Trong giai đoạn vận hành

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án mở rộng nhà máy sản xuất phân bón (Trang 96)

CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔ

4.1.2 Trong giai đoạn vận hành

4.1.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Khi dự án đi vào hoạt động, các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do hoạt động giao thông của các phương tiện vận chuyển (như xe ô tô, xe gắn máy) ra vào dự án, do hoạt động sản xuất và tác động từ sự phân hủy rác.

a) Giảm thiểu ô nhiễm do bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển

Hiện tại, Toàn bộ khuôn viên nhà máy đã được bê tông hóa nhằm tạo thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, đồng thời tiến

hành phun nước tạo ẩm lên các tuyến đường vào những thời điểm xe lưu thông vào mùa nắng. Ngoài ra, do Cơ sở thuê lại nhà xưởng đã được xây dựng sẵn nên xung quanh khu vực Nhà máy đều có cây xanh do tổng kho ... trồng nên sẽ góp phần chắn bụi và khí thải từ hoạt động giao thông lan ra môi trường xung quanh.

Các phương tiện vận chuyển sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Để hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm không khí do hoạt động của các phương tiện vận chuyển, Cơ sở sẽ chú trọng thực hiện thêm các biện pháp sau:

˗ Tất cả phương tiện vận chuyển ra vào nhà máy phải đạt tiêu chuẩn của Cục đăng kiểm;

˗ Phương tiện giao thông khi lưu thông trong khuôn viên công ty cần giảm tốc độ < 10 km/h;

˗ Đối với các phương tiện bốc dỡ và các xe vận chuyển thuộc tài sản của nhà máy, tiến hành bảo dưỡng định kỳ, vận hành đúng tải trọng để giảm thiểu các khí thải độc hại từ các phương tiện này; Không sử dụng các loại phương tiện cũ nát, hết thời gian lưu hành cho phép;

˗ Các biện pháp trên sẽ được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện của dự án.

Ưu điểm và nhược điểm

˗ Ưu điểm: dễ thực hiện, ít tốn kém chi phí.

˗ Nhược điểm: hạn chế lượng phát thải bụi vào không khí chứ không xử lý triệt để.

Mức độ khả thi và hiệu quả của biện pháp

Có mức độ khả thi cao do áp dụng thuận tiện, dễ thực hiện, ít chi phí đầu tư, tuy nhiên hiệu quả giảm thiểu mang tính tạm thời, đòi hỏi cần theo dõi thường xuyên.

b) Giảm thiểu bụi, tiếng ồn từ quá trình nhập kho và xuất kho nguyên vật liệu

Đối với bụi từ quá trình bốc xếp nguyên liệu, sản phẩm tại sân bãi, kho chứa và bụi từ các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực kho bãi. Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có thể xảy ra đến sức khỏe của công nhân trực tiếp vận hành cũng như đối với khu vực xung quanh, Công ty sẽ thực hiện việc thu dọn vệ sinh hàng ngày, thường xuyên phun nước làm mát và tạo ẩm nhằm hạn chế bụi phát tán vào không khí. Đồng thời, Công ty đã thực hiện các biện pháp sau để ngăn bụi phát tán ra môi trường xung quanh:

˗ Nhựa hoá đường vận chuyển trong khuôn viên Công ty;

˗ Đối với các phương tiện bốc dỡ và vận chuyển thuộc tài sản của Công ty, tiến hành bảo dưỡng định kỳ, vận hành đúng tải trọng để giảm thiểu các khí thải độc hại phát sinh;

˗ Việc nhập các nguyên vật liệu sẽ được bố trí hợp lý về thời gian và không gian như: không nhập kho vào thời tiết xấu, gió mạnh, chỉ nhập kho các nguyên liệu đã chọn vào vị trí chứa thích hợp;

˗ Không nhập và xuất nguyên vật liệu quá nhiều: dự kiến các loại nguyên vật liệu cần thiết sẽ được xuất và nhập kho đủ dùng trong 1 tuần sản xuất;

˗ Thiết kế nhà kho và nhà chứa phải hợp lý;

˗ Trang bị khẩu trang, bảo hộ lao động, nút tai chống ồn cho những nhân viên trực tiếp làm việc tại khu vực.

