Nghiên cứu lựa chọn các cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả mô phỏng một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực (Trang 44)

Như đã biết, khi nghiên cứu về hiện tượng khí hậu cực đoan, có rất nhiều biến khí quyển có thể được xem xét, khảo sát. Tuy nhiên, để ứng dụng trong thực tế, tác động của các yếu tố về nhiệt, ẩm, mưa...là rất quan trọng đối với điều kiện khí hậu của một khu vực bất kỳ. Trong khuôn khổ luận án, các cực trị khí hậu được lựa chọn để đánh giá khả năng mô phỏng của RCMs bao gồm:

- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối tháng (TXx): Là giá trị nhiệt độ tối cao ngày lớn nhất của tháng.

- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tháng (TNn): Là giá trị nhiệt độ tối thấp ngày nhỏ nhất của tháng.

- Lượng mưa ngày cực đại tháng (Rx1day): Là tổng lượng mưa ngày lớn nhất trong tháng.

Đối với các hiện tượng khí hậu cực đoan, những hiện tượng được cân nhắc, xem xét, lựa chọn phải là những hiện tượng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội. Căn cứ vào quy mô, tần suất hiện tượng và phạm vi tác động của chúng, các hiện tượng sau đây có thể được xem xét là hiện tượng khí hậu cực đoan như: Bão và ATNĐ, mưa lớn, rét đậm, rét hại, nắng nóng. Trên thực tế, không thể quan trắc trực tiếp các hiện tượng này (ngoại trừ bão và ATNĐ) mà việc xác định thực hiện thông qua các yếu tố khí tượng được quan trắc tại điểm trạm và các tiêu chí khác. Nói chung, điểm khác biệt giữa các hiện tượng khí hậu cực đoan theo định nghĩa của Việt Nam so với định nghĩa của IPCC hoặc các nước khác là có tính đến yếu tố không gian (tức là đưa thêm các khái niệm về diện rộng hay cục bộ). Các hiện tượng khí hậu cực đoan được lựa chọn trong nghiên cứu này bao gồm:

- Số ngày rét đậm diện rộng (SNRĐDR): Một ngày được coi là ngày rét đậm diện rộng nếu ngày đó có nhiệt độ trung bình ngày nằm trong khoảng (130,150C] và

có ít nhất 2/3 số trạm trong phân vùng/khu vực xem xét thỏa mãn điều kiện này. - Số đợt rét đậm diện rộng (SĐRĐDR): Mỗi ngày rét đậm diện rộng đơn lẻ được coi là một đợt với điều kiện ngày trước và sau không xảy ra. Những ngày xảy ra rét đậm diện rộng liên tiếp gộp lại thành một đợt rét đậm diện rộng.

- Số ngày rét đậm cục bộ (SNRĐCB): Một ngày được coi là ngày rét đậm cục bộ nếu ngày đó có nhiệt độ trung bình ngày nằm trong khoảng (130,150C] và có [1/3, 2/3) số trạm trong phân vùng/khu vực xem xét thỏa mãn điều kiện này.

- Số đợt rét đậm cục bộ (SĐRĐCB): Mỗi ngày rét đậm cục bộ đơn lẻ được coi là một đợt với điều kiện ngày trước và sau không xảy ra. Những ngày xảy ra rét đậm cục bộ liên tiếp gộp lại thành một đợt rét đậm cục bộ.

- Số ngày rét hại diện rộng (SNRHDR): Một ngày được coi là ngày rét hại diện rộng nếu ngày đó có nhiệt độ trung bình ngày nằm nhỏ hơn 130C và có ít nhất 2/3 số trạm trong phân vùng/khu vực xem xét thỏa mãn điều kiện này.

- Số đợt rét hại diện rộng (SĐRHDR): Mỗi ngày rét hại diện rộng đơn lẻ được coi là một đợt với điều kiện ngày trước và sau không xảy ra. Những ngày xảy ra rét hại diện rộng liên tiếp gộp lại thành một đợt rét đậm diện rộng.

