Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 29 - 31)

Dư nợ bảo lãnh quá hạn là những khoản vốn mà ngân hàng trả thay khách hàng trong hợp đồng bảo lãnh mà khách hàng chưa bồi hoàn cho ngân hàng.

Nếu ngân hàng muốn mở rộng hoạt động bảo lãnh, muốn tăng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh thì trước hết, ngân hàng phải đảm bảo chất lượng cho các khoản bảo lãnh này. Có như thế, nguồn thu từ dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng mới ổn định và tăng trưởng được. Dư nợ bảo lãnh quá hạn càng lớn càng thể hiện ngân hàng đang đứng trước nguy cơ mất vốn, và chất lượng công tác thẩm định chất lượng bảo lãnh của ngân hàng là không tốt và chiến lược mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang phạm sai lầm.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn được xem xét qua hai chỉ tiêu như sau:

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số bảo lãnh quá hạn trong tổng doanh số bảo lãnh, thể hiện phần trăm doanh số đã phát sinh rủi ro.

Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn giảm khi doanh số bảo lãnh quá hạn giảm hoặc doanh số bảo lãnh tăng. Cả hai phương pháp này đều thể hiện chất lượng bảo lãnh được nâng cao, việc mở rộng hoạt động bảo lãnh là có hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện nay do xu hướng muốn làm “đẹp” bảng cân đối kế toán mà các ngân hàng thương mại thường gia hạn nợ cho những khoản nợ đến hạn mà không đòi được, vì vậy làm giảm ý nghĩa của chỉ tiêu này.

Mặt khác, việc tăng doanh số bảo lãnh trong năm đồng nghĩa việc làm tiềm ẩn nợ quá hạn lớn trong năm sắp tới. Bởi vì những khoản bảo lãnh trung và dài hạn năm nay thì chỉ có thể phát sinh nợ quá hạn trong những năm sau đó. Tức là, trong cơ cấu dư nợ bảo lãnh quá hạn năm nay sẽ có bộ phận không nhỏ là khoản trả thay bảo lãnh trung và dài hạn phát sinh từ những năm trước đó. Do đó, để đánh giá đúng hơn hoạt động bảo lãnh tại đơn vị mình, các ngân hàng nên xem xét dư nợ bảo lãnh quá hạn kết hợp các chỉ tiêu khác như: cơ cấu dư nợ bảo lãnh quá hạn theo thời hạn, cơ cấu doanh số bảo lãnh theo thời hạn…

Đồng thời, để theo dõi và quản lý tốt hơn các khoản bảo lãnh quá hạn, các ngân hàng nên sử dụng tới các chỉ tiêu:

Tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng = Tổng doanh số bảo lãnh đến hạnNợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm

Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi = Tổng doanh số bảo lãnh đến hạnNợ quá hạn trên 1 năm

Bảo toàn và sinh lời nguốn vốn luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng. Vì vậy nếu ngân hàng có tỷ lệ bảo lãnh quá hạn khó đòi cao có nghĩa là khả năng thu nợ từ khách hàng là rất thấp, việc đòi nợ có thể gây ra những tổn thất cho ngân hàng. Qua đó đánh giá được việc mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng là không hiệu quả.

Trên đây chỉ là một số chỉ tiêu đơn giản để đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng, với mỗi ngân hàng, tuỳ vào thế mạnh và mục đích hoạt động riêng của ngân hàng có thể có những chỉ tiêu khác nữa để đánh giá.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 29 - 31)