Nguồn: Theo lời Tạp chí Ngân hàng thương mại số 3/

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM (Trang 31 - 36)

dịch vụ tài chính ngân hàng chưa thực bức thiết, đa dạng. Thu nhập bình quân của người dân còn thấp (khoảng 400 USD/người/năm), dù không còn nằm trong những nước nghèo nhất thế giới. Dân trí nhìn chung chưa cao, số người mở và sử dụng tài khoản cá nhân, tài khoản vãng lai ở ngân hàng để thanh toán và chi trả chiếm tỷ lệ nhỏ trong xã hội.

Thanh toán không dùng tiền mặt chưa thực sự trở thành thói quen trong dân chúng. Hầu hết họ đều thực hiện thanh toán cho các giao dịch của mình bằng tiền mặt (ngoại trừ một phần nhỏ dân có trình độ tri thức cao, thu nhập khá).

Trình độ thực hiện nghiệp vụ còn non kém, sai sót từ bước lập đơn xin thanh toán (L/C, nhờ thu). Chính vì thế cả khách hàng và ngân hàng đều mất thời gian sửa chữa, tu chỉnh lại cho hợp pháp. Nhiều khi nó còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của cán bộ công nhân viên khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán này.

Đối với những khách hàng là các đơn vị kinh doanh: Bên cạnh những đơn vị hoạt động lâu năm, có đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, am hiểu về nghiệp vụ thanh toán còn có không ít những đơn vị thành lập theo trào lưu kinh tế thị trường, sự hiểu biết về các thông lệ, luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của các nước khác còn hạn chế. Theo điều tra của cơ quan đại diện công đồng các nhà doanh nghiệp tại Việt Nam, có tới 70% số giám đốc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua đào tạo chính qui về nghiệp vụ ngoại thương. Thế nhưng, có khoảng 80- 85% số doanh nghiệp đó tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc uỷ thác xuất nhập khẩu. Nền kinh tế có nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu là đáng khuyến khích, nhưng mặt trái của nó là chưa được trang bị kiến thức mà đã nhảy vào cuộc thì chuyện vấp ngã là khó tránh khỏi. Nhiều khi họ gặp vướng mắc trong cả khâu ký hợp đồng nhập khẩu cho hàng hoá dẫn đến khi nhận được bộ chứng từ khách hàng thanh toán theo L/C có nhiều điều khoản không phù hợp khiến doanh nghiệp nhập khẩu từ chối thanh toán, họ buộc phải chuyển sang

hình thức nhờ thu. Điều nay đã làm thời gian xử lý chứng từ bị kéo dài, cả người nhập khẩu và ngân hàng đều mất quyền chủ động trong thanh toán.

Khi ra lệnh chuyển tiền, có nhiều khách hàng còn không ghi rõ ràng tên, địa chỉ, của người hưởng lợi, có khi còn ghi nhầm, gây mất thời gian cho ngân hàng phải tra soát nhiều lần. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của khách hàng (phải chịu mọi khoản chi phí phát sinh) mà còn gây mất thời gian, uy tín cho ngân hàng.

Một nguyên nhân dễ nhận thấy nữa là nhiều khách hàng không trung thực với nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Số lượng khách hàng dùng séc giả, thẻ thanh toán giả ngày một tăng và tăng mạnh khi thực hiện thanh toán. Nhiều khi sự gian lận này còn là cả một hệ thống thông đồng từ khách hàng thanh toán hàng hoá dịch vụ đến đơn vị chấp nhận thẻ thanh toán, séc thanh toán. Cũng có rất nhiều trường hợp, các bên liên quan trong nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt không có thiện chí thực hiện trách nhiệm của mình đối với một nghiệp vụ thanh toán. Ngoài ra còn có hiện tượng khách hàng bị đối tác nước ngoài lừa, đặc biệt trong mấy năm gần đây, buôn bán tiểu ngạch phát triển rầm rộ, nhiều doanh nghiệp hăm hở gom hàng để xuất khẩu. Sau một vài phi vụ nhỏ làm ăn trót lọt, đến phi vụ lớn bị đối tác nước ngoài ép giá buộc phải bán tống, bán tháo, thậm chí bị đối tác lừa trong điều kiện chứng từ thanh toán bằng tín dụng thư đã mở. Hậu quả là tiền mất, tật mang, một số giảm đốc phải ra hầu toà, còn ngân hàng trong mối quan hệ liên quan hoặc là chủ nợ, hoặc là trung gian thanh toán đều bị vạ lây. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.

3.3.2. Từ phía ngân hàng.

*). Hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập:

Vốn tự có của ngân hàng thương mại đều rất thấp, tỷ lệ Vốn tự có/ Tổng tài sản có đều nhỏ hơn 8% (hệ số Cooke), lợi nhuận ròng hàng năm không nhiều. Hơn

nữa các qui chế hiện hành về việc sử dụng vốn tự có và lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng để đầu tư vào tài sản cố định còn rất khắt khe và cản trở các ngân hàng trong việc phát triển công nghệ hiện đại.

