Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách may sản phẩm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ NHÀ MÁY GUSTON MOLINEL NỘI DUNG: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ÁO W. JACKET (Trang 42)

A. CHUẨN BỊ SẢN XUẤT

2.3.1.Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách may sản phẩm

2.3.1.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật

Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật của thực tế công ty tương tự như lý thuyết ta đã học, tuy nhiên cũng có một ít sự khác biệt:

Lý thuyết ta sẽ có cụ thể bảng cân đối nguyên phụ liệu và cân đối nguyên phụ liệu, nhưng thực tế, hai bảng này sẽ không cụ thể nó chỉ là một phần nằm trong bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu và được bổ nhiệm cho bộ phận kho do thủ do là chú Thái đảm nhiệm, vì mỗi xưởng có nhiều chuyền mỗi chuyền có nhiều mã hàng, và số lượng mã hàng thay đổi theo năng suất công nhân mỗi ca, mỗi ngày không chính xác một con số cụ thể, nên bộ phận kho không đưa ra cụ thể một bảng cân đối hay định mức nguyên phụ liệu, mà sẽ dựa vào bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu (bảng tác nghiệp).

Bảng quy trình may được gôm lại cùng bảng quy trình công nghệ vì thực chất các bước công việc từ quy trình công nghệ là phải có bước công việc của quy trình may mới làm ra được quy trình công nghệ.

Sơ đồ nhánh cây cũng không nhất thiết phải có, chủ yếu dựa vào các quy trình để lập trực tiếp ra bảng thiết kế chuyền, tùy theo số công nhân và thiết bị sẵn có tại mỗi chuyền may. 2.3.1.2. Quy cách may sản phẩm Một số mô tả về cách lắp ráp sản phẩm: Áo chính: Lắp ráp: *Lớp trong:

- Cặp miệng túi ngầm, xq túi ngầm, lai tay : 3F

- Song nón, nẹp ve, vai con, vòng nách, sườn áo, tra cổ : 5F *Lớp giữa: các đườn may: MB

*Lớp ngoài:

- Nẹp che, nẹp đỡ, xq túi dưới, + nắp, cá tay, đầu dây trang trí thân sau : 3F - Xung quanh túi ngực, cặp miệng túi dây kéo ngực, đầu lót túi ngực : 3F - Tam giác lai, nẹp eo, cặp nẹp lá cổ, dây eo : 3F

- Lót túi dây kéo ngực, tra cổ, sườn áo : 5F

- Ngang nón, ngang tay trên, ngang tay dưới, vòng nách : 5F diễu 1N - Sóng nón lớp ngoài, đô trước, đô sau, dọc thân sau : 5F diễu 2N - Các đường may còn lại: MB

Hoàn tất: *Bọ (29 bọ - 10mm) - 2 Túi ngực : 8 - Nẹp đỡ : 7 - 2 túi dưới + nắp : 8 - 2 cá tay : 4

- Ruban lai áo : 2

*Bọ (2 bọ - 15mm) : 2 túi mổ ngực : 2 *Bọ (2 bọ - 13mm) : túi ngầm : 2 *Nút 4 phần có Logo 4S-18: nón : 4 bộ *Nút 4 phần có Logo 6S-24 : nẹp che : 4 bộ *Mắt cáo có Logo:

- Lai áo : 2 bộ - Eo áo : 2 bộ *Khóa chặn 2 lỗ : sóng nón : 1 chiếc

*Vòng chặn canon clip : giữa nón : 1 chiếc *Nút chặn có Logo: má nón : 2 chiếc *Khóa chặn :

- Eo áo : 2 chiếc - Lai áo : 2 chiếc

*Nút chặn dài:

- Eo áo : 2 chiếc - Lai áo : 2 chiếc

*Ruban 8mm: - Eo áo : cắt 6cm x2 - Lai áo : cắt 6cm x2

- Giữa nón : cắt 6cm

*Thun tròn 3mm: eo + lai + nón : theo cỡ *Băng dính 20cm:

