sát mạch gỗ có hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, các tế bào libe còn lại hình đa giác, kích thước nhỏ, xếp lộn xộn. Tinh thể canxi oxalat hình cầu gai kích thước khá to, xuất hiện nhiều trong mô giậu. Ngoài ra, chúng còn phân bố rải rác trong mô mềm và mô dày.

Quan sát cấu tạo của mặt trên và mặt dưới lá.

Phiến lá gồm biểu bì trên và biểu bì dưới, thường là một lớp tế bào hình chữ nhật. Tế bào biểu bì trên kích thước to hơn so với các tế bào biểu bì dưới.

Ảnh 3.19. iểu bì mặt dưới của lá loài Quýt gai (Atalantia buxifolia)

Ảnh 3.20. iểu bì mặt trên của lá loài Quýt gai (Atalantia buxifolia)

Biểu bì ở mặt dưới của lá có rất nhiều tế bào lỗ khí, còn mặt trên lá hầu như không có. Sự phân bố lỗ khí của cây phụ thuộc vào điều kiện sống. Môi trường thuỷ sinh, thực vật sống ngập chìm trong nước thường không có lỗ khí. Môi trường m ướt lỗ khí nằm mặt trên lá. Môi trường khô hạn, lỗ khí nằm tậptrung chủ yếu ở mặt dưới lá. Các cây ưa sáng lỗ khí nhiều hơn cây ưa bóng để giúp lá cây thoát hơi nước, phát tán nhiệt, tránh cho cây bị đốt nóng.

Cuống lá (Hình 22) có cấu tạo đối xứng qua một mặt phẳng và bao gồm các phần từ ngoài vào trong như sau:

Biểu bì được cấu tạo bởi những tế bào hình chữ nhật kéo dài theo trục cuống lá, một số tế bào biểu kéo dài tạo thành các lông che chở.

Mô dày nằm sát lớp biểu bì có nhiệm vụ nâng đỡ cuống lá. Bó libe - gỗ xếp thành vòng tròn.

Phần mô mềm vỏ chiếm diện tích khá lớn trên mặt cắt ngang của cuống, đặc biệt phần mô mềm vỏ này lớn hơn rất nhiều so với phần trụ giữa.

Hình 3.21. Cấu tạo giải phẫu cuống lá loài Quýt gai (Atalantia buxifolia) 1. Lông che chở 2. Biểu bì 3. Mô mềm vỏ 4. Mô cứng

5. Libe 6. Gỗ 7. Mô mềm ruột

1 3 4 5 6 7 2

Nhận xét: Qua quá trình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc che sáng và tưới nước khác nhau đến hình thái và cấu tạo của lá quýt gai, chúng tôi nhận thấy lá loài quýt gai khá dày và cứng. Hình thái lá bị ảnh hưởng bởi chế độ che sáng và tưới nước như: sự lượn sóng của mép và độ sâu của mép lá tỷ lệ thuận với chế độ che sáng và tưới nước. Nếu càng nâng mức độ che sáng và tưới nước, độ lượn sóng của mép lá càng t ng để chống lại sự mất nước, giảm bớt các tác động khi va chạm và sự huỷ hoại tế bào của tia bức xạ.

Về cấu tạo giải phẫu lá loài Quýt gai mang cấu tạo điển hình của đại diện Hai lá mầm. Biểu bì có một lớp, lỗ khí tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá. Mô giậu có 1 -2 lớp tế bào. Các tế bào mô xốp nhiều hơn tới 5-6 lớp. Nhìn chung ở chế độ che sáng và tưới nước khác nhau thì cấu tạo của lá có sự sai khác nhau nhưng không nhiều.

3.5. Hoa v quả

Theo quan sát, chúng tôi nhận thấy thời gian ra hoa của loài Quýt gai vào khoảng tháng 6-8, có quả tháng 9-12. Quả non màu xanh, khi chín có màu đen.

3.5.1. Hình thái của hoa

Hoa mọc từ thân gần như không cuống, hoa đơn độc hay tụ thành 2- 3 bông ở nách lá. Đài hoa có màu vàng nâu.

Tràng hoa màu trắng dài 4-5 mm, nhị hoa màu vàng dài 2-3mm.

