Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về phần vốn góp 1 Các dạng tranh chấp

Một phần của tài liệu Định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam (Trang 26)

1.5.1 Các dạng tranh chấp

a, Tranh chấp về vốn góp và chia cổ tức:

- Tình huống: Dương, Thành, Trung và Hải quyết định thành lập công ty TNHH Thái Bình Dương, ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu và xúc tiến xuất khẩu với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Công ty TNHH Thái Bình Dương được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào tháng 02/2002.

Trong thoả thuận góp vốn, các thành viên thoả thuận rằng Dương góp 800 triệu đồng (chiếm 16% vốn điều lệ của công ty).

Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của Công ty Thành Mỹ (một đối tác tiền năng mà các bên dự định sẽ là bạn hàng chủ yếu của công ty TNHH Thái Bình Dương và Thành có mối quan hệ quen biết rất chặt chẽ), tổng số tiền trong giấy nhận nợ là 1,3 tỷ đồng, được các bên nhất trí định giá là 1,2 tỷ đồng.

Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình và được tất cả các thành viên thoả thuận định giá 1,5 tỷ đồng (chiếm 30% vốn điều lệ) do tin chắc rằng trong thời gian tới con đường trước ngôi nhà đó sẽ được mở rộng, mặc dù theo mặt bằng giá cả hiện tại thì trị giá ngôi nhà chỉ khoảng 700 triệu đồng.

Hải góp vốn 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt (chiếm 30% vốn điều lệ) nhưng lúc đầu chỉ mới góp 500 triệu đồng, 1 tỷ đồng còn lại các bên thoả thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp.

Trong điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì Thành giữ chức Giám đốc công ty, Hải giữ chức Chủ tịch Hội dồng thành viên. Người đại diện theo pháp luật của công ty là Giám đốc. Các nội dung khác của bản Điều lệ tương tự như Luật Doanh nghiệp.

Sau hơn 1 năm hoạt động, Công ty có lãi ròng 800 triệu đồng. Hội đồng thành viên của công ty tiến hành họp và quyết định phân chia số lợi nhuận này cho các thành viên. Tuy nhiên các thành viên trong công ty không thống nhất được với nhau về thể thức chia, Thành cho rằng do Hải chưa góp đủ vốn (mới góp được 500 triệu đồng trên 1,5 tỷ đồng cam kết) nên tỷ lệ chia lợi nhuận chỉ trên số vốn thực góp của Hải là 500 triệu đồng. Hải không đồng ý và phản bác rằng phần vốn góp của Thành bằng giấy nhận nợ trong công ty không hợp pháp, phần vốn góp của Trung cao hơn giá trị thực tế (do định giá

nhà cao hơn thực tế) nên Trung chỉ được chia trên tổng số vốn thực góp là 700 triệu đồng.

Hải nộp đơn ra Toà kiện đòi phần lợi nhuận mà Hải cho rằng mình đáng được hưởng là 50% trên số lợi nhuận là 800 triệu đồng. Căn cứ mà Hải đưa ra là do phần vốn góp của Thành không hợp pháp, phần vốn góp của Trung chì hợp pháp một phần. Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ của Thành là không phù hợp với quy định của pháp luật, Thành chỉ được chia lợi nhuận khi đã bồi thường cho Công ty TNHH Thái Bình Dương số nợ còn tồn đọng (khoảng 1,3 tỷ đồng nợ) của Công ty Thành Mỹ, và hiện giờ Công ty Thành Mỹ đang tiến hành các thủ tục phá sản doanh nghiệp và hầu như công ty TNHH Thái Bình Dương không có khả năng để đòi lại số nợ còn lại đó. Ngoài ra, trong đơn kiện Hải còn cho rằng việc định giá ngôi nhà là tài sản của Trung không đúng với giá trị trên thực tế, do vậy, vốn góp của Trung thực ra chỉ là 700 triệu đồng tại thời điểm góp vốn.

