Phân tích hình thức trả lương thời gian

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TW 2 (Trang 25 - 35)

III. Phân tích và đánh giá các hình thức trả lương của Xí nghiệp

2. Phân tích hình thức trả lương thời gian

2.1. Đối tượng áp dụng

Hình thức trả lương thời gian áp dụng đối với bộ phận lao động gián tiếp của Xí nghiệp bao gồm cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ làm ở các phòng ban, hành chính và các nhân viên phục vụ. Lương thời gian áp dụng đối với các đối tượng này do công việc của họ không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ vì tính chất công việc của họ là không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, vì thế, không thể đo lường một cách chính xác.

Biểu 7: Bảng quỹ lương thời gian

TT Chỉ tiêu Đ.vịtính Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001

SL % SL % SL %

1 Quỹ tiền

lương thời gian Tỷ 2,3115 44,77 2,4534 43,86 2,8652 42,86

2 Lao động hưởng

lương thời gian Người 232 45,94 232 45,85 233 45,77

3 Tiền lương bình

quân thời gian đ/tháng 830.280 881.250 1.024.750

(Nguồn : Phòng kế toán tài chính)

Từ bảng số liệu có quỹ lương thời gian so với tổng quỹ lương năm 1999 chiếm 44,77%, năm 2000 chiếm 43,86% và năm 2001 chiếm 42,86%. Ta thấy quỹ lương thời gian chiếm tỷ tương đối cao, gần một nửa so với tổng quỹ tiền lương. Tuy có giảm dần theo các năm nhưng không đáng kể, đồng thời lao động hưởng lương thời gian tương đối cao và thay đổi ít. Điều này chứng tỏ

là sản xuất nên yêu cầu phải tăng cường lao động sản xuất (tức lao động hưởng lương sản phẩm) hơn là lao động hưởng lương thời gian.

2.2. Cách tính tiền lương thời gian

Tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào cấp bậc lương của từng người, số ngày công thực tế làm việc trong tháng của từng người và cộng với tiền lương phụ cấp trách nhiệm.

Tiền lương phụ cấp được tính dựa vào các hệ số quy định sau: + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

- Trưởng phòng và tương đương : 0,4. - Phó phòng và tương đương : 0,3. - Bí thư Đảng uỷ : 0,5. - Chủ tịch công đoàn : 0,4. - Bí thư doàn thanh niên : 0,3 + Phụ cấp trách nhiệm

- Tổ chức sản xuất : 0,1. - Thủ quỹ : 0,1. + Phụ cấp ca đêm.

- Thường xuyên : 0,4. - Không thường xuyên : 0,3. Giám đốc hệ số trách nhiệm là : 0,5. Phó Giám đốc và tương đương : 0,4.

Mức lương tháng theo thời gian đơn giản của một người là LTG = (LminDN x HCB) x (N/ SN) (24)

Trong đó:

LTG : lương tháng theo thời gian của một người. HCB : hệ số cấp bậc của người đó.

N : số ngày công thực tế làm việc của người đó trong tháng. SN : số ngày công theo chế độ (SN = 22 ngày)

LminDN: tiền lương tối thiểu Xí nghiệp quy định

Mức lương phụ cấp được tính như sau

Lương phụ cấp trách nhiệm:

LPCTN = Lmin x HPC (25) Trong đó:

Lmin : tiền lương tối thiểu Xí nghiệp quy định HPC : hệ số phụ cấp.

Ngoài ra còn được hưởng thêm tiền cơm ca: 3.000 đồng/ ngày. Lcơm ca = 3.000đ x Ngày công thực tế làm việc.

Tiền lương thực tế của người lao động là: TLTT = LTG + LPCTN + Lcơm ca.

Lương tháng thường được chia làm 2 kỳ:

Lương kỳ I = HCB x Mức lương tối thiểu x 50%.

Lương kỳ II = Lương tháng – Lương kỳ I – 6% BHXH,BHYT – 1% KPCĐ + Phụ cấp trách nhiệm.

Trong đó:

6% BHXH,BHYT = 210.000 x (HCB + HPC) x 6%. 1% KPCĐ = 210.000 x (HCB + HPC) x 1%.

