trên thị trường chứng khoán tập trung
Pháp luật các quốc gia có nền tài chính chứng khoán phát triển đều rất chú trọng đến vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Ví dụ ở Hoa Kỳ đã có riêng một đạo luật điều chỉnh về vấn đề này, đó là Luật bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán Hoa Kỳ năm 1970. Luật này lập ra một cơ quan có chức năng bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán gọi là SIPC, đồng thời đặt ra trình tự, thủ tục chặt chẽ và rõ ràng để cơ quan chúc năng này thực hiện trách nhiệm bảo vệ nhà đầu tư.
Ở Việt nam việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư nói chung, nhà đầu tư nghiệp dư trên TTCKTT nói riêng đã được đề cập đến ngay từ văn bản pháp lý đầu tiên là nghị định số 48/1998/NĐ-CP ban hành ngày 11/7/1998. Nghị định này đã dành hẳn một điều [13, Điều 19] để quy định về “bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư”. Cho đến khi nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 [14] được ban hành thay thế thì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhà đầu tư đã được ghi nhận là một nguyên tắc hoạt động của TTCK. Sau khi Luật chứng khoán 2006 ra đời tiếp tục ghi nhận nguyên tắc “bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư” là một nguyên tắc quan trọng trong vận hành và hoạt động của TTCK. Theo Điều 5 Luật chứng khoán 2006 quy định về chính sách phát triển thị trường chứng khoán có ghi nhận: “Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi để tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia đầu tư và hoạt động trên thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn vốn trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển” [29, Điều 5].
Điều 4, Luật Chứng khoán 2006 định rõ “nguyên tắc hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán là… bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư” [29, Điều 4.3]. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của hệ thống
41
chứng khoán phát triển hay đang phát triển. Theo Giáo sư Paul Gonson, trong cuốn Kirkpatrik & Lockhart Nicholson Graham LLP cũng đã khẳng định bảo về nhà đầu tư là một trong những mục đích của Luật “Mục đích của Luật phải bảo vệ người
đầu tư. Để đảm bảo cho sự thành công của thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư tư nhân phải tin tưởng rằng họ sẽ được đối xử công bằng và trung thực” [57].
Nguyên tắc này được thể hiện không chỉ trong luật mà cả các văn bản hướng dẫn thi hành như các quy định về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán. Nội dung của pháp luật chứng khoán Việt nam về bảo vệ nhà đầu tư không chuyên nghiệp bao gồm các quy định về công nhận quyền của nhà đầu tư không chuyên nghiệp và các quy định đặt ra các biện pháp quản lý, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp.