Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới Câu 109 : Đồng quy tính trạng là

Một phần của tài liệu DE CUONG ON TAP HK I-SINH 12 (nh 10-11) (Trang 31 - 34)

Câu 109 : Đồng quy tính trạng là

A. Các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự

B. một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc nguồn gốc khác nhau, thuộc nhóm phân loại khác nhau C. một số nhóm sinh vật có kiểu hình giống nhau thuộc những nguồn gốc khác nhau nhưng có kiểu gen giống nhau

D. một số nhóm sinh vật thuộc những nguồn gốc khác nhau, nhóm phân loại khác nhau nhưng có kiểu gen khác nhau

Câu 110 : Nguyên nhân của hiện tượng đồng quy tính trạng là :

A. các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau nhưng sống trong điều kiện giống nhau đã chọn lọc theo cùng một hướng, tích luỹ các đột biến tương tự

B. các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau nhưng có kiểu gen giống nhau C. các loài thuộc cùng một nhóm phân loại giống nhau nên có kiểu hình giống nhau D. các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung

Câu 111 : Chiều hướng tiến hóa của sinh giới là :

A. đa dạng và phong phú B. tổ chức càng cao hoặc đơn giản hóa cấu tạo B. thích nghi ngày càng hợp lí D. cả A, B và C

Câu 112 : Dấu hiệu chủ chủ yếu của quá trình tiến hóa sinh học là :

A. phân hóa ngày càng đa dạng B. tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp C. thích nghi ngày càng hợp lí D. phương thức sinh sản ngày càng phức tạp

Câu 113 : Ngày nay vẫn tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao,

A. hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu gen B. hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu hình C. hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là tổ chức ngày càng cao

D. hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới thích nghi ngày càng hợp lí

Câu 124 : Vì sao hướng tiến hóa thích nghi ngày càng hợp lí là hướng tiến hóa cơ bản nhất?

A. Vì mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định

B. Vì ngay trong điều kiện sống ổn định thì đột biến, biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động

C. Vì chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau dẫn đến sự phân li tính trạng D. Vì song song tồn tại các nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao

Câu 125 : Tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ đào thài một alen khỏi quần thể qua một thế hệ là :

A. chọn lọc chống lại alen trội B. chọn lọc chống lại alen lặn

C. chọn lọc chống lại đồng hợp D. chọn lọc chống lại thể dị hợp

Câu 126 : Tác động của chọn lọc sẽ tạo ưu thế cho thể dị hợp là :

A. chọn lọc chống lại alen trội B. chọn lọc chống lại alen lặn

Câu 127 : Trong một quần thể giá trị thích nghi của kiểu gen AA = 0.0 ; Aa = 1.0 ; aa = 0.0 phản ảnh quần thể đang diễn ra

A. chọn lọc định hướng B. chọn lọc ổn định

C. chọn lọc phân hóa (hay gián đoạn hay phân li) D. sự ổn định và không có chọn lọc nào

Câu 128 : Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể giao phối là gì?

A. Vốn gen rất phong phú B. Quần thể là kho biến dị tới mức bảo hòa C. Đa dạng về kiểu gen và kiểu hình D. Trong quần thể khó tìm được 2 cá thể giống nhau

Câu 129 : Dấu hiệu đặc trưng của quần thể giao phối là

A. Tỉ lệ các loại kiểu gen B. Tỉ lệ các loài kiểu hình C. Tần số tuơng đối alen về một vài gen tiêu biểu D. Tỉ lệ dị hợp và đồng hợp

Câu 130 : Dạng cách li nào làm cho hệ gen mở của quần thể thành hệ gen kín của loài?

A. Cách li sinh thái B. Cách li sinh học D. Cách li địa lí D. Cách li sinh sản

Câu 131 : Dấu hiệu KHÔNG có của tiến bộ sinh học là

A. số lượng cá thể tăng, tỉ lệ sống sót ngày càng nhiều B. khu phân bố mở rộng và liên tục

C. số lượng cá thể giảm dần, sống sót ngày càng ít D. phân hóa ngày càng đa dạng và phong phú

Câu 132 : Nguyên nhân chủ yếu của tiến bộ sinh học là

A. sinh sản nhanh B. phân hóa đa dạng

C. nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh thay đổiD. phức tạp hóa tổ chức cơ thể

CHƯƠNG III : SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤTCâu 1 : Sự phát sinh và phát triển của sinh vật bao gồm các giai đoạn : Câu 1 : Sự phát sinh và phát triển của sinh vật bao gồm các giai đoạn :

A. tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học B. tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học

C. tiến hóa hoá học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học D.tiến hóa hoá học và tiến hóa sinh học

Câu 2 : Quá trình hình thành chất hữu cơ bằng con đường hóa học được chứng minh bằng công trình thực nghiệm của

A. tạo được cơ thể sống trong ống nghiệm B. tạo được giọt coaxecva trong phòng thí nghiệm C. thí nghiệm của Menden 1964 D. thí nghiệm của S.Milơ năm 1953

Câu 3 : Sự kiện nào sau đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học ?

A. Xuất hiện cơ chế sao chép B. Tạo thành tế bào nguyên thuỷ (giọt côaxecva) C. Sự hình thành hệ tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic D. Sự hình thành lớp màng ngăn cách

Câu 4 : Chất hữu cơ được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học nhờ :

A. tác dụng của hơi nước B. tác dụng của các yếu tố sinh học C. tác dụng của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên D. do mưa kéo dài hàng ngàn năm

Câu 5 : Trong khí quyển nguyên thuỷ Trái Đất CHƯA có :

A. mêtan (CH4), amôniắc (NH3) B. Ôxi (O2) và nitơ (N2)

C. hơi nước (H2O) D. xianôgen (C2N2)

Câu 6 : Hệ tương tác nào có khả năng tự nhân đôi tự đổi mới :

A. prôtêin – lipit B. prôtêin – saccarit C. prôtêin – prôtêin D. prôtêin – axit nuclêic

Câu 7 : Trong quá trình phát sinh sự sống, giai đoạn kéo dài nhât là

A. giai đoạn tiến hóa hóa học B. giai đoạn tiến hóa tiền sinh học C. giai đoạn tiến hóa sinh học D. không có nhận định đúng

Câu 8 : Ngày nay sự sống không còn được hình thành theo phương thức hóa học vì :

A. thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết

B. nếu có một chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thí lập tức bị vi sinh vật phân hủy

C. ngày nay trong thiên nhiên, chất hữu cơ chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong cơ thể sống D. cả A, B và C

Câu 9 : Giai đoạn tiến hóa sinh học được tính từ khi

A. hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp

B. hình thành tế bào nguyên thuỷ đến khi xuất hiện sinh vật đầu tiên C. sinh vật đầu tiên đến toàn bộ sinh giới ngày nay

D. sinh vật đa bào đến sinh giới ngày nay

A. Những sinh vật bị hoá thành đá

B. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước để lại trong các lớp đất đá C. Các bộ sương của sinh vật còn lại khi chúng chết

D. Những sinh vật đã sống qua hai thế kỉ

Câu 12 : Nghiên cứu hoá thạch cho phép :

A. suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của sinh vật B. suy ra lịch sử phát triển của vỏ Trái Đất

C. Suy ra tuổi của các lớp đất chứa chúng. D. tất cả A, B, C

Câu 13 : Việc phân định mốc thời gian địa chất căn cứ vào

A. những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và hóa thạch điển hình

B. tuổi hóa thạch C. căn cứ vào lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ D. không căn cứ vào mốc nào cả mà phân chia thời gian địa chất bằng nhau

Câu 14 : Tên của mỗi kỉ được đặt dựa vào :

A. tên loại đất đá điển hìh cho lớp đất đá thuộc kỉ đó

B. tên địa phương mà lần đầu tiên người ta nghiên cứu lớp đất đá thuộc kỉ đó C. tên người tìm ra hóa thạch

D. cả A và B

Câu 15 : Trình tự sắp xếp các đại đúng các là :

A. đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh B. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh C. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh

Câu 16 : Trong đại Cổ sinh, sự sống di cư từ dưới nước lên cạn thuộc kỉ nào?

A. Cambri B. Đêvôn C. Cácbon (than đá) D. Silua

Câu 17 : Thực vật xuất hiện đầu tiên trên cạn là :

A. tảo B. quyết trần C. quyết thực vật D. dương xỉ có

hạt

Câu 18 : Bò sát khổng lổ chiếm ưu thế tuyệt đối vào kỉ nào ?

