Biện pháp phòng chống tai nạn lao động

Một phần của tài liệu Báo cáo giám sát môi trường công ty phân bón (Trang 111)

- Phân hủy sinh học

c) Xử lý nước thải sản xuất

4.2.1.2 Biện pháp phòng chống tai nạn lao động

Trong quá trình lắp đặt thiết bị, vận hành kiểm tra và chạy thử sẽ tuyệt đối chấp hành các quy định về an toàn lao động, cụ thể là:

Quy định và ràng buộc trách nhiệm thực hiện các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm: nội quy ra, vào; nội quy về trang phục, bảo hộ lao động; về an toàn điện; an toàn giao thông; phòng chống cháy nổ.

Trong quá trình lắp đặt máy móc, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ những biện pháp đã quy định, nhằm đảm bảo an toàn bản thân công nhân xây dựng.

Khi thi công xây lắp dựng dàn giáo, thiết bị trên cao bắt buộc sẽ được trang bị dây đeo móc khóa an toàn.

Yêu cầu chỉ được sử dụng công nhân đã được đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ trong việc lắp đặt máy móc, thiết bị sử dụng hiện đại, được bảo trì kỹ thuật.

Cung cấp đầy đủ ánh sáng cho công nhân lao động. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho công nhân thi công xây dựng như khu nghỉ ngơi, y tế, vệ sinh.

Các máy móc thiết bị được sắp xếp bố trí trật tự, gọn gàng và có khoảng cách an toàn cho công nhân khi có sự cố xảy ra. Toàn bộ máy móc thiết bị phải có hồ sơ kèm theo và phải được kiểm định bởi các cơ quan đo lường chất lượng để đảm bảo luôn ở tình trạng tốt. Các máy móc thiết bị có nội quy vận hành sử dụng an toàn, được gắn tại vị trí hoạt động. Chủ dự án thường xuyên huấn luyện cho công nhân thực thi đầy đủ và kiểm tra không để xảy ra tai nạn lao động do không thực hiện đúng nội quy vận hành sử dụng an toàn thiết bị

Để giảm thiểu tai nạn giao thông do sự gia tăng lượng xe cộ, các phương tiện vận chuyển máy móc, thiết bị, chủ đầu tư sẽ sắp xếp thời gian vận chuyển hợp lý, hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm.

Sau khi hoàn tất quá trình lắp đặt máy móc, thu dọn dự án, không còn để rác thải rơi vãi trong khu vực dự án và vùng lân cận.

4.2.2 Trong giai đoạn vận hành

4.2.2.1 Biện pháp phòng chống cháy nổ

Công ty rất chú trọng đến vấn đề phòng chống cháy nổ. Nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro về sự cố cháy nổ gây ra trong quá trình hoạt động của nhà máy. Công ty đang và sẽ thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ như:

˗ Chủ đầu tư đã trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn quy định của cơ quan PCCC như: Hệ thống báo cháy tự động, trang bị hệ thống chữa cháy vách tường, ngoài ra còn trang bị thêm bình chữa

cháy xách tay tại các sảnh hành lang chung và khu vực sản xuất. Các thiết bị PCCC để nơi dễ nhìn thấy và dễ lấy;

˗ Duy trì hệ thống đường đảm bảo cho xe cứu hỏa ra vào thuận tiện, bảo đảm tia nước phun từ vòi phun của xe cứu hỏa có thể phun đến bất kỳ vị trí nào của phân xưởng phát sinh lửa.

Biện pháp khác:

Ngoài các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu các sự cố hỏa hoạn xảy ra, còn thực hiện những quy định chung và biện pháp khác như sau:

˗ Đối với nhân viên làm việc trong các khu vực dễ cháy và văn phòng không được hút thuốc;

˗ Đối với các loại nhiên liệu dễ cháy (như dầu DO dự trữ để hoạt động xe nâng) phải được bảo quản nơi thoáng mát, cất chứa xa nơi các nguồn dễ gây cháy nổ; có khoảng cách ly hợp lý để ngăn chặn sự cháy tràn lan khi có sự cố. Khu vực lưu trữ nên niêm yết rõ và không có chướng ngại vật. Định kỳ kiểm tra các dụng cụ chứa, lượng lưu trữ phải có giới hạn);

˗ Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị, giám sát các thông số kỹ thuật; Tại các khu vực có nguy cơ xảy ra cháy nổ cần gắn bảng hiệu lệnh PCCC; Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt. Các phương tiện chữa cháy sẽ được kiểm tra thường xuyên và luôn trong tình trạng sẵn sàng;

˗ Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện tránh sự quá tải trên đường dây và hiện tượng chập điện xảy ra; Các thiết bị điện sẽ được duy trì ở điều kiện an toàn, ngăn ngừa khả năng phát tia lửa điện của các thiết bị, dụng cụ điện ở các khu vực gây nguy hiểm;

˗ Lắp đặt hệ thống chống sét tại các điểm cao nhất của nhà xưởng như nóc nhà;

˗ Thường xuyên kiểm tra các hệ thống thông gió và điều hòa không khí;

˗ Phối hợp với cảnh sát PCCC tổ chức huấn luyện, tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC định kỳ cho nhân viên.

4.2.2.2 Tai nạn lao động, tai nạn giao thông

An toàn lao động là mục tiêu hàng đầu trong các hoạt động của công ty. Để tạo ra một môi trường lao động an toàn, các nhân viên làm việc phải tuân thủ đúng theo các quy định về an toàn lao động. Ngoài ra, chủ dự án sẽ tiến hành bảo vệ sức khỏe của cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy bằng các biện pháp sau:

˗ Xây dựng chương trình kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ công nhân viên;

˗ Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động theo các tiêu chuẩn môi trường lao động theo quy định của Bộ y tế;

˗ Khống chế các nguồn gây ô nhiễm để tránh các bệnh nghề nghiệp;

˗ Tập huấn, tuyên truyền cho công nhân về vệ sinh, an toàn lao động nhằm duy trì khả năng giải quyết tại chỗ;

˗ Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ lao động cho công nhân làm việc ở nhà máy: mắt kính, bao tay, khẩu trang, giày bảo hộ, v.v;

˗ Để kịp thời sơ cứu trong trường hợp nhân viên bị tai nạn hoặc bị bệnh trước khi chuyển nạn nhân đến các bệnh viện, chủ đầu tư sẽ trang bị tủ thuốc thông dụng. Phân công người phụ trách y tế và ký hợp đồng chăm sóc sức khỏe với đơn vị y tế địa phương.

NHẬN XÉT

Ưu điểm và nhược điểm

˗ Ưu điểm: nâng cao ý thức của toàn thể nhân viên, hạn chế khả năng xảy ra tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe, an ninh trật tự khu vực xung quanh.

˗ Nhược điểm: đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao của toàn thể nhân viên.

Khi dự án mới đi vào hoạt động với công nghệ và sản phẩm tương tự dự án hiện hữu nên cũng được kế thừa, áp dụng các biện pháp đã xây dựng từ trước. Đây là những biện pháp quản lý, không gây tốn kém về chi phí do đó mức độ khả thi sẽ cao. Nếu thực hiện được đầy đủ các biện pháp trên sẽ đem lại hiệu quả cao, triệt để.

Một phần của tài liệu Báo cáo giám sát môi trường công ty phân bón (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w