Câu 21 : Trên một cây cao to, có nhiều loài chim sống, có loài sống trên cao, loài sống dưới thấp hình thành nên các …. khác nhau.
Câu 20 : Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại có : cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, trắm trắm đen, cá chép, … vì :
A. mỗi loài có ổ sinh thái riêng nên có thể giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau B. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật trôi nổi và tảo
C. tận dụng được nguồn thức ăn là các động vật đáy D. tạo ra sự đa dạng của hệ sinh thái ao hồ
Câu 21 : Quần thể được xem là dạng tồn tại cuả loài vì :
A. trong quần thể loài mới thực hiện chức năng sinh sản
B. trong quần thể các cá thể mới dễ dàng tránh được sự tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh C. trong quần thể loài khai thác được nguồn sống tốt hơn D. cả A, B và C
Câu 22 : Nhóm sinh vật nào dưới đây sống trong đầm nước ngọt được gọi là quần thể?
A. Ếch và nòng nọc B. Cá rô phi và cá quả
C. Cá rô phi đơn tính D. Cá mè trắng và cá mè hoa
Câu 23 : Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh
A. cấu trúc tuổi của quần thể B. sức sinh sản và mức tử vong của các cá thể trong quần thể C. kiểu phân bố cá thể của quần thể D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Câu 24 : Kiểu phân bố cá thể đồng đều trong quần có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường B. Các cá thể tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
C. Giảm sự cạnh tranh gay giữa các cá thể D. cả A, B và C
Câu 24 : Một quần thể với cấu trúc ba nhóm tuổi : trước sinh sản, đang sinh sản, sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất :
A. nhóm tuổi đang sinh sản B. nhóm tuổi trước sinh sản C. nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản D. nhóm đang sinh sản và sau sinh sản
Câu 25 : Yếu tố quan trọng nhất chi phối điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là
A. mức sinh sản B. nguồn thức ăn từ môi trường
C. các yếu tố không phụ thuộc vào mật độ D. sức tăng trưởng của quần thể
Câu 26 : Những quần thể sinh vật nào sau đây không có nhóm tuổi sau sinh sản?
A. Các loài chim , bò sát B. Các loài lưỡng cư
C. Các loài côn trùng D. Cá chình và cá hồi Viễn Đông
Câu 27 : Những quần thể sinh vật nào sau đây không có nhóm tuổi đang sinh sản và sau sinh sản?
A. Chuồn chuồn, ve sầu, phù du, muỗi C. Các loài chuột
C. Các loài ếch nhái D. Các loài chim
Câu 28 : Nhân tố quan trọng nhất gây ra biến động kích thước của quần thể là :
A. mức nhập cư và mức xuất B. Mức sinh sàn và xuất cư C. mức nhập cư và mức tử vong D. mức sinh sản và mức tử vong
Câu 29 : Những loài có kiểu tăng trưởng như hàm số mũ (chữ J) là
A. các loài cây một năm, tảo, giáp xác, nguyên sinh động vật, muỗi ruồi, kiến mối
B. tắc kè, thằn lằn, cá sấu, ba ba C. trâu rừng, hổ, báo, gấu bắc cực D. chim sẻ, đại bàng, quạ, diều hâu
Câu 30 : Nhân định nào sau đây KHÔNG đúng với kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học :
A. Nếu môi trường lí tưởng mức sinh sản, mức tử vong là tối thiểu B. Số lượng cá thể theo hàm số mũ
C. Đồ thị là đường cong hình chữ “S” D. Đồ thị là đường cong hình chữ “J”
Câu 31 : Loài rươi ở ven biển Bắc bộ hằng năm chỉ sinh sản hai đợt với dân dã ghi sự xuất hiện “mùa vớt rươi” như sau “tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng 5” (âm lịch). Vậy, số lượng cá thể rươi biến động theo chu kì nào?
A. Chu kì ngày đêm B. Chu kì tuần trăng C. Chu kì mùa Chu kì nhiều năm
Câu 32 : Linh miêu Bắc Mĩ dao động số lượng theo chu kì nhiều năm tuần hoàn. Nguyên nhân nào đưa đến hiện tượng đó?
A. Nhiệt độ biến đổi B. Dịch bệnh C. Sự thay đổi lượng
D. Nguồn thức ăn là thỏ Bắc Mĩ biến động theo chu kì nhiều nă
Câu 33 : Trong trường hợp nào sau đây, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra rất khốc liệt?
A. Quần thể có kích thước tối đa B. Quần thể có kích thước tối thiểu C. Quần thể có kích thước trung bình D. Quần thể phân bố theo nhóm