3.5.2. Hình thái qu

Quả mọng, hình cầu, đường kính 10-12mm, có 2 hạt, khi còn non có màu xanh, chín có màu đen. Thời gian ra quả vào tháng 9- 2 nhưng có khi quả chín và kéo dài sang n m sau.

Hình 3.23. ình thái quả loài Quýt gai (Atalantia buxifolia)

3.6. Giới thiệu một số b i thuốc sử dụng cây Quýt gai (Atalantia buxifolia)

Qu t gai có vị cay, tính ấm, có tác dụng hóa ứ chỉ thống, thuận khí hóa đàm thường d ng chữa phong thấp đau nhức, rắn cắn, cảm mạo, ho, đau dạ dày.

ài thuốc điều trị phong thấp: Rễ Quýt gai 10-15g. Đổ 350ml nước sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày, d ng lúc c n nóng, có thể phối hợp với thổ phục linh, ngưu tất, thiên niên kiện mỗi thứ 50g; ngâm với lít rượu, sau một tuần có thể uống; ngày uống 3-4 lần, mỗi lần một chén con[ 4].

Trị chứng rắn cắn: Khi bị rắn cắn lấy nắm lá Qu t gai tươi rửa sạch, giã nhỏ thêm ít muối, cho bát nước đã đun sôi để nguội vào, chắt lấy nước uống và bã d ng đắp vào vết cắn[ 5].

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc che sáng và tưới nước khác nhau đến loài Qu t gai, chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:

Trong các điều kiện che sáng và tưới nước khác nhau hình thái của cây có sự thay đổi để phù hợp với điều kiện sống.

Rễ: Chiều dài rễ chính, chiều dài rễ bên đều tỷ lệ nghịch với việc nâng dần mức độ che sáng và tưới nước. Cây phát triển trong môi trường tự nhiên thiếu nước, cường độ ánh sáng mạnh nên hệ rễ phát triển mạnh hơn các ô thí nghiệm khác. Cấu tạo giải phẫu phần rễ thứ cấp ở các ô thí nghiệm không khác nhau nhiều.

Thân: Cây bụi, phần thân chính phát triển thời gian đầu, rồi nhanh chóng phân nhánh. Thân cây ở các ô TN khác nhau không khác nhau nhiều về cấu tạo. Trên mặt cắt ngang thân xuất hiện nhiều túi tiết dung sinh nằm ở phần vỏ trụ.

Lá: độ dày lá phụ thuộc nhiều vào điều kiện thí nghiệm, độ xẻ thuỳ của mép lá tỷ lệ thuận với mức độ che sáng và tưới nước. Cấu tạo lá ở các ô TN khác nhau là tương tự nhau.

* Kiến nghị

Loài Quýt gai (Atalantia buxifolia) có giá trị chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên tại địa phương chúng tôi đang nghiên cứu, số lượng cá thể loài còn lại rất ít do bị khai thác tận diệt và do sự thay đổi điều kiện sống của người dân. Ở nhiều địa phương khác người dân chưa biết tác dụng của loài nên phá bỏ đi nhiều, gây nên sự giảm dần về số lượng và mức độ xuất hiện của loài. Vì vậy, cần khuyến cáo cho người dân biết giá trị và môi trường thích nghi nhất đối với sự phát triển của loài để có biện pháp phát triển sao cho đạt n ng suất cao nhất, nên có những nghiên cứu sâu hơn về khả n ng sinh trưởng của loài quýt gai trong những điều kiện sinh thái, địa hình và thổ nhưỡng khác nhau.

Tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về các hợp chất hoá học, hoạt tính sinh học và các chỉ tiêu sinh l , cũng như cách gây trồng và ch m sóc cây để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các dẫn liệu sinh học về loài Quýt gai (Atalantia buxifolia).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bá (2007), Hình thái học Thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2012), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái, gi i ph u của một số loài thân leo tại trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, Luận v n tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.

3. õ n Chi 2003), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y Học, Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Hậu (2009), Bước đầu nghiên cứu hình thái, gi i ph u thích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hình thái và cấu tạo giải phẫu của loài quýt gai (atalantia buxifolia) tại xã hoà chính, chương mỹ, hà nội (Trang 30)