Quá trình này đã được áp dụng cho hoạt động của nhà máy hiện hữu với các kết quả đều đạt theo quy định (tham khảo tại khoản b, mục 3.1.2.1)

c) Kiểm soát ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất

Trong quá trình hoạt động sản xuất tại nhà máy, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp sau nhằm giảm thiểu ô nhiểm môi trường lao động do hoạt động sản xuất:

˗ Bố trí mặt bằng sản xuất phải phù hợp với quy trình sản xuất; ˗ Bố trí nhà xưởng thông thoáng, đảm bảo không khí lưu thông tốt; ˗ Các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của dự án mới là thiết bị hiện đại để hạn chế lượng bụi phát sinh, tránh thất thoát và lãng phí

nguyên vật liệu cao nhất; Hơn nữa hạn chế phát sinh bụi cũng là mục tiêu của dự án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế tổn thất về kinh tế;

˗ Tại những vị trí có phát sinh bụi như khu vực nạp liệu từ các silo xuống băng tải, khu vực đóng bao… sẽ có hệ thống các chụp hút và đường ống thu hồi bụi làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất;

˗ Sử dụng phương pháp đóng bao tự động để hạn chế phát sinh bụi sản phẩm gây lãng phí và giảm ô nhiễm không khí;

˗ Các máy móc sẽ được thường xuyên kiểm tra, bảo trì định kỳ, đảm bảo thiết bị hoạt động ở điều kiện tối ưu;

˗ Công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: khẩu trang, giầy, quần áo bảo hộ lao động v.v;

˗ Huấn luyện công nhân các kỹ năng sản xuất để hạn chế thấp nhất sự thất thoát của nguyên liệu;

˗ Xây dựng quy trình sản xuất và hướng dẫn công nhân thực hiện đúng quy trình sản xuất. Lãnh đạo công ty sẽ cắt cử cán bộ chuyên trách để thường xuyên giám sát việc tuân thủ theo quy trình sản xuất của công nhân.

Trên đây là những phương pháp đã áp dụng tại dự án hiện hữu và sẽ tiếp tục được duy trì cho dự án mới. Tuy nhiên, hiện tại nhà máy vẫn chưa có hệ thống xử lý bụi mà chỉ áp dụng các biện pháp quản lý là chủ yếu. Việc này vừa gây thất thoát nguyên liệu, sản phẩm, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân trực tiếp sản xuất do thường xuyên tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm.

Mặc dù, theo kết quả phân tích chất lượng không khí bên trong nhà xưởng hiện tại, các chỉ tiêu phân tích đều đạt so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 (theo BCGSMT định kỳ 6 tháng cuối năm 2012 và kết quả khảo sát môi trường không khí ngày 29/8/2013). Tuy nhiên, về mặt cảm quan, mùi hôi tại nhà máy là rất lớn. Vì vậy, khi triển khai dự án mới, ngoài các biện pháp quản lý như đã trình bày ở trên,

công ty sẽ xây dựng hệ thống thu gom, xử lý và thoát khí thải nhằm cải thiện môi trường làm việc và tránh thất thoát nguyên liệu, tăng hiệu quả sản xuất.

Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý được trình bày như sau: Chụp hút

Đường ống dẫn

Bụi từ các khu vực phát sinh bụi: sàng rung, công đoạn trộn, đóng bao, chảo quay… Quạt hút

Cyclon Bụi

Ống khói

Hình 4. Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý bụi cho xưởng sản xuất

Thuyết minh quy trình:

Tại các vị trí phát sinh bụi như gàu tải, sàng rung… sẽ lắp đặt các chụp hút bụi. Dưới lực hút của quạt hút, dòng khí mang bụi đi theo hệ thống đường ống dẫn khí đến thiết bị tách bụi cyclone. Tại cyclone, dưới tác dụng của dòng khí xáo động, tạo lực quán tính cho các hạt bụi và quá trình chuyển động ly tâm sẽ làm các hạt bụi va vào thành cyclon và lắng xuống đáy cyclon. Ở đáy phễu của cyclon có lắp van để xả bụi vào thùng chứa. Bụi thu hồi sẽ được tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất phân bón. Dòng khí chứa bụi qua cyclon có thể giảm được khoảng 60- 65% hàm lượng bụi.