Trong đơn trình bày tại Toà, Thành cho rằng Hải chỉ được hưởng phần lợi nhuận trên 500 triệu đồng vốn thực tế mà Hải đã góp và yêu cầu Hải phải góp tiếp 1 tỷ đồng vốn còn lại. Còn việc góp vốn bằng giấy nhận nợ của mình là hoàn toàn hợp pháp và điều đó được các bên nhất trí thoả thuận.

- Giải quyết vấn đề:

+ Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ:

Khoản nợ của Công ty Thành Mỹ đối với Thành (thể hiện qua giấy nhận nợ) theo pháp luật Việt Nam được xem là một tài sản, cụ thể là quyền tài sản.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, mọi tài sản có thể được góp vốn vào công ty nếu các thành viên nhất trí và được ghi vào Điều lệ công ty. Khoản 4 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá

trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ Công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của Công ty”.

Khoản nợ của Công ty Thành Mỹ được các thành viên nhất trí thoả thuận là phần vốn góp của Thành đối với Công ty TNHH Thái Bình Dương, được Thành chuyển nhượng cho Công ty TNHH Thái Bình Dương theo đúng quy định của pháp luật và đã được ghi vào Điều lệ Công ty Thái Bình Dương. Do vậy khoản nợ này là phần vốn góp hoàn toàn phù hợp của Thành cho Công ty Thái Bình Dương.

Việc Công ty Thái Bình Dương không đòi hết được số nợ của Công ty Thành Mỹ không làm phát sinh trách nhiệm của Thành vì khoản nợ này đã được chuyển nhượng cho Công ty Thái Bình Dương kể từ khi Công ty Thái Bình Dương được thành lập. Việc Công ty Thành Mỹ lâm vào tình trạng phá sản hơn 1 năm sau khi khoản nợ đã được chuyển nhượng hoàn toàn độc lập với việc chuyển nhượng trên. Khi các thành viên đó thoả thuận để chấp nhận một khoản nợ là một phần vốn góp, các bên có trách nhiệm phải biết rằng, đó là một khoản nợ thì có thể đòi được nhưng cũng có thể không. Thực tế, các thành viên đó định giá quyền đòi nợ là 1,2 tỷ đồng trong khi khoản nợ của Công ty Thành Mỹ là 1,3 tỷ đồng, có nghĩa là các thành viên đó dự trữ một khoản phí cho rủi ro có thể xảy ra (cụ thể ở đây là 100 triệu đồng) khi không đòi được nợ. Thực tế, trong quá trình hoạt động, Công ty Thành Mỹ đã trả trước được số nợ tương đương với số tiền là 650 triệu đồng và Công ty Thái Bình Dương đã tiếp nhận khoản nợ này.

Do vậy, phần vốn góp của Thành là hoàn toàn hợp pháp và không có cơ sở để buộc thành phải chịu trách nhiệm về khoản nợ còn lại không đòi được của Công ty Thái Bình Dương.

Phần vốn góp của Trung trong công ty được các thành viên định giá là 1,5 tỷ đồng. Mặc dù việc định giá được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận, nhất trí của các thành viên thành lập công ty nhưng đã vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp khi cố ý định giá ngôi nhà (là tài sản góp vốn) lớn hơn giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn.

Thông tin về con đường sẽ được mở rộng, nâng cấp hay những thông tin tương tự không được xem là căn cứ hợp pháp để định giá trị tài sản cao hơn giá thị trường tại thời điểm góp vốn.

Khoản 2 điều 30 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”.

Trong trường hợp này, do các thành viên công ty đều thừa nhận việc định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn, cho nên các thành viên này buộc phải định giá lại tài sản góp vốn một cách trung thực so với thời điểm góp vốn và phải tiến hành góp thêm cho đủ số vốn là 1,5 tỷ đồng như đã ghi trong điều lệ công ty.