- Nẹp che : cắt 8cm x3 (bông+gai)

- 2 túi ngực + nắp : cắt 4cm x2 (bông+gai) - Cá cổ : cắt 1.9cm (bông+gai)

- 4 cá tay trong : cắt 6cm x2 (gai) - 2 manchete : cắt 12cm x2 (bông) *Dây kéo nhựa xoắn 1 khóa đóng:

- 2 Túi ngực : 2 chiếc - Túi ngầm : 1 chiếc *Dây kéo nhựa xoắn 1 khóa mở:

- Nón : 1 chiếc

- Nẹp áo trong : 1 chiếc

*Dây kéo răng nhựa 2 khóa mở : nẹp áo ngoài : 1 chiếc

Mặt độ mũi chỉ:

Đường may 4 mũi / 1cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Áo nỉ:

Lắp ráp:

- Nẹp áo, lai áo, lai tay : 3F

- Đầu lót túi dưới, dọc thân trước : 3F bọc viền 1N

- Đô trước, đô sau, vai con : 5F bọc viền 1N diễu đánh bông - Decoup dọc thân trước : 5F bọc viền 1N diễu đánh bông

- Decoup dọc tay sau: 5F diễu đánh bông - Vòng nách : 5F diễu đánh bông

- Decoup ngang tay, sườn áo : 5F bọc viền 1N - Viền lai tay: Móc xích (1N)

- Các đường may còn lại : MB

Hoàn tất:

*Bọ (2 bọ - 10mm): lai tay : 2 *Bọ (4 bọ - 15mm): 2 túi dưới : 4 *Dây luồn có Logo 3mm

- Lai tay : cắt 5cm x4 - Dây treo : cắt 5.5cm

*Ruban 10mm : nẹp áo + chân cổ : theo cỡ *Dây viền nhung 20mm: lai tay : theo cỡ

*Dây kéo nhựa xoắn 1 khóa đóng : 2 túi dưới : 2 chiếc *Dây kéo nhựa xoắn 1 khóa mở: nẹp áo : 1 chiếc

Mật độ mũi chỉ:

- Đường may 4 mũi / 1cm

2.3.2. Bảng tác nghiệp

Bảng tác nghiệp chứa đầy đủ thông tin về nguyên phụ liệu (vải chính, vải phối, vải lót…), phụ liệu (nhãn chính, nhãn giặt, nhãn dán bao, nhãn trang trí, nhãn cỡ, dây luồn, dây treo, chỉ, thẻ bài…).

2.3.3. Thiết kế chuyền

Nhận bán thành phẩm:

Chuyền trưởng có trách nhiệm điều động người nhận bán thành phẩm theo yêu cầu kế hoạch sản xuất của chuyền để đủ hàng sản xuất và gói đầu cho phép.

Bán thành phẩm phải được kiểm tra đầy đủ trước khi đưa vào sản xuất như: số bàn, cở vóc, màu sắc.

Trường hợp phát hiện thấy sai sót cần báo cáo để có biện pháp xử lý kịp thời trước khi rải chuyền

- ở đây nhân viên tạp vụ sẽ làm nhiệm vụ nay, mỗi chuyền có 4 tạp vụ chia làm 2 ca, mỗi ca 2 người sẽ làm các nhiệm vụ trên.

Dựa vào bảng thiết kế chuyền, chuyền trưởng (cô Hương tổ trưởng chuyền 5) sẽ chịu trách nhiệm bố trí lao động và thiết bị cụ thể từng công đoạn may.

- Trường hợp 1 ngày gói đầu nhiều mã hàng thì trong giờ công nhân nghỉ trưa chuyền trưởng sẽ là người bố trí thiết bị lại cho phù hợp với bảng thiết kế chuyền mã hàng tiếp theo

Điều động rải chuyền:

Theo chức năng nhiệm vụ đã được phân công trên từng bộ phận để rải bán thành phẩm để từng nơi sản xuất.

