Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong kế toán Mỹ

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 34 - 36)

627 chi phí theo yếu tố Bảng tổng hợp Bảng cân đối số phát

1.5.1. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong kế toán Mỹ

toán Mỹ

Về cơ bản, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Mỹ khá tương đồng với Việt Nam như chi phí cũng được tập hợp vào giá thành theo 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung; kế toán Mỹ cũng cho phép áp dụng một trong hai phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là:

 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.

 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, kế toán Mỹ cũng có một số điểm khác biệt so với kế toán Việt Nam, cụ thể là:

* Về khái niệm và cách phân loại chi phí

Theo kế toán Mỹ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tổn thất về nguyên vật

liệu có thể xác định trực tiếp và rõ ràng cho từng sản phẩm, nó không bao gồm hao phí về nguyên vật liệu phụ. Vật liệu phụ được coi là chi phí vật liệu gián tiếp và được tính vào chi phí sản xuất chung.

Theo kế toán Việt Nam: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ các hao

phí về vật liệu chính, vật liệu phụ,... tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm và có thể xác định rõ ràng cho từng sản phẩm.

* Về kế toán chi phí sản xuất

Theo quy định của kế toán Việt Nam, riêng trong ngành xây lắp, các doanh nghiệp chỉ được áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, còn kế toán Mỹ cho phép áp dụng cả phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.

Trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán Mỹ được thể hiện qua sơ đồ 1.17.

Sơ đồ 1.17: Trình tự kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên trong kế toán Mỹ

TK NVL TK SP DD TK Thành phẩm TK Giá vốn CP NVLTT Sản phẩm nhập kho K/ch trị giá thành phẩm tồn ĐK TK Phải trả CNV CP NCTT TK CPSCX TK khấu hao KH TSCĐ CP SXC TK Phải trả NB

Dịch vụ mua ngoài

Trong kế toán Mỹ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công

trực tiếp phát sinh trong kỳ được hạch toán thẳng từ các tài khoản “Nguyên vật liệu”, “Phải trả công nhân viên” vào tài khoản “Sản phẩm dở dang” chứ không qua tài khoản “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và tài khoản “Chi phí nhân công trực tiếp”.

Trong kế toán Việt Nam: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân

công trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp trên các tài khoản chi phí (TK 621, TK 622, TK 627) rồi cuối kỳ kế toán mới được kết chuyển từ các tài khoản chi phí đó sang tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (TK 154).

* Về hệ thống tài khoản

Ngoài ra, hệ thống tài khoản trong kế toán Mỹ khá linh hoạt, chỉ quy định tên gọi cho các tài khoản, còn các doanh nghiệp được phép tự thiết kế số hiệu tài khoản cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mình. Trái lại, kế toán Việt Nam quy định rõ số hiệu và tên tài khoản thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w