Công đoạn may

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ NHÀ MÁY GUSTON MOLINEL NỘI DUNG: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ÁO W. JACKET (Trang 50)

B. CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT MÃ HÀNG 81219

2.6.Công đoạn may

Quy trình công nghệ

Số lượng thực tế.

Ngày đầu nhận mã hàng mới chuyền trưởng sẽ hướng dẫn cách may các chi tiết cho công nhân, cách may do chuyền trưởng đưa ra, kết hợp cùng chuyền trưởng sẽ là chuyền pho hổ trợ hướng dẫn công nhân và bắt đầu vào chuyền. Sau đó chuyền trưởng và chuyền phó trực tiếp kiểm tra xem cách may đưa ra có phù hợp, dễ dàng và nhanh cho công nhân may hay không. Để cùng chuyền phó, người chạy chuyền tìm cách may khác phù hợp hơn, dễ hơn..

Và trước khi đưa xuống chuyền may sản xuất đại trà thì trên chuyền sẽ nhận pilot về may và đem xuống phòng kỹ thuật duyệt, nếu không có gì trục trặc thì vào ngày đồng bộ mới tiến hành may đại trà. Và trong suốt quá trình may, ngoài tổ trưởng còn có người thiết kế mã hàng sẽ giám sát xưởng may để kịp thời chỉnh sửa khi có sự cố phát sinh xảy ra.

Công đoạn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất mã hàng, công đoạn giúp ta biến nhiều chi tiết BTP thành 1 thành phẩm duy nhất, phần tram lao động hầu như chiếm phần đông ở phân xưởng may.

Thiết bị: máy vắt sổ (VS3C, VS5C), máy may, máy đính bọ, máy thùa khuy, máy đóng nút…

Phương châm “làm đúng làm tốt ngay từ đầu” cũng luôn áp dụng cho mỗi công nhân tại xưởng này, mỗi bước công việc do mỗi xông nhân đảm nhiệm và làm nó cho đến khi hoàn thành mã hàng, họ sẽ tự kiểm tra chi tiết mà họ đã may từ công đoạn người trước kiểm tra, xong người sau kiểm tra rồi mới thực hiện tiếp tục, tránh hàng lỗi và sai sót quá nhiều. Vì ở cuối mỗi chuyền sẽ có Inline của kiểm tra sản phẩm hoàn tất phát hiện sai sót ở bước công việc nào sẽ chuyển lại người ở công đoạn đó may lại. Họ sẽ chậm lại công việc và năng suất ngày của họ sẽ giảm.

May chi tiết và may lắp ráp

Ở chuyền may người trực tiếp chạy chuyền là chuyền trưởng và chuyền phó, vừa chạy chuyền vừa phối hàng kiểm tra công nhân và xử lý tình huống khi vấn đề phát sinh.

Đối với mã hàng này có nhiều chi tiết và bước công việc nên các tổ trưởng luôn kiểm tra liên tục, từ những chi tiết nhỏ cho đến chi tiết lớn.

Lưu ý mã hàng

(Áo chính)

2.Chỉnh máy để vải không bị sờn ( có dấu của chân vịt và bàn lừa lên mặt vải) 3.Mổ túi phải vuông góc, không xì và đối xứng hai bên.

4.Lưu ý kiểm tra thông số thường xuyên tránh hụt và dư thông số. 5.Các chi tiết đối xứng phải bắt cặp để kiểm tra khi may.

6.Sau khi ép keo xong phải kiểm tra 100% qua máy thử nước.

7.Đường may sau khi ép keo phải thẳng đều, không nhăn dún, hai bên mép keo không được hở, không bị vô nước.

8.Tra dây kéo nẹp phải đều, êm không gợn sóng, không nhăn vặn. 9.May nẹp che dây kéo phải thẳng đều, không nhăn.

10. Các chi tiết lộn, diễu phải đều, êm không sụp mí.

11. Vắt sổ ôm bờ, không chém tránh trường hợp hụt thông số. 12. Các chi tiết đối xứng phải bắt cặp để kiểm tra khi may.

13. Lưu ý tất cả các mắt cáo đều phải có đệm bên trong, nút 4 phần: phải có đệm nút mặt (+) và mặt (-).

14. Khi đóng nút logo con cáo phải thẳng, không được nghiêng, không chấp nhận mắt cáo nghiên.

15. Lưu ý cắt bang dính có vạt góc, và phải cắt trước khi may. 16. Vệ sinh máy móc thiết bị sạch sẽ trước khi vô chuyền sản xuất. 17. Sử dụng vải kẹp BTP khi treo hàng lên cây.

18. Yêu cầu công nhân lấy sản phẩm ra khỏi chân vịt trước khi rời khỏi máy.

(Áo nỉ)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ NHÀ MÁY GUSTON MOLINEL NỘI DUNG: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ÁO W. JACKET (Trang 50)