Biểu 8 : Bảng lương của lao động tổ 1 phân xưởng cơ điện tháng 03/2001 như sau

Đơn vị: đ/tháng TT Họ và tên HCB Ngày công TT SX

Lương HPCTN Mức PC Tiền PC 1% CĐ Nộp 6% Ngày hưởng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Phạm Văn Cần 3,35 21 959.318 0,1 300.000 30.000 7.245 43.470 20 2 Nguyễn Ngọc Xuân 3,31 21 947.864 6.951 41.706 21 3 Lê Ái Hùng 2,91 21 833.318 0,1 300.000 30.000 6.321 37.926 20

4 Đoàn Minh Hải 2,67 21 764.591 5.607 33.642 20

5 Bùi Kim Thư 2,42 21 693.000 5.082 30.492 21

6 Hoàng Thị Vân 2,21 21 632.864 4.641 27.846 20

Hệ số lương là 3,35.

Ngày công thực tế của ông là 21 ngày.

Hệ số phụ cấp trách nhiệm của tổ trưởng là 0,1. Ngày tính cơm ca là 20 ngày.

Ta tính được tiền lương ông nhận được như sau - Lương tháng theo thời gian đơn giản là

21 LTG = 3,35 x 300.000 x = 959.318 đồng 22 - Lương phụ cấp trách nhiệm là LPCTN = 0,1 x 300.000 = 30.000 đồng. - Lương cơm ca là Lcơm ca = 3.000 x 20 = 60.000 đồng. - Lương thực tế người đó nhận được là

LTT = 958.318 + 30.000 + 60.000 = 1.049.318 đồng. - 6% BHXH,BHYT = 210.000 x (3,35 + 0,1) x 0,06 = 43.470 đồng. - 1% KPCĐ = 210.000 x (3,35 + 0,1) x 0,01 = 7.245 đồng.

- Lương kỳ I = 210.000 x 3,35 x0,5 = 351.750 đồng.

- Lương kỳ II = 1.049.318 – 351.750 – 43.470 – 7.245 = 646.835đồng.

+ Ưu điểm là việc trả lương theo hình thức trên đã khuyến khích mọi người đi làm đầy đủ hơn vì tiền lương phụ thuộc vào số ngày đi làm thực tế. Ngoài tiền lương tháng đơn giản người lao động còn được hưởng thêm phần tiền lương trách nhiệm và phụ cấp, chính số tiền lương này đã khuyến khích người lao động có ý thức, có tinh thần trách nhiệm hơn đối với công việc được giao và nâng cao được hiệu quả

vẫn còn một số hạn chế đó là. + Nhược điểm

- Cách trả lương căn cứ vào hệ số cấp bậc, ngày công thực tế nên mang tính chất bình quân và chưa gắn với chất lượng hiệu quả của công việc.

- Người lao động luôn chú ý đến việc đi làm đầy đủ hơn là việc sử dụng hợp lý thời gian làm việc. Thực tế ở Xí nghiệp còn nhiều cán bộ sử dụng thời gian làm việc rất lãng phí, hiệu quả làm việc không cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc chung của cả Xí nghiệp. Trong giai đoạn tới Xí nghiệp cần xem xét áp dụng hình thức trả lương cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình và thể hiện được số lượng, chất lượng, hiệu quả làm việc của từng người.

3. Hình thức trả lương sản phẩm

Chế độ trả lương sản phẩm được áp dụng cho khối công nhân sản xuất ở Xí nghiệp, việc tính sản phẩm được thực hiện cho từng tổ và từng công việc.

Đầu năm Xí nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và căn cứ vào các chỉ tiêu và hợp đồng đã ký kết, Xí nghiệp tính toán các thông số về vật tư, máy móc thiết bị công nghệ, nhân lực cần thiết cho năm, tính toán khối lượng công việc và định mức chi phí cho từng loại công việc. Sau đó tiến hành giao cho từng tổ hoặc khoán theo công việc cho từng tổ hoặc khoán theo công việc cho từng người. Xí nghiệp căn cứ vào định mức giao khoán hướng dẫn người lao động thực hiện.

3.1. Các điều kiện trả lương sản phẩm

3.1.1. Phân tích thực trạng công tác định mức ở Xí nghiệp và nghiệm thu sản phẩm Định mức là công tác cần thiết, quan trọng trước khi giao khoán công việc. Phòng công nghệ- kỹ thuật cùng phối hợp với phòng tổ chức lao động tiền lương của Xí nghiệp tiến hành định mức từng loại sản phẩm và công việc. Đây là điều kiện

chính xác, phản ánh thực tế hao phí lao động của công nhân.

Phương pháp lao động ở Xí nghiệp hiện nay đang dùng là phương pháp phân tích khảo sát. Đây là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại nơi làm việc, phương pháp cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc là bấm giờ. Kết quả bấm giờ phản ánh toàn bộ hoạt động của công nhân và thiết bị trong một ca làm việc, nó giúp phát hiện được thời gian lãng phí, để tìm ra biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả công việc. Xây dựng mức dựa vào tài liệu khảo sát trực tiếp tại nơi làm việc.

