vốn góp của thành viên trong công ty TNHH và những khiếm khuyết
Ngày nay, trước hết, theo quy đinh của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2002), Nhà nước ta “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với các tổ chức kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân”. Hiến pháp khẳng định: Công dân có quyền tự do
kinh doanh theo quy định của pháp luật, công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Đồng thời Hiến pháp cũng quy định doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước, được bình đẳng với nhau trước pháp luật, có quyền lực hợp tác và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh.
Chính những nguyên tắc hiến định trên đây, các đạo luật đã cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp nhằm đáp ứng các yêu cầu sản xuất, kinh doanh, yêu cầu phát triển kinh tế của xã hội và cũng chính những nguyên tắc hiến định đó đã chi phối sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ định đoạt phần vốn góp trong công ty nói chung và công ty TNHH nói riêng. Nội dung của những quy định đó đã thể hiện việc Nhà nước chính thức thừa nhận quyền tự chủ của các chủ sở hữu đối với phần vốn góp của họ trong công ty; đồng thời Nhà nước cũng ban hành các quy định pháp luật chuyên ngành làm cơ sở pháp lý cho việc định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH và những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích của những người tham gia thành lập công ty.
Pháp luật về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH bao gồm tổng thể những quy định về mua lại phần vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp, thừa kế phần vốn góp, tặng cho phần vốn góp và dùng phần vốn góp để trả nợ… Những quy định này liên quan tới nhiều ngành luật. Các đạo luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Bộ luật dân sự… và nhiều đạo luật khác là cơ sở pháp lý cho hoạt động định đoạt phần vốn góp.
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các hình thức định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH: mua lại phần vốn góp, chuyển chuyển nhượng phần vốn góp, thừa kế, tặng cho phần vốn góp, dùng phần vốn góp để trả nợ.
- Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp
Thành viên công ty TNHH có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:
a, Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b, Tổ chức lại công ty;
c, Các trường hợp khác theo quy định tại điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định vấn đề nêu ở trên.
Khi có yêu cầu mua lại phần vốn góp của thành viên, nếu không thoả thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định trên thì thành viên có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên (Điều 43 Luật Doanh nghiệp). Song, Luật Doanh nghiệp lại không quy định thành viên đó có thể chuyển nhượng trực tiếp cho người không phải thành viên hay phải chuyển nhượng theo Điều 44 Luật Doanh Nghiệp.
Nghị định 139/2007/NĐ-CP ra đời đã giải quyết khúc mắc này thông qua quy định “Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp, không thanh toán được phần vốn góp được mua lại hoặc không thoả thuận được về giá mua lại phần vốn góp như quy định tại điều 43 Luật Doanh nghiệp thì thành
viên yêu cầu công ty mua lại có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác. Trong trường hợp này việc chuyển nhượng không nhất thiết phải thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật Doanh nghiệp”.
- Chuyển nhượng phần vốn góp
Điều 44 Luật doanh nghiệp quy định, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác thì phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với mỗi phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. Nếu các thành viên còn lại trong công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán thì thành viên đó mới có quyền chuyển nhượng cho người khác. Tuy nhiên quy định tại Điều 44 vẫn còn tồn tại một số vướng mắc.
Thứ nhất, quy định thành viên công ty muốn chuyển nhượng phần vốn
góp phải chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên công ty lách luật trên thực tế. Bởi Luật Doanh nghiệp năm 2005 chỉ quy định phải chào bán cho các thành viên công ty với cùng điều kiện nhưng hoàn toàn không đề cập điều kiện đó phải như thế nào. Do vậy, việc thành viên muốn chuyển nhượng, chào bán phần vốn góp của mình với giá gấp 2 lần hoặc nhiều hơn so với giá trị thực tế trên thị trường khiến các thành viên công ty không thể mua được để bán cho người ngoài công ty vẫn là hợp pháp.