+ Vấn đề chưa góp đủ vốn và quyền hưởng lợi nhuận:

Theo quy định tại điều 39 của Luật Doanh nghiệp, các thành viên trong công ty TNHH phải “góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết”. Theo thoả thuận góp vốn lúc thành lập công ty, Hải cam kết góp vốn 1,5 tỷ đồng, lúc đầu góp 500 triệu đồng, 1 tỷ còn lại các thành viên thoả thuận Hải sẽ góp tiếp khi công ty cần. Như vậy ở đây, thoả thuận góp vốn không ấn định một thời gian cụ thể mà Hải phải tiến hành góp vốn, do vậy thời hạn công ty cần được

xem là thời hạn mà Hải phải góp vốn. Đây là thoả thuận mà Luật Doanh nghiệp không cấm hoặc hạn chế.

Về nguyên tắc, tỷ lệ phần vốn góp của từng thành viên phải được quy định trong Điều lệ công ty và tỷ lệ này là căn cứ để xác lập tỷ lệ bỏ phiếu, tỷ lệ được chia tài sản còn lại của công ty khi công ty giải thể, phá sản và tỷ lệ được chia lợi nhuận giữa các thành viên trong công ty. Hải đã cam kết góp vốn 1,5 tỷ đồng, phần cam kết góp vốn của Hải đã được ghi vào Điều lệ công ty, do vậy phần vốn góp của Hải vào công ty phải là 1,5 tỷ đồng.

Do Hải đã cam kết góp vốn 1,5 tỷ đồng nên trách nhiệm của Hải đã xác lập đối với các bên thứ ba có liên quan và đối với công ty không chỉ trong phần 500 triệu đồng vốn thực góp mà là số vốn 1,5 tỷ đồng đã cam kết và được ghi trong Điều lệ. Do vậy, nếu công ty bị vỡ nợ, phá sản thì Hải phải chịu rủi ro trên toàn bộ số vốn đã cam kết góp là 1,5 tỷ đồng.

Mặc dù trên thực tế Hải mới góp 500 triệu đồng nhưng các thành viên khác đã thoả thuận là khi nào Công ty cần vốn thì Hải mới góp đầy đủ vốn. Trên thực tế công ty cũng chưa có yêu cầu chính thức bằng văn bản buộc Hải phải góp đầy đủ số vốn này. Do vậy, chưa có cơ sở để cho rằng Hải không thực hiện đúng trách nhiệm góp vốn của mình. Việc đã góp bao nhiêu vốn trên thực tế không phải là cơ sở để ấn định tỷ lệ vốn góp mà chính Điều lệ của công ty mới ấn định điều đó.

- Dựa trên những lập luận đó, Hội đồng xét xử quyết định:

Công nhận phần vốn góp trong Công ty TNHH Thái Bình Dương bằng giấy nhận nợ giá 1,2 tỷ đồng của Thành. Bác bỏ yêu cầu Thành phải bồi thường cho Công ty TNHH Thái Bình Dương về khoản nợ không đòi được của Công ty Thành Mỹ.

Buộc Trung và các thành viên Công ty TNHH Thái Bình Dương phải định giá lại giá trị ngôi nhà là tài sản góp vốn của Trung một cách chính xác,

trung thực theo thời giá thị trường tại thời điểm góp vốn. Trung và các thành viên có trách nhiệm phải góp đủ ngay tỷ lệ phần vốn điều lệ đã đăng ký của Trung là 1,5 tỷ đồng.

