Phạm vi không gian và chuỗi số liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả mô phỏng một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực (Trang 46)

Với mục tiêu đánh giá được khả năng mô phỏng một số ECEs trên khu vực Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực để qua đó xây dựng hệ thống chỉ tiêu xác định một số ECEs cho khu vực Việt Nam từ sản phẩm của mô hình khí hậu khu vực,

phạm vi không gian nghiên cứu của luận án bao phủ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (vùng lãnh hải không được xem xét trong nghiên cứu này). Các cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ được xem xét trên 7 vùng khí hậu Việt Nam, bao gồm Tây Bắc Bộ (ký hiệu là B1), Đông Bắc Bộ (B2), Đồng bằng Bắc Bộ (B3), Bắc Trung Bộ (B4), Nam Trung Bộ (N1), Tây Nguyên (N2) và Nam Bộ (N3).

Hình 2.1.1. Phân bố của 7 vùng khí hậu và các trạm quan trắc tương ứng trong từng vùng khí hậu được sử dụng trong nghiên cứu

Hình 2.1.1 đưa ra bản đồ phân bố của 7 phân vùng khí hậu nói trên và số lượng các trạm quan trắc bề mặt được sử dụng trong từng phân vùng. Trong nghiên cứu này, tổng cộng có 58 trạm quan trắc được sử dụng để tính toán các cực trị khí

hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan. Trong đó vùng B1 gồm 5 trạm, vùng B2 có 9 trạm, vùng B3 có 7 trạm, vùng B4 có 13 trạm, vùng N1 có 10 trạm, vùng N2 và N3 cùng có 7 trạm. Thông tin chi tiết về các trạm nêu trên được đưa ra trong phụ lục 1. Các trạm được lựa chọn ở đây do có độ dài chuỗi số liệu đáp ứng khoảng thời gian nghiên cứu của luận án (từ 30 - 40 năm trở lên), tần suất không có số liệu ít và có chất lượng quan trắc (đã qua kiểm tra chất lượng thám sát). Từ hình 2.1.1 có thể thấy về cơ bản 58 trạm quan trắc này phân bố tương đối đều trên lãnh thổ Việt Nam trong đó có 5 trạm đảo.

Như đã biết, khi xem xét sự biến đổi của các ECEs dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu trong các thập kỷ gần đây cần phải dựa vào số liệu quan trắc hàng ngày trên mạng lưới trạm khí tượng. Thông thường, độ dài chuỗi thời gian được chọn từ 30 - 40 năm trở lên. Tuy nhiên, đối với bài toán mô phỏng bằng các mô hình khí hậu khu vực, thời gian thường được chọn là 10 năm. Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi không tiến hành chạy các mô hình dự báo khí hậu khu vực mà sử dụng các kết quả mô phỏng khí hậu Việt Nam từ các mô hình khí hậu RegCM, REMO và MM5CL trong nghiên cứu của Phan Văn Tân và CS (2010). Do đó, khoảng thời gian nghiên cứu bao gồm 10 năm dữ liệu mô phỏng bắt đầu từ ngày 01/01/1990 đến ngày 31/12/1999. Riêng đối với bài toán nghiên cứu các đặc trưng khí hậu của các cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan dựa trên số liệu quan trắc, chuỗi số liệu 50 năm (từ năm 1961 - 2010) được sử dụng trong nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả mô phỏng một số cực trị khí hậu và hiện tượng khí hậu cực đoan ở việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực (Trang 46)