Các ngân hàng Việt Nam hiện nay nhìn chung vẫn đang ở xuất phát điểm thấp, còn nặng về các sản phẩm dịch vụ truyền thống, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn rất đơn điệu và chậm phát triển (với khoảng 300 sản phẩm), trong khi đó, ngân hàng các nước trong khu vực có đến hàng nghìn sản phẩm, ở ngân hàng Nhật có đến 6000 sản phẩm. Cần phải mở rộng và hiện đại hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm ngân hàng chủ chốt (Corebanking) cũng còn đang đơn điệu, ít ỏi nên khả năng hỗ trợ các dịch vụ trực tuyến chưa cao.

Công nghệ ngân hàng nhìn chung còn rất lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu về thanh toán ngày càng cao của khách hàng. Đội ngũ nhân viên quá đông nhưng số người đáp ứng được yêu cầu của mô hình kinh doanh mới không nhiều.

*). Trong tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế:

Nhìn chung mô hình tổ chức hoạt động thanh toán còn nhiều bất cập, nhiều ngân hàng còn chưa giao quyền chủ động hoàn toàn cho chi nhánh. Bên cạnh một số ngân hàng như Vietcombank, các chi nhánh ngân hàng được quyền trực tiếp thiết lập quan hệ đại lý và mở tài khoản vãng lai ở ngân hàng nước ngoài thì có nhiều ngân hàng như ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam các chi nhánh phải mở tài khoản ngoại tệ tại các sở đầu mối, thực hiện các dịch vụ thanh toán thông qua các sở đầu mối. Ngoài ra, còn có trường hợp sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn thực hiện các giai đoạn qui trình nghiệp vụ giữa sở đầu mối và các chi nhánh nhiều khi trùng lặp. Chúng ta có thể thấy một ví dụ điển hình như ở ngân hàng Nông nghiệp và Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long, khi khách hàng có nhu cầu mở L/C trả chậm và chấp nhận ký quĩ 100% trị giá của L/C, nhưng hiện tại, Chi nhánh Thăng Long vẫn phải gửi báo cáo lên trụ sở chính để theo dõi và thực hiện. Điều này đã làm kéo dài thời gian luân chuyển chứng từ

đồng thời không phát huy được tính linh hoạt của các thanh toán viên - người trực tiếp giao dịch với khách hàng.

*). Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ

Thứ nhất: Khi thực hiện một L/C nhập khẩu, việc ký quĩ là rất quan trọng. Nhưng hiện nay các ngân hàng thương mại vẫn coi nhẹ việc đánh giá tài chính để xác định mức ký quĩ. Hiện tại các ngân hàng thương mại đều không quy định mức ký quĩ cụ thể mà trao quyền cho các phòng nghiệp vụ thẩm định và đề xuất mức ký quĩ. Nhưng sau một thời gian cần phải đánh giá lại thì lại không thực hiện đánh giá lại để đảm bảo tính chính xác. Một khi mức ký quĩ không được đảm bảo thì dẫn đến rủi ro đặc biệt là rủi ro về tỷ giá. Vì khi nhập hàng, người nhập khẩu không thể đo lường hết được mức độ trượt giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ (USD) nên khi hàng nhập về, tỷ giá biến động mạnh thì đối với những mặt hàng bán giá cạnh tranh không thể tăng giá được, người nhập khẩu không muốn nhận hàng vì sợ lỗ. Do vậy, nếu tỷ lệ ký quĩ không bù đắp được mức độ trượt giá của nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng mở.

Thứ hai: Đa số ngân hàng thương mại chưa tự cân đối được ngoại tệ giữa xuất và nhập, nguồn ngoại tệ huy động được chủ yếu gửi Sở giao dịch chính để hưởng phí nên chi nhánh của nó phải phụ thuộc vào cơ chế và phí điều hoà dẫn đến sự chủ động trong sử dụng vốn chưa cao.

Trong thời gian qua, có thời điểm ngoại tệ khan hiếm, nhiều ngân hàng đã phải chấp nhận mua tỷ giá cao, đôi khi chấp nhận lỗ để phục vụ kịp thời nhu cầu nhập khẩu của khách hàng. Tuy vậy, điều này vẫn có thể giảm sự cạnh tranh so với các ngân hàng khác, ảnh hưởng đến nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngoài những nguyên nhân từ phía khách hàng cũng như từ phía ngân hàng, chúng ta còn phải quan tâm đến những nguyên nhân từ phía Nhà nước.

Thứ nhất: Môi trường kinh tế vẫn chưa thật ổn định, có nghĩa là ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khó lường. Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của

Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh. Năng lực sản xuất của ngân hàng đã yếu do công nghệ và trình độ còn lạc hậu lại phải cạnh tranh gay gắt với đối thủ từ bên ngoài; điều này đã ảnh hưởng nghiêm trong tới các phương thức thanh toán tại ngân hàng.

Thứ hai: Môi trường pháp lý cho hoạt đông kinh doanh ngân hàng chưa đồng bộ và cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Đáng chú ý là luật Các tổ chức tín dụng, luật Ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, cần phải bổ sung và sửa đổi. Hơn nữa, còn nhiều phương thức thanh toán chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, làm cho các phương thức này không được sử dụng rộng rãi, gây nên sự tụt hậu so với các thị trường ngân hàng khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w