- Số ngày rét hại cục bộ (SNRHCB): Một ngày được coi là ngày rét hại cục bộ nếu ngày đó có nhiệt độ trung bình ngày nằm nhỏ hơn 130C và có [1/3, 2/3) số trạm trong phân vùng/khu vực xem xét thỏa mãn điều kiện này.

- Số đợt rét hại cục bộ (SĐRHCB): Mỗi ngày rét hại cục bộ đơn lẻ được coi là một đợt với điều kiện ngày trước và sau không xảy ra. Những ngày xảy ra rét hại cục bộ liên tiếp gộp lại thành một đợt rét hại cục bộ.

- Số ngày mưa lớn diện rộng (SNMLDR): Một ngày được coi là mưa lớn diện rộng nếu lượng mưa tích lũy ngày ≥ 50mm và có ít nhất 2/3 số trạm trong phân vùng/khu vực xem xét thỏa mãn điều kiện này.

- Số đợt mưa lớn diện rộng (SĐMLDR): Mỗi ngày mưa lớn diện rộng đơn lẻ được coi là một đợt với điều kiện ngày trước và sau không xảy ra. Những ngày xảy ra mưa lớn diện rộng liên tiếp gộp lại thành một đợt mưa lớn diện rộng.

nếu lượng mưa tích lũy ngày ≥ 50mm và có [1/3, 2/3) số trạm trong phân vùng/khu vực xem xét thỏa mãn điều kiện này.

- Số đợt mưa lớn cục bộ (SĐMLCB): Mỗi ngày mưa lớn cục bộ đơn lẻ được coi là một đợt với điều kiện ngày trước và sau không xảy ra. Những ngày xảy ra mưa lớn cục bộ liên tiếp gộp lại thành một đợt mưa lớn cục bộ.

- Số ngày nắng nóng nhẹ diện rộng (SNNNNDR): Một ngày được coi là nắng nóng nhẹ diện rộng nếu có nhiệt độ tối cao ngày nằm trong khoảng [350, 370C) và có ít nhất 2/3 số trạm trong phân vùng/khu vực xem xét thỏa mãn điều kiện này.

- Số đợt nắng nóng nhẹ diện rộng (SĐNNNDR): Mỗi ngày nắng nóng nhẹ diện rộng đơn lẻ được coi là một đợt với điều kiện ngày trước và sau không xảy ra. Những ngày xảy ra nắng nóng nhẹ diện rộng liên tiếp gộp lại thành một đợt nắng nóng nhẹ diện rộng.

- Số ngày nắng nóng nhẹ cục bộ (SNNNNCB): Một ngày được coi là nắng nóng nhẹ cục bộ nếu có nhiệt độ tối cao ngày nằm trong khoảng [350

, 370C) và có [1/3, 2/3) số trạm trong phân vùng/khu vực xem xét thỏa mãn điều kiện này.

- Số đợt nắng nóng nhẹ cục bộ (SĐNNNCB): Mỗi ngày nắng nóng nhẹ cục bộ đơn lẻ được coi là một đợt với điều kiện ngày trước và sau không xảy ra. Những ngày xảy ra nắng nóng nhẹ cục bộ liên tiếp gộp lại thành một đợt nắng nóng nhẹ cục bộ.

- Số ngày nắng nóng mạnh cục bộ (SNNNMCB): Một ngày được coi là nắng nóng mạnh cục bộ nếu có nhiệt độ tối cao ngày lớn hơn hoặc bằng 370C và có [1/3, 2/3) số trạm trong phân vùng/khu vực xem xét thỏa mãn điều kiện này.

- Số đợt nắng nóng mạnh cục bộ (SĐNNMCB): Mỗi ngày nắng nóng mạnh cục bộ đơn lẻ được coi là một đợt với điều kiện ngày trước và sau không xảy ra. Những ngày xảy ra nắng nóng mạnh cục bộ liên tiếp gộp lại thành một đợt nắng nóng mạnh cục bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả mô phỏng một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)