luật Việt Nam về định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH
Là một bộ phận của hệ thống pháp luật, pháp luật về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH đã, đang và sẽ gánh vác một nhiệm vụ quan trong là thể chế hoá đường lối của Đảng trong lĩnh vực kinh tế thành các quy tắc điều tiết trực tiếp các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình hình thành và phát triển, pháp luật về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH đã góp phần đáng kể vào việc xoá bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, và nay đang chuyển mình để góp phần vươn tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thật vậy, Luật công ty năm 1990 ra đời không chỉ góp phần xoá bỏ sự trông cậy hoàn toàn của người dân vào Nhà nước, xoá bỏ cái đói, cái nghèo, mà còn làm thay đổi nếp nghĩ, nếp làm và bộ mặt của xã hội. Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời củng cố thêm một bước nữa nhằm tiến tới một xã hội công nghiệp. Và Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo ra một bước tiến xa hơn nữa trong sự phát triển của pháp luật về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH. Tuy nhiên pháp luật về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH
vẫn còn nhiều hạn chế trong nó đã được nghiên cứu ở trên. Do đó, tìm hiểu nguyên nhân chính của những hạn chế này là một công việc quan trọng góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH. Nguyên nhân của những hạn chế đó bao gồm:
Thứ nhất, cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp tồn
tại trong một thời gian dài và còn ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.
Là một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến đứng lên giành độc lập, Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng lại đất nước, với mục tiêu bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nhĩa tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa. Do đó, Việt Nam đã xây dựng một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp dựa trên nền kinh tế nông nghiệp và sự hỗ trợ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, mà tại đó chế độ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất hầu như bị xoá bỏ. Lúc đó, tất cả đời sống đô thị (một trong những cơ sở của hoạt động thương mại hay kinh tế phi nông nghiệp) đều phụ thuộc vào chế độ phân phối theo “tem phiếu”. Nhà nước xen vào từng ngõ ngách trong đời sống con người và buộc các quan hệ kinh tế phụ thuộc và các chỉ tiêu kế hoạch do một trung tâm của đời sống kinh tế quốc gia ban hành. Qua đó nói lên rằng, cơ sở kinh tế – xã hội cho việc hình thành và phát triển pháp luật về công ty tư nhân nói chung hay pháp luật về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH nói riêng không tồn tại. Trong nền kinh tế này chỉ các các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, xí nghiệp liên hợp và liên hiệp các xí nghiệp đều do nhà nước thành lập và quản lý. Bản thân đơn vị kinh tế này chỉ có “quyền quản lý nghiệp vụ” đối với tài sản của nhà nước.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã khởi xướng đường lối đổi mới. Cơ chế kinh tế được thay đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển dần sang cơ chế thị trường. Không còn con đường nào khác, việc chấp
nhận kinh tế thị trường là một tất yếu [15, tr.21]. Nhà nước công nhận các thành phần kinh tế, đa hình thức sở hữu mà trong đó có sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và tự do kinh doanh. Vì vậy, các loại hình công ty tư nhân đã hồi sinh. Cở sở kinh tế – xã hội để hình thành một chế định mới của pháp luật – chế định công ty - đã được xây dựng và ngày càng được củng cố vững chắc hơn.
Trong khoảng 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam với việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy đã có nhiều thành tựu, nhưng mới chỉ vượt qua thời kỳ đầu. Do đó, việc xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và chế định định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH nói riêng đang còn thiếu nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Hiện nay, có khá nhiều ý kiến của các chuyên gia và những người có trách nhiệm nhận định: “Pháp luật kinh tế chưa tạo sự đồng bộ các yếu tố của thị trường”; “tuy pháp luật kinh tế đã bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực nhưng trong số lĩnh vực mới được quy định ở mức tối thiểu nhất”; và “pháp luật của giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý nên pháp luật kinh tế đang mang tính hỗn hợp các nguyên tắc của hai cơ chế quản lý kinh tế là kế hoạch hoá và kinh tế thị trường” [10, tr.27-53].
Thứ hai, việc xây dựng pháp luật thiếu một tư duy hệ thống, bao quát.
Tính logic và hệ thống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của những hệ thống pháp luật hướng tới pháp điển hoá. Tuy nhiên, để bảo đảm được yếu tố này trong hoạt động xây dựng pháp luật, cần có hai điều kiện về nội dung và về quy trình xây dựng pháp luật.
