Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thả

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án mở rộng nhà máy sản xuất phân bón (Trang 63)

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1.1.1.Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thả

Do dự án sử dụng lại các hạng mục công trình đã có sẵn, nên trong giai đoạn này dự án chỉ tiến hành lắp đặt dây chuyền sản xuất mới.

Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị được trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng ST T Các hoạt động Nguồn gây tác động Tác nhân gây ô nhiễm Mức độ tác động 1 Tập kết máy móc

thiết bị Xe vận chuyển máy móc thiết bị Bụi, khí thải, tiếng ồn Trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát

2 Lắp đặt máy móc,

thiết bị Phương tiện lắp đặt Bụi, tiếng ồn, rung, chất thải rắn;

Trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát

3 Tập trung công nhân

thi công, lắp đặt Sinh hoạt của công nhân Nước thải, chất thải rắn Trung bình, ngắn hạn, có thể kiểm soát

A. Tác động đến môi trường không khí

a) Nguồn phát sinh khí thải, bụi

Khí thải phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông trong quá trình vận chuyển máy móc, thiết bị là nguồn phát sinh khí thải chủ yếu trong giai đoạn này, thành phần khí thải bao gồm: bụi, CO, CO2, SO2, NOx, VOC… và tiếng ồn.

Cụ thể, tác động của các yếu tố gây ô nhiễm không khí điển hình được đánh giá tổng hợp và thể hiện qua Bảng 3.2.

Bảng 3. Tác động của các yếu tố gây ô nhiễm không khí điển hình

STT Chất ô nhiễm Tác động chính

1 Bụi ˗ Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi, hen suyễn;

STT Chất ô nhiễm Tác động chính

tiêu hoá. 2 Khí axít (SOx,

NOx) ˗˗ Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu;SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu;

˗ Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng;

˗ Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa;

˗ Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn.

3 Oxyt cacbon (CO)

˗ Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin thành cacboxy- hemoglobin.

4 Khí cacbonic (CO2)

˗ Gây rối loạn hô hấp phổi; ˗ Gây hiệu ứng nhà kính; ˗ Tác hại đến hệ sinh thái.

5 Hydrocarbons ˗ Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan…

6 Tiếng ồn, độ Rung

˗ Gây mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu, nôn mửa, giảm thính lực,… mà kết quả là làm giảm năng suất lao động và sức khỏe của người lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

b) Dự báo tải lượng ô nhiễm

Bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông vận tải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo ước tính, quãng đường vận chuyển cho mỗi lượt xe ra vào khu vực dự án trung bình là 01 km/lượt trong nội bộ khu vực dự án, tải trọng trung bình của các xe vận tải là 5 tấn. Tuy nhiên do dự án thực hiện tại nhà xưởng hiện hữu đã với các hạng mục công trình khá hoàn thiện, chủ dự án chỉ tiến hành lắp đặt máy móc thiết bị nên lượng xe vận chuyển ra vào dự án không lớn. Ước tính sẽ có 05 chuyến xe vận chuyển máy móc thiết bị.

Dựa trên hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1993) thiết lập đối với các loại xe vận tải chạy dầu với tải trọng 3,5-16,0 tấn, có thể ước tính

tổng lượng chất thải khí sinh ra do hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị được thể hiện trong Bảng 3.3.

Bảng 3. Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do khí thải từ các phương tiện vận tải

STT Chất ô nhiễm Tải lượng/1.000 km (kg) Tổng chiều dài (km)

Tổng lượng thải trong quá trình thi công (kg) 1 SO2 2,075S 5 0,0026 2 NOx 1,44 5 0,0072 3 CO 2,9 5 0,0145 4 THC 0,8 5 0,004 Nguồn: WHO, 1993 Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh (%) trong dầu DO(0,25%)

Mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào thời gian phát thải, nồng độ khí thải, bản chất quá trình thải cũng như mức độ nhạy cảm của môi trường tiếp nhận.

Theo kết quả ước tính ở trên, lượng chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị dự án ở mức tương đối thấp vì khối lượng vận chuyển không lớn. Tác động chỉ mang tính cục bộ tại khu vực dự án với mức tác động thấp, phạm vi nhỏ và diễn ra trong thời gian ngắn nên lượng khí thải trên sẽ nhanh chóng hòa loãng vào môi trường không khí.