Thường xuyên theo dõi tiến độ trên từng bộ phận, kịp thời điều phối bán thành phẩm giữa các bộ phận để không bị đùn ứ hoặc không có việc làm (thắt nút cổ chai).

Theo dõi hướng dẫn công nhân thực hiện đúng mọi quy định, quy trình thao tác, uốn nắn bề mặt chất lượng, kịp thời ngăn chặn sai sót, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Điều hành các công việc trên chuyền đúng tiến độ kế hoạch được giao và giải quyết sự cố phát sinh trong quá trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các công việc trên do tổ phó của mỗi chuyền đảm nhiệm, mỗi chuyền có 2 tổ phó chia làm 2 ca, mỗi ca 1 người, có sự hổ trợ của tổ trưởng. (2 tổ phó chuyền 5 là chị Liễu và chị Linh)

2.4. Chuẩn bị sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

B. CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT MÃ HÀNG 81219

Những quy định kỹ thuật trong quá trình triển khai sản xuất

 Phải chấp hành đúng những quy định của bảng quy trình công nghệ.

 Khi có sự mất cân đối về lao động hay thiết bị phải kịp thời làm việc với phòng kỹ thuật để kiểm tra và điều chỉnh hợp lý.

 Nếu trong thực tế có phát sinh công đoạn ngoài quy định kỹ thuật phải báo ngay với phòng kỹ thuật rồi mới thực hiện

 Hợp tác chặt chẽ với phòng kỹ thuật để nghiên cứu cải tiến, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động

Công đoạn sản xuất từ các công đoạn cụ thể như sau: 2.5. Công đoạn cắt

Được thực hiện theo qui trình: tổ cắt chịu trách nhiệm thực hiện

Lãnh vảitrải vảikhoan dấucắt và phối bàn kiểm soát qua trình cắt BTPđánh số

 Lãnh vải:

- Nhận vải tại kho nguyên phụ liệu theo phiếu lãnh vải

- Kiểm tra màu, loại vải trên tem củ nhà sản xuất đúng yêu cầu

- Dùng thước dây kiểm tra khổ vải trên cây phù hợp với sơ đồ (thước dây phải có tem hiệu chuẩn của Bộ phận Đảm Bảo Chất Lượng)

- Ghi số vải thực lãnh vào phiếu lãnh vải

- Chuẩn bị khung sắt, xe lắc tay sạch sẽ, an toàn

Xếp vải đặt ngay ngắn lên khung sắt, dùng xe lắc tay chuyển về khung chuẩn bị của tổ cắt. Khi sắp xếp, vân chuyển chú ý không làm dơ hay hư hỏng vải

- Hoàn trả lại kho: Lưu ý sắp xếp, vận chuyển không làm dơ hay hư hỏng vải.

 Khi vải kém chất lượng: yêu cầu TBP ĐBCL xác nhận trên từng cây vải.

 Khi lãnh dư định mức: ghi loại vải, màu, số lượng còn lại của từng cây vải.

 Trải vải: công nhân thực hiện

Là đặt chồng nhiều lớp vải lên nhau, cùng loại khổ vải, chiều dài lên bàn vải, đặt sơ đồ lên bàn vải, cắt theo sơ đồ. Khi cắt một chi tiết sản phẩm ta được cùng một lúc nhiều chi tiết giống nhau với số lượng bằng số lớp trên mặt vải.

- Chuẩn bị bàn trải, thiết bị, dụng cụ sạch sẽ, an toàn, tránh dơ hư hỏng vải. Đặt sơ đồ lên bàn trải, lấy dấu chiều dài và đo khổ sơ đồ.

- Căn cứ mã hàng chuẩn bị trải, kiểm tra đối chiếu TCKT (tên vải, code vải)

Kiểm tra khổ vải có phù hợp với sơ đồ trải, khổ vải tính từ bờ trong giữa 2 biên vải từ 1cm < khổ vải < 0.5cm so với sơ đồ là phù hợp. Kiểm tra sự loang màu giữa 2 biên không khác qua rõ so với mắt thường.