Thứ hai, Luật Doanh nghiệp năm 2005 chưa dự liệu đến trường hợp
thành viên công ty muốn bán phần vốn góp của mình tại công ty nhưng vì lý do nào đó, các thành viên còn lại, mỗi người chỉ muốn mua một phần vốn góp mà thành viên chào bán thì việc mua bán sẽ được tiến hành như thế nào? Khoản 2 điều 44 có hai cách hiểu: Một là, nếu mỗi thành viên công ty không
mua hết phần vốn góp mà mình được chào bán thì thành viên muốn chuyển nhượng có quyền không bán và chào bán toàn bộ phần vốn muốn chuyển nhượng cho người ngoài; Hai là thành viên công ty mua không hết thì thành viên muốn chuyển nhượng vẫn phải ưu tiên bán cho thành viên công ty và chỉ được bán cho người ngoài phần vốn còn lại mà thành viên công ty không mua. Ví dụ công ty TNHH ABC có 3 thành viên là A,B,C mỗi người sở hữu phần vốn là 20 triệu đồng. A chào bán cho B và C mỗi người 10 triệu nhưng B chỉ muốn mua 8 triệu còn C chỉ muốn mua 9 triệu. Hiểu theo cách thứ nhất thì A có quyền không bán cho B và C mà chào bán toàn bộ phần vốn góp 20 triệu của mình cho người ngoài công ty. Trong trường hợp này, các thành viên còn lại của công ty buộc phải chấp nhận sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Nếu hiểu theo hướng thứ hai, A chỉ có thể chào bán cho người ngoài 3 triệu, trong khi đó B và C đã sở hữu 57 triệu chiếm 95% vốn điều lệ. Việc mua bán phần vốn góp 3 triệu của A gần như không thể thực hiện được. Như vậy, thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp sẽ gặp bất lợi nếu những thành viên còn lại của công ty không có thiện chí.
Thứ ba, mâu thuẫn trong quy định tại Điều 44 và khoản 6 Điều 45.
Điều 44 quy định loại trừ khoản 6 Điều 45: “Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này,…” nhưng khoản 6 Điều 45 lại dẫn chiếu đến quy định tại Điều 44 như sau: “Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì một cách mà người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó là chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật Doanh nghiệp”. Với quy định của pháp luật như vậy, thực tiễn áp dụng có nhiều lúng túng khi trường hợp người nhận thanh toán muốn chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại điều 44 nhưng lại bị chính điều 44 không cho phép [3].
Theo quy định tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp thì “Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. Quy định này còn tồn tại một số bất cập đó là: khi người thừa kế đương nhiên được coi là thành viên công ty thì tư cách thành viên công ty đã được coi là tài sản thừa kế. Điều này trái với quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự về di sản thừa kế, theo đó di sản thừa kế bao gồm “tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy phần vốn góp kèm theo các quyền và nghĩa vụ có liên quan của người góp vốn mới là di sản thừa kế chứ không phải là tư cách thành viên công ty. Mục đích tích cực của quy định này là nhằm hạn chế những xáo trộn không cần thiết về cơ cấu vốn của doanh nghiệp song đã tạo ra sự mâu thuẫn không cần thiết với Bộ luật dân sự, bởi vì, tiếp theo đó việc thanh toán tài sản thừa kế vẫn phải thực hiện nếu như người thừa kế không muốn trở thành thành viên (thông qua việc quan hệ chuyển nhượng hoặc mua lại phần vốn góp của thành viên đã chết). Quy định về xử lý phần vốn góp trong trường hợp thừa kế tại Điều 45 Luật doanh nghiệp chỉ tính đến trường hợp người thừa kế không muốn trở thành thành viên mà không tính đến trường hợp mà người thừa kế không đủ điều kiện trở thành thành viên công ty [11].
Theo quy định của khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp thì tư cách thành viên là di sản thừa kế. Lúc đó sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề cần phải nói tới đó là: Trong trường hợp thành viên chết hoặc bị tuyên bố chết không để lại di chúc thì đương nhiên tất cả hàng thừa kế thứ nhất của người đó sẽ là thành viên của công ty. Khi đó sẽ xảy ra trường hợp người đủ điều kiện làm thành viên, người không đủ điều kiện trở thành thành viên trong công ty. Mà điều này thì chưa được Luật Doanh nghiệp quy định. Nếu tất cả hàng thừa kế trở thành thành viên của công ty thì số lượng thành viên trong công ty có sự thay
đổi đáng kể. Vì hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản có thể có rất nhiều người. Do đó có thể xảy ra trường hợp nếu tiếp nhận tất cả hàng thừa kế thứ nhất trở thành thành viên công ty thì số lượng thành viên trong công ty vượt quá số lượng 50 thành viên thì ta sẽ xử lý trường hợp này như thế nào? Vì theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì số lượng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không quá 50 thành viên.