Về nội dung, cần phân loại và xác định tính chất của từng chế định. Hiện nay có một thực tế ở nước ta là nhiều văn bản pháp luật trộn lẫn giữa luật công và luật tư, do đó không làm rõ được nền tảng pháp lý hay nguyên tắc chi phối chế định được pháp điển hoá. Hơn nữa, nhiều đạo luật được ban
hành không xác định được vị trí của mình trong hệ thống pháp luật, nên gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời chưa tự xác định được công ty là một chế định thuộc lĩnh vực pháp luật nào. Xuất phát từ quan điểm hệ thống, người ta xếp công ty là một chế định của luật thương mại. Trong khi đó, mặc dù Luật Thương mại ra đời từ năm 1997, nhưng vẫn chỉ mang tính chất một đạo luật riêng rẽ quy định về mua bán háng hoá, dịch vụ mà mua bán hàng hoá và dịch vụ thị trường do các thương nhân tiến hành. Nhà làm luật vẫn chưa nhấn mạnh được một vấn đề cốt yếu của Luật thương mại là, công ty là các thương nhân bởi hình thức, là thành tố quan trọng của thương mại, của thị trường, và đạo luật thương mại phải xác định các nguyên tắc, các quy tắc cho việc xây dựng các chế định cụ thể của nó mà trong đó có công ty. Vì vậy, đến khi xây dựng Luật Doanh nghiệp 1999, Đạo luật này lại cũng không tự gắn kết với Luật thương mại 1997. Bản thân Luật Doanh nghiệp 1999 có nhiều quy định trái với các nguyên tắc đặt ra trong Luật Thương mại 1997. Do thiếu một tư duy hệ thống và bao quát, nên chúng ta đã làm cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH nói riêng trở nên manh mún, thiếu tính nhất quán, chưa kể đến tính thiếu cụ thể của các đạo luật mà nó làm phát sinh ra quá nhiều văn bản dưới luật quy định cả những vấn đề có tính trọng yếu có liên quan đến cả quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thứ ba, pháp luật về kinh tế tư nhân nói chung và pháp luật về công ty
nói riêng mới được xây dựng ở Việt Nam sau nhiều năm bị triệt tiêu, nên không tránh khỏi có sự lạc hậu, khiếm khuyết.
Một thời gian dài ở nước ta chỉ duy trì phát triển hai thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể còn thành phần kinh tế tư nhân bị cấm. Các hoạt động kinh tế không theo cơ chế thị trường mà từ sản xuất đến phân phối sản phẩm đều do Nhà nước điều hành. Từ môi trường kinh doanh
đến pháp luật về kinh tế tư nhân đều không tồn tại. Chính vì vậy, pháp luật về công ty không tồn tại, do đó không thể có chế định về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH. Sau cải cách, mở cửa đến năm 1990, Việt Nam mới có Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, chính thức cho phép thành lập công ty tư nhân ở Việt Nam. Chính trong khoảng thời gian dài không có sự phát triển của kinh doanh và kinh tế tư nhân đã khiến cho văn hoá kinh doanh ở Việt Nam, pháp luật về kinh tế tư nhân, về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH ở Việt Nam gần như bắt đầu bằng con số không. Với hoàn cảnh đó khiến cho pháp luật về công ty, về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH của Việt Nam không tránh khỏi sự lạc hậu và khiếm khuyết.
Thứ tƣ, trong xây dựng pháp luật về công ty còn giằng co giữa các vấn
đề “mở” hoặc “đóng” trong chính sách đối với công ty nói chung và sự phát triển kinh tế tư nhân nói riêng nên nhiều khi tạo ra sự mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật.
Việt Nam trong quá trình chuyển đổi, nhiều nhân tố mới đang hình thành nhưng đất nước vẫn còn ngổn ngang nhiều di sản của quá khứ, Nhà nước và nhân dân đang phải chung sống với nhau trong bối cảnh của nhiều nghịch lý còn tồn tại. Việt Nam đi nhanh hay chậm, tiến về phía tương lai hay vẫn luẩn quẩn với quá khứ, điều này tuỳ thuộc rất nhiều vào thái độ và phương pháp xử lý những nghịch lý này.
Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhưng tính cạnh tranh thấp luôn là điểm yếu cơ bản của kinh tế nhà nước.
Mặc dù Đảng khẳng định sự phát triển của kinh tế tư nhân là lâu dài và tích cực, tuy nhiên quan điểm lý luận về kinh tế tư nhân vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết. Vẫn có những câu hỏi được đặt ra như: Phát triển kinh tế tư nhân tới cơ nào? Kinh tế tư nhân lớn mạnh có thể làm chệch định hướng xã
hội chủ nghĩa không? Thế nào là bóc lột? Các doanh nghiệp tư nhân có được kết nạp vào Đảng Cộng sản không? Nhiều năm nay, giới lý luận Việt Nam vẫn không ngớt những cuộc bàn cãi. Có người bảo đúng, cũng có kẻ bảo sai và chắc rằng giới lý luận còn phải tranh luận nhiều năm nữa để đi tới quan điểm thống nhất. Chính vì còn tranh cãi về vấn đề lý luận nên trong xây dựng pháp luật về công ty còn giằng co giữa các vấn đề “mở” hoặc “đóng” trong
chính sách đối với công ty nói chung và sự phát triển của kinh tế tư nhân nói riêng nên nhiều khi tạo ra sự mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật.
Chƣơng 3