A. Triat (kỉ tam điệp) B. Jura C. Krêta (kỉ phấn trắng) D. Silua

Câu 19 : Đặc điểm sinh vật điển hình của đại Trung sinh là :

A. hưng thịnh của cây hạt kín sâu bọ, chim, thú và xuất hiện loài người

B. phồn thịnh của thực vật hạt trần và bò sát C. xuất hiện chim thuỷ tổ và cây hạt kín D. di cư lên cạn hàng loạt của thực vật, động vật được tảo xanh, đia y, nấm chuẩn bị trước

Câu 20 : Lí do bò sát không lồ bị tiêu diệt hàng loạt ở kỉ Đệ tam (kỉ Thứ ba) của đại Tân sinh là

A. chim và thú phát triển chiếm hết nguồn thức ăn của bò sát khổng lồ B. khí hậu lạnh đôt ngột, bò sát khổng lồ không thích nghi được

C. do diện tích rừng bị thu hẹp, bò sát khổng lổ không có thức ăn và nơi ở D. khí hậu trở nên khô, bò sát khổng lồ không thích nghi được

Câu 21 : Nhận xét nào KHÔNG đúng khi rút ra từ lịch sử phát triển của sinh vật :

A. lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sự của vỏ Trái Đất, sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu đã thúc đẩy sự phát triển của sinh giới

B. sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu trước hết thường dẫn đến biến đổi của giới động vật kéo theo là giới thực vật

C. sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn so với sự thay đổi chậm chạp của địa chất và khí hậu D. sự di cư lên cạn của thực vật và động vật đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của sinh vật E. sinh giới tiến hóa theo hướng ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí

Câu 22 : Cơ quan thoái hóa trên cơ thể người là :

A. cơ quan bị teo đi B. cơ quan còn để lại dấu vết trên cơ thể C. cơ quan không phát triển D. di tích của những cơ quan xưa kia phát triển của động vật có xương sống

Câu 23 : Hiện tượng lại tổ là :

A. sự phát triển không bình thường của cơ thể (người có đuôi…)

C. vết tích của động vật xưa kia để lại trên cơ thể người D. người có nhiều vú, có lông rậm khắp cơ thể, có đuôi

Câu 24 : Các chủng tộc người phân bố khắp trên Trái đất được phân hóa từ

A. các vượn người ngày nay B. loài người homo sapiens xuất phát từ châu Phi C. các loài khỉ mũi hẹp bản địa D. sinh vật thông minh đến từ vũ trụ

Câu 25 : Người hiện đại thuộc loài nào sau đây?

A. H. sapiens B. H. habilis C. H. neandectan D. H. erectus

Câu 25 : Người hiện đại có nguồn gốc từ

A. khỉ Tinh tinh B. khỉ mũi thấp C. người cổ Homo D.người neandectan

Câu 26 : Sự phát sinh và phát triển của loài người chịu tác động của nhân tố nào?

A. Nhân tố sinh học như biến dị di truyền B. Nhân tố sinh học như chọn lọc tự nhiên… C. Nhân tố xã hội như giáo dục, văn hóa, xã hội … D. Kết hợp nhân tố sinh học và nhân tố xã hội

Câu 27 : Khi nào khí ôxi xuất hiện trong khí quyển với lượng lớn?

A. Khi có sự phóng điện trong khí quyển nguyên thuỷ

B. Khi diễn ra tổng hợp chất hữu cơ theo phương thức hóa học C. Sau khi xuất hiện cơ thể quang hợp như vi khuẩn

D. Khi có sự di cư lên càn của động vật

Câu 27 : Loài người ngày nay không thể tiến hóa thành một loài khác được nữa do :

A. thiếu các điều kiện địa lí giống như Trái Đất vào kỉ thứ Tư của đại Tân sinh B. không có đối thủ cạnh tranh hiện tại,

C. nhân tố sinh học như đột biến, chọn lọc tự nhiên không còn phát huy tác dụng với cơ thể người

D. sự cách li địa lí không còn phát huy đối với xã hội loài người, sự phát triển khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội giúp con người không còn lệ thuộc vào tự nhiên

E. cả D, C đúng

PHẦN 7 : SINH THÁI HỌC

Một phần của tài liệu DE CUONG ON TAP HK I-SINH 12 (nh 10-11) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w