Khí thải từ các hoạt động cơ khí

Trong quá trình hàn các kết cấu thép, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động. Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn các vật liệu kim loại được tóm tắt trong Bảng 3.4.

Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)

2,5 3,25 4 5 6

Khói hàn (mg/1 que hàn) 285 508 706 1.100 1.578

CO (mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50

NOx (mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT, 2000

Tải lượng khí thải từ công đoạn hàn được dự báo là không cao so với các nguồn ô nhiễm khác nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những công nhân hàn. Với các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân phù hợp, người hàn khi tiếp xúc với các loại khí độc hại sẽ tránh được những tác động xấu đến sức khỏe.

Ngoài ra, quá trình làm sạch bề mặt các xiclô cũng làm phát sinh một lượng khí thải có chứa các ôxít kim loại như Fe2O3, SiO2, K2O…, xỉ hàn và mảnh vụn khác sẽ phát tán vào môi trường cộng với hơi dung môi phát sinh trong quá trình sơn phủ các thiết bị sẽ gây ô nhiễm không khí và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc trong khu vực. Tuy nhiên, lượng khí thải này không nhiều và công việc này chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn nên tác động là cục bộ và tạm thời trong thời gian ngắn.

Nhận xét chung: Tác động lên môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ không lớn và chỉ mang tính tạm thời, tuy nhiên cũng cần có biện pháp giảm thiểu thích hợp.

B. Tác động đến môi trường nước

a) Nguồn phát sinh nước thải

Trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị, nước thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:

˗ Nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án; ˗ Nước thải sinh hoạt của công nhân. b) Dự báo tải lượng ô nhiễm nước

Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án sẽ cuốn theo đất cát, rác thải sinh hoạt của công nhân,… chảy tràn xuống mương thoát nước chung của khu vực.

Do vậy cần phải có kế hoạch quản lý việc tập kết máy móc thiết bị và các biện pháp thu gom nước thải này để tránh làm ô nhiễm nguồn nước mặt xung quanh khu vực dự án.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được trình bày trong Bảng 3.5.

Bảng 3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

STT Thông số ô nhiễm Đơn vị tính Nồng độ

1 Tổng Nitơ mg/L 0,5 - 1,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Tổng Phospho mg/L 0,004 - 0,03

3 COD mg/L 10 - 20

4 TSS mg/L 10 - 20

Nước thải sinh hoạt

Trong quá trình lắp đặt thiết bị, ước tính sẽ có khoảng 10 công nhân làm việc, tiêu chuẩn cấp nước cho công nhân xây dựng trên công trường là 100 lít/người.ngày (TCXDVN 33 : 2006 của Bộ xây dựng), lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp, vậy lượng nước thải sinh hoạt sẽ là 1m3/ngày.

Nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng (SS), chất hữu cơ hòa tan (COD, BOD), các chất dinh dưỡng (N, P…) và vi khuẩn, có khả năng lây lan các bệnh dịch tả, lỵ, thương hàn và các bệnh đường ruột qua môi trường nước cho con người. Bên cạnh đó, việc thải nguồn nước thải này ra môi trường sẽ làm giảm lượng ôxy hòa tan của nguồn tiếp nhận ảnh hưởng đến đời sống của các loài thủy sinh.

Dựa vào số liệu thống kê của nhiều Quốc gia đang phát triển, hệ số chất ô nhiễm do con người thải vào môi trường mỗi ngày (nếu không xử lý) như Bảng 3.6.

Bảng 3. Hệ số các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng

Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày)(1) Qua bể tự hoại

BOD5 45 – 54 Giảm 30 - 35%

Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 Giảm 60 - 65%

Amoni 3,6 – 7,2 -

Tổng Nitơ (Tính theo N) 6 – 12 Giảm 7,5%

Nitrat (NO3) 0,05 x tổng N -

Tổng Phospho 0,6 – 4,5 Giảm 10%

Phosphat (PO43-) 0,7 x tổng P -

Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30 -

Coliform (MPN/100ml) 106 – 109 Giảm 25 - 75%

Nguồn: (1) WHO, Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, 1993

Với lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị vào khoảng 1 m3/ngày, có thể tính toán được tải lượng và nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như Bảng 3.7.

