Phương pháp hiệu chỉnh này dựa trên giả thiết sai số mô phỏng của RCMs chủ yếu là sai số hệ thống do sự chưa hoàn hảo trong động lực và vật lý của RCMs. Do đó, tính toán được sai số hệ thống sẽ tìm ra được chỉ tiêu xác định các hiện tượng khí hậu cực đoan từ sản phẩm RCMs. Cụ thể, nếu gọi CTobs là chỉ tiêu để xác định các hiện tượng khí hậu cực đoan từ số liệu quan trắc (ví dụ 150C cho hiện tượng rét đậm), Errrcm là sai số hệ thống của yếu tố khí quyển được sử dụng để xác định hiện tượng khí hậu cực đoan quan tâm, thì chỉ tiêu xác định các hiện tượng khí hậu cực đoan từ sản phẩm RCM (CTrcm) sẽ được tính như sau:
CTrcm = CTobs ± Errrcm (2.1.1) trong đó dấu ± ngụ ý mang dấu của giá trị Errrcm (dấu cộng nếu Errrcm có giá trị dương và ngược lại). Để áp dụng phương pháp này, các bước thực hiện (xem hình 2.1.4) như sau:
1) Nội suy số liệu của yếu tố khí tượng sử dụng để xác định hiện tượng khí hậu cực đoan về các điểm trạm của vùng khí hậu quan tâm theo phương pháp nội suy điểm gần nhất;
2) Tính toán sai số mô phỏng: Erri = Fi – Oi (i=1, N với N là dung lượng mẫu) cho từng điểm trạm dựa trên số liệu quan trắc đã kiểm tra chất lượng;
3) Tính toán sai số hệ thống đặc trưng cho toàn vùng khí hậu: gộp toàn bộ chuỗi các giá trị Erri đã được tính toán tại từng điểm trạm thành một chuỗi và tính giá trị Errrcm trung bình trên chuỗi này (ví dụ sử dụng chuỗi số liệu mô phỏng có độ dài N=365 và có M = 5 là tổng số trạm có trong vùng khí hậu nghiên cứu, khi đó dung lượng mẫu sử dụng để tính Errrcm bằng N x M = 365*5=1825). Cách làm này để đảm bảo giá trị Errrcm được tìm ra đáp ứng được tiêu chí thống kê dựa trên tập dung lượng mẫu đủ lớn. Giá trị Errrcm này được coi là sai số hệ thống đặc trưng của mô hình RCM tại vùng khí hậu nghiên cứu.
NxM 1 i i rcm Err NxM 1 Err (2.1.2)
Hình 2.1.4. Các bước thực hiện của phương pháp hiệu chỉnh sai số hệ thống (DMO_ME)