Công nhận phần vốn góp 1,5 tỷ đồng và tỷ lệ phần vốn góp tương ứng của Hải là 30% trong tổng số vốn điều lệ của Công ty TNHH Thái Bình Dương. Hải được hưởng phần lợi nhuận theo tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết của mình [7, tr.593-598].

b, Tranh chấp về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn: Vương, Hùng, Thu cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH Lửa Việt, chuyên sản xuất kinh doanh ga và các loại khí đốt với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Thủ tục thành lập công ty được tiến hành theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong thoả thuận góp vốn do các thành viên nhất trí ký biên bản thì Vương góp 1 tỷ đồng bằng tiền mặt (chiếm 20% vốn điều lệ), Hùng góp vốn 3 tỷ đồng (chiếm 60% vốn điều lệ), trong đó phần vốn là mặt bằng, nhà xưởng và một số thiết bị sản xuất được các thành viên thoả thuận định giá là 2 tỷ đồng, 1 tỷ đồng bằng tiền mặt. Thu góp 1 tỷ đồng vốn bằng tiền mặt (chiếm 20% vốn điều lệ).

Theo điều lệ của Công ty thì Vương là Giám đốc, Hùng là Chủ tịch Hội đồng thành viên và cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty. Các nội dung khác của điều lệ tương tự như Luật Doanh nghiệp.

Sau khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, do Hùng không có đủ vốn góp bằng tiền mặt nên Hùng đã nhượng lại phần vốn góp của mình là 1 tỷ đồng tiền mặt cho Liên. Hùng cho rằng mình là Chủ tịch Hội đồng thành viên, là người đại diện theo pháp luật của công ty, và lại là người góp vốn nhiều nhất, do vậy Hùng đã không thông báo trước việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho hai thành viên còn lại. Hùng đã lập một hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, trong đó Hùng ký với tư cách người chuyển nhượng vốn vừa với tư cách là người đại diện theo pháp

luật của công ty xác nhận việc chuyển nhượng này. Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng của Nhà nước.

Công ty hoạt động được một thời gian thì giữa các thành viên trong công ty xảy ra những bất đồng sâu sắc về vấn đề góp vốn và tỷ lệ góp vốn.

Vương kiện Hùng ra toà, không thừa nhận phần vốn góp của Hùng vì cho rằng tất cả mặt bằng, nhà xưởng vẫn mang tên Hùng, Hùng chưa thực hiện việc chuyển quyền sở hữu các tài sản này cho công ty. Trong đơn kiện của mình, Vương cũng yêu cầu toà bác bỏ tư cách thành viên của Liên vì cho rằng việc chuyển nhượng phần vốn góp của Hùng cho Liên là bất hợp pháp.

Trong đơn kiện lại, Hùng cũng không thừa nhận pần vốn góp bằng tiền mặt của Vương vì chưa có chứng cứ gì chứng minh Vương đã tiến hành góp vốn cho công ty.

Đưa ra chứng cứ chứng minh phần vốn góp của mình, Hùng xuất trình hợp đồng xây dựng nhà xưởng với Công ty xây dựng Thanh Bình trong đó Công ty TNHH Lửa Việt là một bên đứng tên trong hợp đồng này, ngoài ra Hùng còn xuất trình bộ giấy tờ hoàn công các hạng mục nhà xưởng của Công ty Lửa Việt do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp. Dựa trên những cơ sở này, Hùng cho rằng đây là những chứng cứ chứng minh cho phần vốn góp của mình.

Còn Vương cho rằng mình đã góp đủ 1 tỷ đồng vốn bằng tiền mặt đối với Công ty TNHH Lửa Việt, đưa ra bằng chứng bằng việc xuất trình tờ phiếu thu trong đó Vương tự nộp và tự xác nhận phần vốn góp đã nộp của mình.

- Giải quyết tình huống:

+ Về vấn đề chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty:

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp (điều 29) sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người cam kết góp vốn vào công ty TNHH phải tiến hành các thủ tục sau:

 Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn các xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải có các nội dung chủ yếu: tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty, tên và địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập công ty hoặc đăng ký của người góp vốn, loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn, tổng giá trị các tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty, ngày giao nhận, chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

 Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 29 Luật Doanh nghiệp thì phần “phần vốn góp bằng các tài sản không phải là tiền Việt

Một phần của tài liệu Định đoạt phần vốn góp của thành viên trong công ty TNHH theo pháp luật Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)