Tìm hiểu về tỉ lệ vàng trong Sinh học

Một phần của tài liệu Tên dự án dạy học hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tỷ lệ vàng (Trang 35)

2.2.1. Hoạt động 1: Thu thập dữ liệu về kích thước cơ thể người:

+ Thu thập những điều đã biết về cấu tạo và kích thước của cơ thể người, tập đo các chỉ số đo trên cơ thể người và trên khuôn mặt.

- Hình thức: Học sinh tự tìm hiểu theo định hướng phiếu học tập của giáo

viên.

- Nội dung gợi ý: Dùng thước dây hoặc thước kẻ đo kích thước các phần

cơ thể: phần đầu, phần thân và phần chân, tay. Và đo các kích thước trên khuôn mặt.

- Cơ thể người gồm 3 phần: Đầu, thân và chân, tay.

- Mỗi phần gồm các cơ quan nào và xác định vị trí và giới hạn của các cơ quan đó trên cơ thể.

- Xác định đúng giới hạn của các cơ quan trên khuôn mặt.

2.2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về φ và kích thước cơ thể nguời - Đối tượng thực hiện: Nhóm học sinh lớp 8.

- Hình thức: Học sinh tự tìm hiểu theo định hướng phiếu học tập của giáo

viên

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Tiến hành đo các chỉ số đo trên cơ thể mình ( theo mẫu của GV). 2. Tính thương của phép chia giữa các chỉ số đo.

3. Kiểm chứng tỉ lệ vàng trên kích thước cơ thể dựa vào kết quả tính.

4. Em rút ra kết luận gì về sự xuất hiện tỉ số vàng trong kích thước cơ thể người?

- Nội dung:

1. Đo kích thước của các phần trên cơ thể :

GV hướng dẫn học sinh tự xác định vị trí và giới hạn các phần trên cơ thể và dùng thước đo các số đo trên cơ thể mình.

Lưu ý: Cho học sinh đo chéo cho nhau

2. Tính thương của phép chia giữa các chỉ số đo:

- Chiều cao toàn cơ thể chiều cao từ thắt lưng trở xuống tay - Chiều cao / đỉnh đầu đến đầu ngón tay

- Đỉnh đầu tới đầu ngón tay / đỉnh đầu tới rốn

- Đỉnh đầu tới rốn/đỉnh đầu tới ngực - Đỉnh đầu tới rốn/chiều rộng đôi vai - Đỉnh đầu tới rốn / chiều dài cẳng tay

- Đỉnh đầu tới rốn / chiều dài xương ống quyển - Đỉnh đầu tới ngực / đỉnh đầu tới gốc sọ

- Đỉnh đầu tới ngực / chiều rộng của bụng - Chiều dài của cẳng tay / chiều dài bàn tay

- Vai đến các đầu ngón tay / khuỷu tay đến các đầu ngón tay - Hông đến mặt đất / đầu gối đến mặt đất

- Khoảng cách từ đầu gối đến mặt đất/ hông đến mặt đất - Khoảng cách từ đỉnh đầu đến khi chạm đất/ rốn đến mặt đất

- Tỉ lệ chiều dài mỗi đốt ngón chân cái

- Độ dài một dang tay/ độ dài đỉnh đầu tới rốn + độ dài từ rốn xuống chân. - Đỉnh đầu chạm đất/ từ rốn tới chạm đất.

3. Kiểm chứng tỉ lệ vàng trên kích thước cơ thể dựa vào kết quả tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dựa vào kết quả tính: nếu thương của các phép chia có kết quả = 1,618 =

φ

- Thông qua kết quả kiểm chứng 30 HS lớp 8B thu được kết quả như sau: Có tổng số 27/30 HS xuất hiện tỉ số vàng φ = 1,618

Trong đó có: + 4 HS xuất hiện 1 tỉ số vàng φ = 1,618 + 8 HS xuất hiện 2 tỉ số vàng φ = 1,618 + 11 HS xuất hiện 3 tỉ số vàng φ = 1,618 + 4 HS xuất hiện 4 tỉ số vàng φ = 1,618 4. Kết luận:

Tỉ số vàng xuất hiện ngay trong kích thước của cơ thể con người (chiều cao rốn, chiều cao toàn thân, chiều dài cẳng tay, chiều dài cánh tay …).

Ngoài ra chiều dài các ngón tay của chúng ta, mỗi đốt từ đầu mút đến khớp nối đến cổ tay, đoạn sau lớn hơn đoạn trước bằng tỉ lệ vàng. Không chỉ vậy mà ngón chân cái hay đốt sống của chúng ta cũng là 1 số φ.

Nếu trong thực tế cơ thể chúng ta đúng theo các tỉ lệ trên liên quan đến con số φ thì chúng ta sẽ có một thân hình rất cân đối và đẹp.

GV bổ sung thêm đơn vị đo độ dài vủa Việt Nam: Như vậy "thước tầm" của Việt Nam với những số đo xuất phát từ kích thước của con người đều rơi vào quy luật của Tỷ Lệ Vàng: 416/266 + 416= 60,99% trong đó 416= khoảng nằm, 216= khoảng đứng.

- Tỉ lệ vàng có thể được tìm thấy trên cơ thể con người như chiều cao toàn thân, chiều dài cẳng tay, chiều dài cánh tay …

Nếu ta gọi độ dài từ rốn lên đến đỉnh đầu là x, độ dài từ rốn xuống đến chân là y. Độ dài một dang tay gọi là a. Nếu x/y = a/(x+y) = 1,618 = Ф, thì đó là thân hình của các siêu người mẫu. Các hãng thời trang nổi tiếng đã tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc này trong việc tuyển chọn người mẫu.