- Tặng cho phần vốn góp
Theo quy định tại điều 45 Luật Doanh nghiệp 2005 thì thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp nhận. Trong trường hợp người được tặng cho không được hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên thì phần vốn góp được tặng cho được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Luật Doanh nghiệp. Với quy định như vậy thì quyền định đoạt phần vốn góp của người nhận tặng cho, và người nhận thanh toán phần vốn góp còn phức tạp, thiếu tính thực tế, chưa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của họ.
Để diễn giải vấn đề một cách đơn giản ta có thể phân tích ví dụ sau: A là thành viên công ty TNHH X, sở hữu 10% vốn điều lệ của công ty. A tặng cho toàn bộ phần vốn góp của mình cho B, là bạn của A. Sau khi A làm thủ tục chuyển quyền sở hữu phần vốn góp cho B, hội đồng thành viên công ty TNHH X ra quyết định không đồng ý cho B trở thành thành viên của công ty căn cứ vào khoản 5 Điều 45 Luật Doanh nghiệp.
B có hai sự lưa chọn đó là yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp hoặc chuyển nhượng phần vốn góp. Nếu yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp bị
từ chối, B phải chuyển nhượng phần vốn góp theo Điều 44 hoặc được chuyển nhượng cho những người khác không phải là thành viên của công ty. Công ty X có thể buộc B phải chuyển nhượng theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp, vì theo khoản 3 Điều 12 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với thành viên công ty, trường hợp của B không phải là thành viên công ty nên phải chào bán cho các thành viên công ty trước.
Như vậy, để thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp, B phải chờ đợi một khoảng thời gian rất dài, từ lúc yêu cầu công ty mua lại, đến chào bán cho các thành viên, ít nhất phải mất chừng hai tháng. Đấy là còn tìm thấy người chuyển nhượng, nếu không ai nhận chuyển nhượng phần vốn góp ấy hay ép giá B thì sao? Luật Doanh nghiệp cũng không quy định việc chia lợi nhuận như thế nào trong trường hợp này? B không phải thành viên của công ty nhưng B lại là chủ sở hữu phần vốn góp, vậy B có được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp mà mình sở hữu hay không? Điều 61 Luật Doanh nghiệp chỉ quy định việc chia lợi nhuận cho các thành viên của công ty và như vậy quyền lợi của B không được pháp luật bảo vệ một cách thích đáng.
- Sử dụng phần vốn góp để trả nợ.
Khoản 6 Điều 45 Luật Doanh nghiệp quy định thành viên công ty TNHH có quyền sử dụng phần vốn góp để trả nợ, người nhận thanh toán có thể trở thành thành viên của công ty nếu được hội đồng thành viên chấp nhận hoặc chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại điều 44 của Luật Doanh nghiệp nếu không muốn trở thành thành viên của công ty hoặc không được hội đồng thành viên chấp thuận trở thành thành viên của công ty. Ở đây ta thấy có sự mâu thuẫn trong việc áp dụng điều luật. Theo quy định điều 44 thì loại trừ những trường hợp quy định tại khoản 6 điều 45, còn khoản 6 điều 45 lại dẫn chiếu ngược lại điều 44. Theo phân tích ở trên ta thấy việc yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp và chuyển nhượng theo điều
44 là rất khó khăn. Vậy liệu có người nhận thanh toán nào dám nhận phần vốn góp để thay cho nghĩa vụ trả nợ không. Vì vậy quy định tại khoản 6 điều 45 dẫn chiếu ngược lại điều 44 trong Luật Doanh nghiệp là không hợp lý.
Tóm lại, các quy định của pháp luật về định đoạt phần vốn góp trong công ty TNHH còn một số hạn chế và một số các quy định không phù hợp với các luật chuyên ngành khác. Nguyên nhân của những hạn chế này do pháp luật của chúng ta chưa khái quát hết được những tình huống phát sinh trong