- Ghi phiếu kiểm tra sơ đồ / trải vải/ khoan dấu/ cắt-phối/ đánh số.

- Tiến hành trải, giữ vải thẳng, canh 1 bên biên thẳng, đủ số lớp theo yêu cầu, trải đúng kỹ thuật, mặt bàn trải phẳng không dợn sóng, hai đầu bàn chừa 1cm theo sơ đồ và đồng đều.

- Cắt mẫu vải khoảng 10cm ở cuối roll đính tem vải vào lưu lại (thời gian lưu theo phiếu kiểm tra sơ đồ / trải vải/ khoan dấu/ cắt-phối/ đánh số), trên tem phải có ghi OF mã hàng mà trải. Nếu không sử dụng hết roll vải, đính tem vải vào phần còn lại của roll vải để người sau trai tiếp có thể kiểm tra.

- Đặt sơ đồ giấy lên lớp vải trên cùng, ghim kim để giữ sơ đồ không bị xê dịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuẩn bị máy khoan sạch sẽ, an toàn, không làm dơ hư hỏng vải - Chọn kim đúng tiêu chuẩn:

 Kim 1mm dùng cho vải có polyester.

 Kim 1.5mm dùng cho vải 100% cotton.

- Kiểm tra cự ly cần khoan của kim, điều chỉnh đúng độ dày của bàn trải. - Lót ván mỏng dưới lớp cuối cùng của bàn trải ngay vị trí cần khoan. - Đặt máy khaon lên bàn trải, canh giọt nước trên máy làm chuẩn. - Khoan dấu:

 Chia đôi bàn trải theo chiều dọc, bắt đầu khoan hết một bên từ đầu bàn đến cuối bàn, sau đó khoan tiếp bên còn lại.

 Để tránh sót dấu khoan, phải khoan hết các dấu trên cùng một chi tiết (dấu +) rồi mới sang chi tiết khác.

- Kiểm tra lại bàn trải đã khoan dấu.

 Cắt và phối bàn: công nhân thực hiện

Cắt:

- Kiểm tra máy cắt, dao cắt thích hợp. Sử dụng phải theo đúng qui trình vận hành. - Vệ sinh bàn cắt, máy cắt, dao cắt sạch sẽ, an toàn để không làm dơ hay hư hỏng vải-lưu ý khi chuyển từ bàn cắt vải màu đậm sang bàn cắt vải màu sáng.

- Tiến hành cắt từ đầu bàn vải, cắt rời từng chi tiết một theo đường vẽ trên sơ đồ giấy - Bấm đúng cự ly và đầy đủ các dấu dấu được khoanh bút đỏ

- Kiểm tra các chi tiết đã cắt, đồng thời phát hiện dấu khoan còn sót

*lưu ý: nếu có 1 hay nhiều người cắt thì phải cắt từ cùng một đầu bàn, không được cắt từ hai phía tránh tình trạng sơ đồ bị đùa, lệch dấu khoan và ảnh hưởng đến các chi tiết sau cùng.

Phối bàn:

- Phối bàn theo mã số trên chi tiết của sơ đồ (A theo A, B theo B, …) - Kiểm tra số lượng chi tiết đã cắt đúng với số lượng ghi trên sơ đồ mini - Vải thừa bỏ vào bao, quét sạch bàn cắt, chuẩn bị cắt tiếp bàn khác - Chuyển bàn phối sang đánh số.

 Kiểm soát qua trình cắt bán thành phẩm:

 Đánh số: công nhân thực hiện

- Chuẩn bị đánh số, ngăn xếp bán thành phẩm (BTP) sạch sẽ, an toàn để không làm dơ hay hư hỏng BTP.

- Đánh số:

 Xác định mặt vải:

oThông thường đánh số, lên bề mặt trái vải, nếu không có qui định riêng. oVải màu tối dùng bút sáp trắng, vải màu sáng dùng bút chì.