Ví dụ: Định mức cho một ca (14 người) ở tổ một phân xưởng viên như sau

Trong công việc dập viên qua khảo sát công đoạn xay, rây, pha chế, dập viên. Máy dập viên cứ 3 phút dập được 2 lần (20 viên / lần), 1 giờ máy dập được 40 lần.

Một ca máy dập được: 8 giờ x 40 lần x 20 viên = 6400 viên. Để có 1000 viên thì một người cần :

1000

= 2,19 giờ 6400/14

Vậy mức hao phí lao động là 2,19 giờ – người /1000 viên .

Căn cứ vào định mức khi tiến hành giao cho tổ sản xuất, tổ trưởng theo dõi thực hiện của người lao động để tiến hành chấm công trả lương cho người lao động.

Sau khi hoàn thành công việc thì một khâu hết sức quan trọng cần được tiến hành là nghiệm thu sản phẩm, các yếu tố chất lượng sản phẩm, khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng sẽ được kiểm tra xem xét và sau đó là lập biên bản nghiệm thu. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu và bảng chấm công cho từng công nhân. Phòng công nghệ – kỹ thuật phối hợp với phòng tổ chức lao động tiền lương tiến hành lập quỹ lương cho từng tổ sản xuất.

việc sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp. Tuy nhiên việc định mức lại chủ yếu dựa vào công đoạn cuối cùng là hao phí thời gian hoàn thành sản phẩm cho cả tổ, điều này sẽ không chính xác trong việc xây dựng mức, và sẽ không thấy được thời gian bị lãng phí và chỉ tính đúng cho cả ca làm việc không tính cho thời gian chuẩn bị, nghỉ ngơi. Về việc tiến hành nghiệm thu sản phẩm, ta thấy Xí nghiệp cần có biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn vì đây là thuốc chữa bệnh cho con người, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến từng cơ thể của người sử dụng thuốc nên khi kiểm tra cần phải kiểm tra kỹ và đối với người lao động sản xuất thuốc khi làm đúng với tiêu chuẩn chất lượng thì người kiểm tra chưa có biện pháp kỷ luật nghiêm ngặt. Về phương tiện kiểm tra chất lượng chỉ có một phần là bằng máy móc như kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu hoạt chất chính chiếm bao nhiêu phần trăm thì mới dùng bằng máy, còn lại chủ yếu kiểm tra bằng phương pháp thủ công, trực giác của người kiểm tra như đối với thuốc viên thì đếm số lượng thuốc thủ công, bao bì đóng gói chỉ nhìn bằng mắt và đại diện một phần nhỏ. Vậy muốn cho chất lượng thuốc tốt hơn thì bộ phận kiểm tra chất lượng phải có biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt và phương tiện kiểm tra hiện đại hơn. 3.1.2. Công tác bố trí lao động

Bất kỳ một sản phẩm nào muốn hoàn thành nhanh và đạt chất lượng cao đều phải được bố trí lao động vào dây chuyền sản xuất hợp lý. Việc bố trí lao động ở Xí nghiệp được tiến hành dựa trên định mức về bậc thợ cho mỗi loại công việc. Hiện nay Xí nghiệp đã tiến hành phân việc bố trí cho các quản đốc phân xưởng và quản đốc giao cho tổ trưởng quản lý, nhưng có thể do thiếu người hoặc do quản lý chưa chặt mà vẫn còn một số người làm công việc chưa đúng với khả năng của họ do đó công việc họ hoàn thành thường không đạt yêu cầu về chất lượng và làm ảnh hưởng đến uy tín của Xí nghiệp.

- 2 công nhân làm việc xay, rây bậc 3. - 4 công nhân pha chế bậc 5.

- 2 công nhân dập viên bậc 4. - 3 công nhân đóng gói bậc 2. - 3 công nhân giao nhận bậc 2.

Qua khảo sát thực tế và đối chiếu vào tiêu chuẩn cấp bậc công việc ta thấy việc bố trí như trên là chưa hợp lý vì đối với công việc như dập viên là công việc đơn giản chỉ đứng máy, dập viên đã có khuôn sẵn mà xếp công nhân bậc 4 mà đáng ra yêu cầu công việc chỉ cần công nhân bậc 2. Còn công việc pha chế thì rất quan trọng cần sự khéo léo, cẩn thận và hiểu biết, có kinh nghiệm thì mới pha chế chính xác được nên cần công nhân bậc cao hơn. Về số lượng người trong từng công đoạn thì công việc giao nhận nhiều quá, vì khi giao sản phẩm hay nhận nguyên vật liệu đã có người mang đến tận nơi làm việc, người giao nhận chỉ cần xác nhận. Việc đóng gói tuy nhẹ nhàng nhưng cần nhiều thời gian vì đây là đóng từng đơn vị nhỏ, cho vào hộp, thùng carton, mà dây chuyền sản xuất ra từng lô hàng sản phẩm hay bị dồn lại. Vậy bố trí lao động không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của cả tổ và tiền lương của họ.

