nay. Công nghệ hiện đại hoá ngân hàng đã được triển khai nhưng phạm vi chưa rộng, chỉ mới được thực thi ở các thành phố lớn còn ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì hầu như chưa biết đến mạng thanh toán hiện đại này.
HỘP 3
“Theo chị T.U nhà ở Q.5, thành phố Hồ Chí Minh, đi mua đồ trang trí nội thất của một công ty trên đường Cách mạng Tháng 8. Thoả thuận giá là 30 triệu đồng, chị đề nghị thanh toán bằng chuyển khoản. Tuy nhiên nhân viên công ty lại yêu cầu bằng tiền mặt, nếu không chị phải trả thêm một khoản phí là 2%. “Rốt cuộc tôi phải đến ngân hàng rút tiền mặt để thanh toán vì không muốn mất thêm 500 nghìn đồng một cách vô lý”, chị T.U nói…
Không chỉ những người dân ít am hiểu về phương tiện thanh toán mà ngay cán bộ, nhân viên trong ngành ngân hàng cũng bị bắt chẹt. Cô C.D., nhân viên ngân hàng Eximbank cho biết, cô vừa mua giày của hàng T. trong đợt khuyến mãi (giảm giá10%). Nhưng khi cô thanh toán bằng thẻ thanh tín dụng thì biên lai thu đủ 100%. “ Tôi tranh cãi rằng, đơn vị chấp nhận thẻ không có quyền thu thêm bất cứ khoản phí nào, nhưng người bán vẫn không chịu. Cuối cùng tôi phải trả bằng tiền mặt.”, cô bức xúc.
Phó giám đốc phụ trách thẻ ngân hàng Á Châu (ACB) Lê Vũ Kỳ cũng phải chịu cảnh như thế khi dùng thẻ tín dụng quốc tế trả tiền cho nhà hàng, khách sạn. Ông cho biết, có nơi thu thêm 1,5%, nơi thu 2%, cá biệt có những đơn vị đòi đến 5% khi khách hàng thanh toán bằng thẻ.”
(Theo Thời báo kinh tế Việt Nam)
Nguồn www.Vnexpress.vnn.vn (01/11/2003)
Trên thực tế, phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ qua ngân hàng trong thời đại ngày nay gắn liền với quá trình phát triển của công nghệ thông tin điện tử. Chính vì thế, để phát triển các dịch vụ thanh toán này, các ngân hàng đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn. Trong khi đó, khả năng tài chính cũng như sự gắn kết giữa các ngân hàng còn thiếu sự chủ trì của ngân hàng Nhà nước nên hiệu quả thực hiện không cao. Đây là tồn tại lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thanh toán cũng như ảnh hưởng đến chương trình hiện đại hoá ngân hàng. Đặc biệt là khi triển khai chương trình “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” của ngân hàng Nhà nước, một số chi nhánh đã phát huy khá nhiều tính ưu việt của một ngân hàng hiện đại nhưng bên cạnh đó, vẫn còn có những ngân hàng đi chệch hướng và hoạt động chưa thật sự có hiệu quả. Ví dụ như ở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi nhánh Thăng Long khi áp dụng chương trình mới của Korebank,
trong việc lập chứng từ nhiều khi còn có những vướng mắc như nhiều khi tên và địa chỉ của bên tham gia thanh toán quá dài chương trình cũng không chấp nhận, cũng có trường hợp máy “tính toán nhầm”…Ngoài ra, khi thực hiện chương trình này thật sự tốn kém, “manh mún”, và thiếu tính đồng bộ khi mỗi hệ thống ngân hàng thương mại có một dự án hiện đại hoá riêng, “mạnh ai nấy làm”. Theo ông Hoàng Văn Toàn – Tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam: Với 36 ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn, nếu mỗi ngân hàng tốn từ 2 – 3 triệu thì đã tốn tới cả hàng trăm triệu. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, chi phí để tiến hành hiện đại hoá ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán thì lớn mà việc thanh toán vẫn chưa thực sự có hiệu quả.
Ngày nay, khi nói đến nhân tố quyết định sự phát triển, người ta chú ý đến nhân tố con người, trong đó quan trọng nhất là nhân tố kinh doanh và liên quan đến nó là sự đổi mới. Nhưng trong toàn bộ hệ thống kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng, ta vẫn phải đương đầu với tình trạng quan liêu, tham nhũng. Hệ thống giáo dục đào tạo, quản lý và sử dụng cán bộ chưa ngang tầm, đồng bộ và có hiệu quả, do cách đánh giá tiềm năng chưa khơi dậy mọi năng lực tiềm năng. Cho nên, lúc này hay lúc khác, đã xảy ra tình hình có những người được làm nhưng không biết làm, còn những ngưới biết làm mà không được làm. Hệ quả là người thì dư sức, người thì đuối sức, mà hiệu quả chung thì thấp kém. Đó là những hạn chế trong thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng và cũng là khía cạnh “ Thiếu văn hoá trong giáo dục đào tạo, sử dụng cán bộ”24.
3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
3.3.1. Từ phía khách hàng
Một điều dễ nhận thấy là nền kinh tế Việt Nam phát triển ở mức thấp. Trình độ chuyên môn hoá ở các ngành sản xuất kinh doanh chưa cao, nên nhu cầu về