Bảng 3. Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm Tải lượng ô

nhiễm (g/ngày) Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) QCVN 14:2008/ BTNMT cột B Chưa qua bể

tự hoại Qua bể tự hoại

BOD5 450 – 540 450 – 540 293 – 351 50

Chất rắn lơ lửng (SS) 700 – 1.450 700 – 1.450 245 – 508 100

Amoni 36 – 72 36 – 72 36 – 72 10

Tổng Nitơ (Tính theo N) 60 – 120 60 – 120 56 – 111 - Nitrat (NO3) 0,5 x tổng N 0,5 x tổng N 0,5 x tổng N 50

Chất ô nhiễm nhiễm (g/ngày)Tải lượng ô Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) QCVN 14:2008/ BTNMT cột B Chưa qua bể

tự hoại Qua bể tự hoại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng Phospho 6 – 45 6 – 45 5,4 – 41 -

Phosphat (PO43-) 7 x tổng P 7 x tổng P 7 x tổng P 10 Dầu mỡ phi khoáng 100 – 300 100 – 300 100 – 300 20 Coliform (MPN/100ml) 107 – 1010 107 – 1010 25 x 105 – 25 x 108 5.000

Nguồn: (1) WHO, Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, 1993

Nhận xét:

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt với quy chuẩn môi trường Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT, cột B cho thấy: nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng không đạt quy chuẩn cho phép. Bể tự hoại chỉ là công trình xử lý sơ bộ có tác dụng làm giảm một phần nồng độ các chất ô nhiễm, vì vậy, nước thải sinh hoạt cần phải được xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Do dự án sử dụng lại cơ sở hạ tầng của dự án trước đó đã xây dựng nhà vệ sinh nên nguồn gây ô nhiễm này được thu gom triệt để.

C. Dự báo chất thải rắn

a) Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt có chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa) và các thành phần trơ khó phân hủy (bao nhựa, hộp cơm, lon nước giải khát…) từ các hoạt động sinh hoạt ăn uống hằng ngày của công nhân xây dựng. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định mức trung bình chất thải sinh hoạt là 0,5 kg/người/ngày. Như vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt của 10 công nhân làm việc tại công trình sơ bộ ước tính khoảng 5 kg/ngày, trong đó thành phần hữu cơ (rau, củ quả, cơm thừa, canh thừa…) chiếm đa số, từ 55 – 70%. Lượng

rác này tuy không nhiều nhưng cần được tập trung, thu gom và đổ bỏ theo đúng quy định.

Chất thải rắn nguy hại

Chất thải nguy hại chủ yếu là dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu, thùng đựng sơn… phát sinh trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị và chạy thử. Lượng phát thải ước tính tối đa khoảng 10kg trong suốt quá trình lắp đặt. Mặc dù khối lượng chất thải này phát sinh không nhiều, không thường xuyên nhưng là nguồn gây ô nhiễm cần được thu gom và xử lý hợp lý.

b) Tác động đến môi trường

Mặc dù khối lượng phát sinh không nhiều, nhưng nếu không có biện pháp thu gom tập trung hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian lắp đặt thiết bị sẽ gây ô nhiễm cục bộ môi trường đất trong khu vực, cũng như tác động đến nguồn nước mặt do tăng độ đục nguồn nước, cản trở dòng chảy. Đặc biệt là chất thải rắn nguy hại và dầu mỡ thải nếu không được thu gom và thải bỏ đúng quy định sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Khi dầu mỡ và chất thải rắn nguy hại phát tán ra môi trường sẽ để lại hậu quả lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Chất thải rắn sinh hoạt sẽ là môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của các loài côn trùng, virus, vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm, ví dụ như ruồi, muỗi. Tuy nhiên, ý thức của công nhân xây dựng thường không cao trong việc giữ vệ sinh môi trường nên trong khu vực lắp đặt và xung quanh cơ sở có khả năng xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường.

NHẬN XÉT:

Nhìn chung, giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của công nhân cũng như đến dân cư khu vực xung quanh. Tuy nhiên, các tác động này chỉ là tác động tạm thời, cục bộ và sẽ kết thúc khi hoạt động lắp đặt máy móc, thiết bị được hoàn tất. Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp thi công khoa học, phù hợp và hiệu quả với các giải pháp bảo vệ môi trường cụ thể nhằm hạn chế tối đa các tác động môi trường tiêu cực này. Các biện pháp cụ thể sẽ được đề xuất trong Chương 4.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án mở rộng nhà máy sản xuất phân bón (Trang 63)