Khí sạch sau xử lý đạt QCVN 21:2009/BTNMT, cột B với Kp = 1, Kv = 1 sẽ được thải ra ngoài môi trường bằng ống khói với chiều cao được thiết kế hợp lý, đảm bảo cao hơn chiều cao của nhà xưởng sản xuất khoảng 3 m. Chiều cao ống khói khoảng 10m.

Hình 4. Hình ảnh minh họa nguyên lý hoạt động của cyclon

Ưu điểm và nhược điểm:

˗ Ưu điểm: xử lý triệt để, đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 21:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học, cột B với Kp = 1, Kv = 1. Tránh thất thoát nguyên liệu.

˗ Nhược điểm: Tăng tổng vốn đầu tư và kinh phí vận hành

Mức độ khả thi và hiệu quả của biện pháp:

Khi áp dụng biện pháp trên trong quá trình hoạt động sẽ giảm thiểu lượng bụi phát sinh, giảm thất thoát nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất.

d) Kiểm soát ô nhiễm không khí từ khu vực chứa sản phẩm

Do đặc tính của phân đạm là dễ hút ẩm, dễ bay hơi nên trong quá trình lưu trữ, bảo quản cần để phân nơi khô ráo, thoáng mát, mái kho không bị dột bởi vì phân hút ẩm sẽ bị biến chất, hạt phân phình to lên làm rách bao bì và làm hỏng bao bì đựng. Không được phơi ra nắng hay để nơi có ánh nắng chiếu vào, nếu để phân tiếp xúc với ánh nắng và không khí, phân bón ure sẽ bị phân hủy và phát sinh NH3.

Tại nhà máy hiện nay, phân bón sau khi sản xuất sẽ được vận chuyển ngay tới nơi tiêu thụ, nếu có lưu trữ tại nhà máy cũng chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 1 – 2 ngày. Vì vậy, cũng hạn chế được phần nào khả năng gây ô

nhiễm không khí trong quá trình lưu trữ sản phẩm tại nhà máy. Tuy nhiên để tránh ảnh hưởng tới môi trường không khí nói chung cũng như sức khỏe của công nhân nói riêng do ảnh hưởng của khí NH3 tồn đọng trong kho, công ty đã bố trí các quạt hút để thông gió cưỡng bức ra bên ngoài. Ngoài ra, trên mái nhà xưởng có bố trí các đĩa quay tản nhiệt giúp nhà xưởng được thông thoáng hơn, tránh ẩm ướt làm chảy phân và phát sinh NH3; các bao phân được đặt trên các pallet, cách ly với nền đất và không không để chung phân đạm cùng với các loại phân khác để tránh ẩm ướt.

e) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí khác

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom và lưu trữ đúng quy định nhằm hạn chế phát sinh mùi. Khu chứa rác thải sẽ được bố trí tại khu vực thoáng khí, có mái bao che để hạn chế mùi hôi thối và ngăn chặn nước mưa. Thời gian lưu giữ các loại rác thải phát sinh mùi hôi thối tối đa là 2 ngày. Định kỳ 1 lần/ngày dọn vệ sinh tại khu vực lưu giữ chất thải.

Nhận xét hiệu quả của biện pháp

Dễ thực hiện, ít tốn chi phí đầu tư, có mức độ khả thi cao và đây là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế khí thải sinh ra từ quá trình phân hủy rác. Hiện tại nhà máy hiện hữu cũng đang áp dụng biện pháp này và hiệu quả rất khả quan thông qua kết quả phân tích chất lượng không khí bên ngoài nhà xưởng.

4.1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Phương án quản lý nước mưa, nước thải tại Nhà máy được trình bày tóm tắt trong hình sau: Nước thải sinh hoạt Nước mưa Hố ga và song chắn rác Bể tự hoại 3 ngăn

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA CỦA KCN Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI CỦA KCN

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án mở rộng nhà máy sản xuất phân bón (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w