 Số thứ tự đánh trước, số cỡ đánh sau (ví dụ: 1/50).

 Trong một tập chỉ đánh số lớp đầu và lớp cuối. Chi tiết có ép keo, ép nhãn phải đánh số 100% và để riêng.

 Vị trí đánh số theo sơ đồ mini của từng mã hàng. - Bóc tập:

 Theo số thứ tự từ 5 đến 10 sản phẩm tùy theo mã hàng.

 Riêng hàng áo gió do có nhiều chi tiết nên phải bóc tập theeo từng bó 5 sản phẩm. - Phối kiện:

 Kiểm tra số lượng chi tiết theo sơ đồ mini.

 Ghi rõ vào tem phối bàn, số hợp đồng, mã hàng, OF/list, màu, số lượng, số thứ tự, cỡ vóc, tổ may, tên người đánh số, tên người cắt.

 Xếp chi tiết nhỏ bên trong chi tiết lớn bên ngoài, buộc dây thành một bó có cột tem đã ghi.

 Ghi phiếu theo dõi Đôn số để ca sau đánh số đôn theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Xếp lên ngăn BTP của mỗi tổ.

Qua bộ phận cắt thì công ty áp dụng:

Không khác gì so với lý thuyết mà ta đã được học công ty cũng áp dụng các phương pháp và cách thức thực tế cẩn thận, tĩ mĩ từng khâu một…

- Sang sơ đồ trên bàn vải: Phương pháp cắt sơ đồ cùng bàn vải.

- Cắt vải bằng các thiết bị: máy ép, máy cắt tay, máy khoan, máy cắt vòng. - Phương pháp cắt:

 Cắt phá: sử dụng máy cắt tay, dùng chia bàn vải ra nhiều nhóm chi tiết nhỏ.

 Cắt thô: sử dụng máy cắt tay dùng cắt các chi tiết lớn.

 Cắt gọt: sử dụng máy cắt vòng hoặc máy dập. Thường dùng để cắt lại cho chính xác các chi tiết vừa cắt thô.

2.6. Công đoạn may Quy trình công nghệ Quy trình công nghệ

Số lượng thực tế.

Ngày đầu nhận mã hàng mới chuyền trưởng sẽ hướng dẫn cách may các chi tiết cho công nhân, cách may do chuyền trưởng đưa ra, kết hợp cùng chuyền trưởng sẽ là chuyền pho hổ trợ hướng dẫn công nhân và bắt đầu vào chuyền. Sau đó chuyền trưởng và chuyền phó trực tiếp kiểm tra xem cách may đưa ra có phù hợp, dễ dàng và nhanh cho công nhân may hay không. Để cùng chuyền phó, người chạy chuyền tìm cách may khác phù hợp hơn, dễ hơn..

Và trước khi đưa xuống chuyền may sản xuất đại trà thì trên chuyền sẽ nhận pilot về may và đem xuống phòng kỹ thuật duyệt, nếu không có gì trục trặc thì vào ngày đồng bộ mới tiến hành may đại trà. Và trong suốt quá trình may, ngoài tổ trưởng còn có người thiết kế mã hàng sẽ giám sát xưởng may để kịp thời chỉnh sửa khi có sự cố phát sinh xảy ra.

Công đoạn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất mã hàng, công đoạn giúp ta biến nhiều chi tiết BTP thành 1 thành phẩm duy nhất, phần tram lao động hầu như chiếm phần đông ở phân xưởng may.

Thiết bị: máy vắt sổ (VS3C, VS5C), máy may, máy đính bọ, máy thùa khuy, máy đóng nút…

Phương châm “làm đúng làm tốt ngay từ đầu” cũng luôn áp dụng cho mỗi công nhân tại xưởng này, mỗi bước công việc do mỗi xông nhân đảm nhiệm và làm nó cho đến khi

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ NHÀ MÁY GUSTON MOLINEL NỘI DUNG: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ÁO W. JACKET (Trang 42)