Câu 1 : Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kì sống của chúng :
A. không đổi B. càng dài C. càng ngắn D. luôn thay đổi
Câu 2 : Những sinh vật nào KHÔNG thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt
1. Vinh sinh vật 2. Chim 3. Con người 4. Thú 5.Thực vật 6. Ếch nhái, bò sát Tổ hợp đáp án đúng là :
A. 1, 2, 4 B. 1, 4, 5 C. 1, 4, 6 D. 1, 3, 6
Câu 3 : Mỗi vùng ánh sáng đều có tác động đặc trưng lên cơ thể sinh vật. Các tia sáng nhìn thấy được có vai trò
A. cần để tổng hợp vitamin D B. gây ra các đột biến
C. tạo nguồn nhiệt sười ấm cho cơ thể D. tạo điều kiện cho cây xanh tổng hợp chất hữu cơ
Câu 4 : Mỗi vùng ánh sáng đều có tác động đặc trưng lên cơ thể sinh vật. Các tia hồng ngoại có vai trò
A. cần để tổng hợp vitamin D B. gây ra các đột biến
C. tạo nguồn nhiệt sười ấm cho cơ thể D. tạo điều kiện cho cây xanh tổng hợp chất hữu cơ
Câu 5 : Trong các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật, môi trường sống nào là nơi sống phân lớn của các sinh vật trên Trái Đất?
A. Môi trường trên cạn B. Môi trường đất C.Môi trường nước D. Môi trường sinh vật
Câu 6 : Khẳng định nào sau đây thể hiện mối quan hệ qua lại giữa sinh vật và môi trường sống của sinh vật?
A. Môi trường tác động lên các loài sinh vật, làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật trong một khoảng thời gian ngắn
B. Môi trường tác động lên sinh vật làm thay đổi số lượng cá thể của loài, giảm độ đa dạng sinh học
C. Môi trường tác động lên cơ thể sinh vật, đồng thời sinh vật tác động trở lại môi trường sống của chúng, làm thay đổi môi trường.
D. Sinh vật làm ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái
Câu 7 : Khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, được gọi là :
Câu 8 : Khoảng không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các nhân tố sinh thái mà ở đó các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển của loài, được gọi là
A. nơi ở B. ổ sinh thái C. giới hạn sinh thái D. sinh cảnh
Câu 9 : Trong giới hạn sinh thái, khoảng chống chịu là
A. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật
B. khoảng của các nhân tố sinh thái mở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiên chức năng sống tốt nhất
C. khoảng tác động gây chết cho sinh vật D. giới hạn dưới và giới hạn trên
Câu 10 : Tán cây là môi trường sống của nhiểu loài chim, nhưng mỗi loài lại kiếm ăn ở những tầng khác nhau của cây. Nhận định nào sau đây là chính xác nhất?
A. Mỗi loài có một nơi ở riêng B. Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ
C. Mỗi loài có một giới hạn sinh thái về ánh sáng D. Mỗi loài có ổ sinh thái riêng
Câu 11 : Hai loài cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn, được gọi là
A. ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau B. ổ sinh thái sinh cảnh trùng nhau C. có giới hạn sinh thái trùng nhau D. nơi ở trùng nhau
Câu 12 : Rừng nhiệt đới bị chặt trắng, sau một thời gian những loài cây nào sẽ nhanh chóng phát triển
A. cây gỗ ưa sáng B. cây thân cỏ ưa bóng C. cây bụi chịu bóng D. cây gỗ ưa bóng
Câu 13 : Trong điểu kiện mùa đông ở miền bắc nước ta, thường gặp các loài ếch nhái, rắn ở :
A. ven luỹ tre làng B. trong các hang hốc ven đê hay hang hốc trong các gốc cây cổ thụ C. trong vườn cây rậm rạp D. trên những bãi cỏ ở những gò đống, bãi tha ma ngoài đồng
Câu 14 : Cây rừng khộp Tây Nguyên rộng, rụng lá vào mùa khô do
A. gió nhiều với cường độ lớn B. nhiệt độ giảm
C. lượng mưa cực thấp D. lượng mưa trung bình
Câu 15 : Trong điều kiện hiện nay, CO2/O2 thay đổi theo hướng tăng lên KHÔNG phải do
A. rừng trên thế giới bị thu hẹp B. lượng ôxi trong khí quyển giảm dần C. đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch D. đất đai nông nghiệp bị cày ải liên tục
Câu 16 : Ở rừng nhiệt đới châu Phi, loài muỗi (A) sống ở vòm lá, loài muỗi (B) sống ở tầng sát đất. khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Loài A hẹp nhiệt hơn loài B B. Loài A rộng nhiệt hơn loài B C. Loài A và loài B đều rộng nhiệt D. Loài A và loài B đều hẹp nhiệt
Câu 17 : Hai loài có ổ sinh thái trùng nhau, nhưng có thể sống hoà bình không cạnh tranh nhau nhờ :
A. phân li ổ sinh thái B. chia sẻ nguồn thức ăn
C. một loài ưu thế tăng số lượng loài còn lại giảm số lượng
D. hai loài tự điều chỉnh số lượng cân bằng với sức chứa của môi trường
Câu 18 : Những loài sinh vật rộng nhiệt nhất (giới hạn về nhiệt độ rộng) phân bố ở :
A. trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm quanh năm
B. trên mặt đất vùng ôn đới ấp áp vào mùa hè, băng tuyết trong mùa đông
C. trong tần nước sâu D. Bắc và Nam cực băng giá quanh năm
Câu 19 : Những loài sinh vật hẹp nhiệt nhất (ưa lạnh) phân bố ở :
A. trên mặt đất vùng xích đạo nóng ẩm quanh năm
B. trên mặt đất vùng ôn đới ấp áp vào mùa hè, băng tuyết trong mùa đông
C. trong tần nước sâu D. Bắc và Nam cực băng giá quanh năm
Câu 20 : Đặc điểm hình thái nào không đặc trưng cho những loài chịu khô hạn :
A. Lá hẹp hoặc biến thành gai B. Trữ nước trong lá hoặc trong thân,củ, rễ C. Trên bề mặt lá có nhiều khí khổng D. Hệ rễ rất phát triển