2.2.3.Hoạt động 3: Tìm hiểu về φ và khuôn mặt người - Đối tượng thực hiện: Nhóm học sinh lớp 8.

- Hình thức: Học sinh tự tìm hiểu theo định hướng phiếu học tập của giáo

viên

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Tiến hành đo các chỉ số trên khuôn mặt theo mẫu hướng dẫn của giáo viên. 2. Tính thương của phép chia giữa các chỉ số đo.

3. Kiểm chứng tỉ lệ vàng trên kích thước của khuôn mặt.

4. Em rút ra kết luận gì về sự xuất hiện tỉ số vàng trong khuôn mặt người.

- Nội dung:

Theo ThS. Võ Trương Như Ngọc cũng cho rằng: “Có 3 yếu tố chính tạo nên một khuôn mặt đẹp đó là kiểu tóc, da mặt, cấu trúc xương và mô mềm thể hiện bởi các số đo về kích thước, tỷ lệ. Sự khác nhau giữa các khuôn mặt chính là vị trí các mốc giải phẫu, kích thước, hình dạng và các góc tạo bởi xương, da và mô mềm. Ngoài ra, còn có sự đóng góp của các yếu tố khác như lông mày, mắt, má, mũi, môi, cằm, màu mắt, màu tóc, cách trang điểm, trạng thái tâm lý... Khi phân tích sự hài hoà của khuôn mặt, cần bỏ qua yếu tố ảnh hưởng đến vẻ đẹp của khuôn mặt như kiểu tóc và da. Vì tóc có thể thay đổi và da có thể trang điểm, chỉ nên xét đến yếu tố kích thước và tỷ lệ”.

Mỗi khuôn mặt đều có những tỷ lệ nhất định cho các bộ phận cấu thành nên nó: Trán đẹp thì chiều cao phải chiếm 1/3 chiều toàn bộ khuôn mặt, rộng gấp đôi chiều cao; Độ rộng mắt phải bằng 1/5 tổng chiều rộng khuôn mặt; Má phải đầy đặn, hình oval, gò má không quá cao và đầy; miệng có độ rộng không

quá 50,9mm; Chiều rộng của tai xấp xỉ bằng 1/2 chiều dài tai, chiều dài tai xấp xỉ bằng chiều dài mũi..

1. GV cho học sinh quan sát hình sau và hướng dẫn để HS đo các chỉ số trên khuôn mặt.

Học sinh đo các chỉ số trên khuôn mặt về: Chiều dài của đầu, khoảng cách từ mắt tới cằm, khoảng cách từ mũi tới cằm, khoảng cách từ môi tới cằm, chiều cao của trán, chiều cao toàn bộ khuôn mặt, chiều rộng của mắt, chiều rộng của tai.

2. Tính thương của phép chia giữa các chỉ số đo: - Chiều dài của đầu / khoảng cách từ mắt tới cằm

- Khoảng cách từ mũi tới cằm/ khoảng cách từ môi tới cằm. - Chiều cao của trán/ chiều cao của toàn bộ khuôn mặt. - Chiều rộng của tai/ chiều dài của tai

- Chiều dài của tai/ chiều dài của mũi.

3. Kiểm chứng tỉ lệ vàng trên khuôn mặt dựa vào kết quả tính.

Dựa vào kết quả tính: nếu thương của các phép chia có kết quả = 1,618 = φ

Thông qua kết quả kiểm chứng 30 HS lớp 8B thu được kết quả như sau: Có tổng số 14/30 HS xuất hiện tỉ số vàng φ = 1,618

Trong đó có: + 13 HS xuất hiện 1 tỉ số vàng φ = 1,618 + 1 HS xuất hiện 2 tỉ số vàng φ = 1,618 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Kết luận:

Như vậy tỉ lệ trên khuôn mặt có liên quan tới số φ. Một khuôn mặt được coi là đẹp và cân đối thì đều có liên quan tới số φ.

GV cho học sinh quan sát cách bố trí điểm “ Phi” trên khuôn mặt

Trong hình ảnh trên với cách bố trí điểm “Phi” như vậy đã tạo được điểm hấp dẫn cho chủ thể.

2.2.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về φ và bàn tay - Đối tượng thực hiện: Nhóm học sinh lớp 8. - Hình thức: Giáo viên giới thiệu cho học sinh. - Nội dung:

Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh sau:

Ở hình ảnh trên ta thấy tỉ lệ giữa độ dài đốt 1 bàn tay và độ dài xương bàn tay là một tỉ lệ vàng.

2.2.5. Hoạt động 5: Tìm hiểu về φ với cấu tạo của tai. - Đối tượng thực hiện: Nhóm học sinh lớp 8.

* Cấu tạo của tai:

GV cho học sinh quan sát hình ảnh sau:

Ở hình ảnh trên có thể thấy tỉ lệ vàng trong cấu tạo của ốc tai. Ốc tai xoắn 2 vòng rưỡi từ đỉnh ốc đến chôn ốc. Tỉ lệ đường kính của vòng xoắn sau so với vòng xoắn trước đúng với tỉ lệ vàng

Một phần của tài liệu Tên dự án dạy học hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tỷ lệ vàng (Trang 35)