3.1.3. Công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc

Về máy móc thiết bị Xí nghiệp đã có sự thay đổi một số máy móc hiện đại nhưng vẫn còn máy móc cũ để lại. Về quá trình phục vụ nguyên vật liệu đến nơi sản xuất, quần áo bảo hộ lao động (như quần áo, khẩu trang, ủng, găng tay…) được trang bị đầy đủ. Tuy nhiên có một số công việc mà công nhân phải tự mình làm dẫn đến thời gian sản xuất trực tiếp bị ảnh hưởng, cụ thể như về nước uống công nhân phải tự đến phòng phục vụ ở xa nơi làm việc, cuối buổi công nhân phải tự dọn dẹp, lau máy

chưa kịp thời làm công nhân sản xuất phải chờ nguyên vật liệu, dẫn đến lãng phí thời gian, không đảm bảo tiến độ sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Qua quá trình tổ chức, phục vụ nơi làm việc còn có một số công tác phục vụ chưa đạt yêu cầu hiện tại cũng như tương lai, cần có một số biện pháp để chấn chỉnh lại. Đối với công nhân hưởng lương sản phẩm việc tổ chức phục vụ nơi làm việc như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thành và vượt mức của họ do đó ảnh hưởng đến tiền lương mà họ nhận được.

3.2. Phân tích tình hình trả lương sản phẩm ở Xí nghiệp 3.2.1. Trả lương theo sản phẩm tập thể Biểu 9 : Bảng lương sản phẩm tập thể TT Chỉ tiêu Đ/v tính 1999 2000 2001 SL % SL % SL % 1 Quỹ lương sản phẩm tập thể Tỷ 2,8139 54,508 3,0885 55,211 3,6088 55,245 2 Lao động hưởng lương tập thể Người 268 53,07 266 52,57 276 52,65 3 Tiền lương bình quân đ/tháng 874.969 102,7 967.575 105,03 1.089.61 3 101,88

(Nguồn : Phòng kế toán tài chính)

Từ bảng số liệu ta thấy quỹ lương sản phẩm tăng dần vào những năm sau. Quỹ tiền lương sản phẩm so với tổng quỹ lương chung năm 1999 chiếm 54,508%, năm 2000 chiếm 55,211% và năm 2001 chiếm 55,245%. Điều này do nguyên nhân là tăng năng suất lao động, tăng thời gian làm thêm giờ. Tiền lương bình quân lao

hẳn so với năm 1999 và 2000 do năm 2001 Nhà nước tăng tiền lương tối thiểu dẫn đến tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp cũng tăng lên từ 260.000 đồng đến 300.000 đồng, do đó tiền lương của người lao động cũng tăng lên. Về tỷ lệ lao động hưởng lương sản phẩm thay đổi không đáng kể và tỷ lệ lao động hưởng lương sản phẩm so với lao động toàn Xí nghiệp chiếm tỷ lệ còn chưa cao, Xí nghiệp sản xuất nên cần bố trí lao động hưởng lương sản phẩm chiếm khoảng 70% là hợp lý.

* Cách tính:

Trước hết tính tổng quỹ lương tháng theo sản phẩm thực tế và đơn giá QTC = ĐG x SLTT (25)

Trong đó:

QTC – tổng quỹ lương tháng sản phẩm tập thể. ĐG – đơn giá tiền lương.

SLTT – sản lượng thực tế trong tháng.

Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương tập thể:

Hình thức áp dụng đơn giá tiền lương cho Xí nghiệp Dược phẩm TW 2 dựa trên tổng số sản phẩm quy đổi, Do Xí nghiệp sản xuất nhiều loại khác nhau nên đã chọn sản phẩm chuẩn là Ampicilin 0,25g (viên nang vỉ 10 viên).

Cách xác định đơn giá như sau:

ĐG = LCBCV x MTG (26) Trong đó:

LCBCV – mức lương cấp bậc công việc bình quân 1 giờ công. MTG - hao phí thời gian để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm (giờ). Ở đây ta có

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Ở XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM TW 2 (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w