Nhiệt độ không khí

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án mở rộng nhà máy sản xuất phân bón (Trang 47)

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1.2.1.Nhiệt độ không khí

Trên cơ sở thống kê số liệu từ năm 2006 – 2012 tại các trạm đo thể hiện trong Bảng 2.1 cho thấy:

˗ Nhiệt độ trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Tân An: 26,9oC.

˗ Nhiệt độ trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Mộc Hoá: 27,4oC.

˗ Nhiệt độ trung bình mùa khô là: 26,5oC và mùa mưa là 27,3oC. ˗ Nhiệt độ cao nhất thường là tháng 4 và 5 (29oC), Nhiệt độ thấp nhất thường là tháng 12 và tháng 1 (24,7oC).

˗ Nhiệt độ cao nhất trong năm có thể đạt 40oC và thấp nhất 14oC ˗ Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất khoảng 4 – 4,5oC.

˗ Chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm: 10 - 13oC (mùa mưa) và 7 - 9oC (mùa khô).

Bảng 2. Diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012

Trạm Nhiệt độ trung bình tháng (oC)

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Tân

An 24,5 24,9 26,5 28,4 28,1 27,3 26,6 26,5 26,5 26,5 26,5 25,2 Mộc

Hóa 23,8 26,4 27,6 29 28,7 28,1 27,3 27,6 28 28 27,9 26,4

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán, pha loãng và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển càng nhanh và thời gian lưu các chất trong khí quyển càng nhỏ. Đồng thời nhiệt độ còn là yếu tố làm thay đổi quá trình bay hơi dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi, là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động. Vì vậy khi tính toán, dự báo ô nhiễm không khí và đề xuất giải pháp khống chế cần thiết phải phân tích đến yếu tố nhiệt độ.

2.1.2.2. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng mưa, vào các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình tại các trạm quan trắc ở từ 79,4 đến 88%, cao nhất vào mùa mưa 92% và thấp nhất vào các tháng mùa khô 73%.

˗ Độ ẩm trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Tân An: 87,3% ˗ Độ ẩm trung bình các năm (2006 – 2012) tại trạm Mộc Hóa: 80,3%

˗ Độ ẩm tháng cao nhất: 91% (tháng 9) ˗ Độ ẩm tháng thấp nhất: 78% (tháng 2)

Bảng 2. Diễn biến độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012

Trạm Độ ẩm trung bình tháng (%)

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Tân An 86,8 86,6 83,4 80,8 84,6 89,2 89,8 90,6 90,8 89,8 87,4 87,6 Mộc

Hóa 78 78,6 77 76,2 81,8 83,8 85,2 83,8 82,4 80,6 78,8 77,6

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh , 2012

Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ là một trong những yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe con người đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự thích nghi và phát triển của hệ sinh thái bao gồm cả động vật và thực vật. Khi xét đến khía cạnh môi trường thì độ ẩm

không khí là một trong những yếu tố tác động lên quá trình phân hủy chất hữu cơ, quá trình pha loãng và chuyển hóa của các chất ô nhiễm không khí. Vì vậy, như các yếu tố trên, ta cần quan tâm đến độ ẩm trong đánh giá, dự báo tác động môi trường.

2.1.2.3. Lượng mưa

Một năm chia ra 2 mùa rõ rệt:

˗ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa khoảng 1.200 - 1.400mm, chiếm 95 – 97% lượng mưa cả năm, lượng mưa cao nhất là tháng 9 và tháng 10.

˗ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 với lượng mưa khoảng 92 – 141mm chiếm khoảng 3 – 5% lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa giảm đi rõ rệt, các dòng sông thường có lưu lượng nhỏ nhất, mực nước ngầm hạ thấp sâu hơn và mực nước biển xâm nhập vào đất liền theo các con sông đạt giá trị lớn nhất.

Bảng 2. Diễn biến lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012

Trạm Lượng mưa trung bình tháng (mm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Tân

An 2,96 11,36 2,3 33,26 158,96 169,36 203,14 160,14 230,5 244,1 105,98 42,4 Mộc

Hóa 5,36 0,6 4,62 56,38 102,56 175,22 233,98 157,96 288,64 378,38 142,74 74,68

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê tỉnh , 2012

Chế độ mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí, mưa sẽ cuốn theo và rửa sạch các loại bụi và chất ô nhiễm trong khí quyển, làm giảm nồng độ các chất này. Đồng thời nước sẽ pha loãng và mang theo các chất trên mặt đất (đặc biệt là rửa phèn), làm giảm mức độ ô nhiễm cho môi trường đất. Vì vậy khi xem xét, đánh giá, dự báo chất lượng môi trường và đề xuất giải pháp giảm

thiểu ô nhiễm môi trường thì việc phân tích và tính toán lượng mưa tự nhiên là cần thiết.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án mở rộng nhà máy sản xuất phân bón (Trang 47)