Những khuyết tật thường gặp

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG (Trang 41)

2. 3.1 Những vấn đề cần chú ý khi TVGS xây dựng móng nông

2.4.2 Những khuyết tật thường gặp

Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng Kỹ sư tư vấn giám sát thi công XDCT

và khuyết tật thường gặp trong quá trình chế tạo cũng tương tự như đối với kết cấu BTCT đúc sẵn. Những hư hỏng khuyết tật đó là:

- Các sai lệch về kích thước quá giới hạn cho phép - Bê tông không đạt cường độ của mác bê tông thiết kế;

- Bê tông bị rỗng, rỗ, hở, lộ cốt thép.

• Đối với các cọc thép: Thường được chế tạo từ tổ hợp các thanh thép hình và thép bản. Các hư hỏng và khuyết tật thường gặp cũng tương tự như đối với kết cấu thép. Những hư hỏng khuyết tật đó là:

- Các sai lệch về kích thước chi tiết quá giới hạn cho phép;

- Quy trình thi công không được tuân thủ chặt chẽ dẫn tới hình thành biến dạng dư và ứng suất dư trong cọc.

2.4.2.2 Trong quá trình vận chuyển cẩu lắp

Trong quá trình vận chuyển, cẩu lắp từ công xưởng hoặc từ bãi đúc vào vị trí đóng có thể gây các hư hỏng và khuyết tật:

- Nứt, gãy cọc do cẩu lắp không đúng vị trí;

- Nứt, vỡ do khi xếp lên phương tiện vận chuyển không đúng quy cách; - Nứt, vỡ do khi xếp xuống vị trí không đúng quy cách.

2.4.2.3 Trong quá trình đóng cọc:

• Sai lệch vị trí trên mặt bằng: Đây là sai sót thường gặp nhất khi đóng cọc. Có nhiều nguyên nhân:

- Do định vị vị trí tim trụ, mố sai dẫn đến sai lệch vị trí của các cọc trong móng. - Do định vị tim từng cọc khi đóng không chính xác.

• Cọc bị nghiêng lệch so với thiết kế: - Do định vị cọc đầu tiên sai.

- Do sự không ổn định của thiết bị dẫn hướng;

- Do sàn đạo, giá búa không ổn định, đặc biệt là khi đóng trên hệ nổi.

• Cọc đóng không đủ độ chối: cọc đóng theo chiều dài đã được quyết định khi đóng cọc thử nhưng vẫn chưa đạt độ chối thiết kế. Các nguyên nhân có thể là: - Địa chất dưới mũi cọc có sự thay đổi đột ngột so với địa chất của cọc thử; - Gặp phải các lớp đất yếu.

- Gặp phải hiện tượng “chối giả” khi mũi cọc đi qua lớp sét. Do hiện tượng chấn động sinh ra trong quá trình đóng cọc phá hoại tính kết tụ của đất.

• Cọc đóng không xuống: cọc đóng không xuống khi chưa đóng đủ chiều dài cọc theo kết quả đóng cọc thử. Các nguyên nhân có thể là:

- Địa chất dưới mũi cọc có sự thay đổi đột ngột so với địa chất của cọc thử, gặp phải lớp đất chắc sớm hơn dự kiến;

- Gặp phải chướng ngại vật như đá mồ côi, các vật thể bị vùi lấp;

- Gặp hiện tượng “chối giả” khi mũi cọc đi qua lớp cát. Do hiện tượng chấn động sinh ra trong quá trình đóng cọc làm cho lớp cát bị nén chặt lại do đó sức kháng mủi và ma sát tăng lên;

- Đóng cọc không theo đúng trình tự và chỉ dẫn của thiết kế, gây hiện tượng dồn ép đất dẫn tới đóng các cọc cuối cùng khó khăn.

2.4.3 Kiểm tra và nghiệm thu

Việc kiểm tra nghiệm thu chất lượng công tác đóng cọc và cọc ống được quy định trong điều 5.8 của 22TCN 266-2000: Cầu và cống Quy phạm thi công và nghiệm thu và phải tuân theo yêu cầu kỹ thuật ghi trong bảng 2.2

Bảng 2.2 Các yêu cầu kỹ thuật khi nghiệm thu móng cọc đóng

Yêu cầu kỹ thuật Đối tượng

kiểm tra

Phương pháp kiểm

tra

1. Sai lệch cho phép về mặt bằng tim cọc và cọc ống so với thiết kế tại vị trí đáy bệ hoặc đài cọc:

a) Đối với cọc vuông, cọc tam giác và cọc có kích thước không lớn hơn 0,6m (tính theo cạnh cọc vuông, cạnh nhỏ cọc tam giác hoặc đường kính cọc tròn) ở bệ móng đổ tại chỗ hoặc trên đài cọc, tính theo chiều dài cạnh hoặc đường kính (m) như sau:

Khi cọc bố trí một hàng theo mặt chính cầu:

- Theo hướng dọc cầu, không vượt quá ±0,2 của trị số cạnh hoặc đường kính (m)

- Theo hướng ngang cầu, không vượt quá ±0,3 của trị số cạnh hoặc đường kính (m)

Khi cọc bố trí hai hàng hoặc nhiều hơn theo mặt chính cầu:

- Đối với hàng cọc ngoài cùng, dọc cầu, không vượt quá ±0,2 của trị số cạnh hoặc đường kính (m)

Từng cọc nt nt Đo bằng thước nt nt

Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng Kỹ sư tư vấn giám sát thi công XDCT

Theo phương ngang cầu, không vượt quá +0,4 của trị số cạnh hoặc đường kính (m)

nt nt

b) Đối với cọc vuông, cọc tam giác và cọc tròn có kích thước không lớn hơn 0.6m thì độ sai lệch cho phép là 5cm (không phục thuộc và số lượng cọc) ở bệ móng kiểu lắp ghép hoặc trên mặt nền bắt buộc phải dùng các thiết bị định hướng (lồng khung cốt thép, khung dẫn hướng, cần cẩu)

nt nt

c) Đối với cọc ống đường kính lớn hơn 0.6m đến 3m, đóng xiên, tính theo trị số đường kính (m) như sau: Khi không sử dụng thiết bị định hướng:

- Đối với cọc đơn và cọc bố trí một hàng theo mặt

chính cầu, không vượt quá 0.1 của trị số đường kính (m).

- Đối với cọc bố trí 2 hàng hoặc nhiều hơn, không

vượt quá 0.15 của trị số đường kính (m) Khi có khung dẫn hướng (khung định vị):

- Nếu trên cạn, không vượt quá 5cm.

- Nếu trong nước, không vượt quá 0.03H, trong đó H là độ sâu nước (m) nt Từng cọc ống nt Cho từng cọc ống nt nt Đo băng thước nt Đo bằng máy thuỷ bình nt

2. Độ dịch chuyển cho phép của tim hệ khung dẫn hướng so với vị trí tim thiết kế ở cao trình mặt khung như sau:

- Nếu trên cạn là 2.5cm

- Nếu trong nước không vượt quá 0.015H, trong đó H là độ sâu nước (m)

nt nt

nt nt

3. Độ sai lệch của chiều sâu hạ cọc và cọc ống so với trị số thiết kế (Khi hạ cọc vào đất trên 4m có xét đến xói cục bộ):

a. Cọc dài đến 10m (với điều kiện tính khả năng chịu tải của cọc theo đất nền) là:-25cm

Cọc dài trên 10m là :-50cm

b. Cọc ống với mọi chiều dài là :-25cm

Từng cọc nt nt Quan sát đo bằng thước gắn trên thân cọc nt

Ghi chú:

1. Sai số cho phép của các cọc (cọc đặc và cọc ống) so với đồ án thiết kế, trong mặt bằng, được tính tại đáy bệ móng (đổ bê tông tại chỗ). Các trị số cho phép về sai lệch vị trí so với đồ án thiết kế theo mặt bằng của hệ cọc đã nêu trên bao gồm cả trị số chuyển vị ở mặt đáy bệ cọc hoặc đài cọc do có sai lệch của cọc theo phương thẳng đứng hoặc do có thay đổi độ xiên cọc. Sai số cho phép về thay đổi tang của góc theo phương thẳng đứng (so với vị trí thiết kế) của các cọc xiên không vượt quá 200:1 khi bố trí một hàng cọc; 100:1 khi bố trí 2 hàng trở lên.

2. Đối với các loại móng có bệ hoặc dài cọc chế tạo sẵn, được liên kết vào các cọc nhờ các đầu cốt thép dọc thò ra và lấp đầy bằng bê tông đổ tại chỗ, độ sai lệch cho phép về vị trí cọc theo mặt bằng so với thiết kết ở mặt đáy hoặc bệ móng cọc không được lớn hơn 5cm.

3. Số lượng cọc bị sai lệch không vượt quá 25% tổng số cọc đối với các móng và trụ có một hàng cọc và 40% đối với móng cọc có hai hoặc nhiều hàng cọc.

4. Khi số cọc thực tế bị sai lệch so với thiết kế vượt quá trị số giới hạn cho phép, việc chấp thuận khả năng dùng lại hệ cọc này phải được cơ quan Tư vấn thiết kế móng hoặc trụ xem xét giải quyết.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)