Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thả

Một phần của tài liệu Báo cáo giám sát môi trường công ty phân bón (Trang 108)

- Phân hủy sinh học

4.1.2.4.Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thả

c) Xử lý nước thải sản xuất

4.1.2.4.Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thả

a) Các biện pháp giảm thiểu tác động đến KT – XH

Các tác động đến môi trường xã hội như đã trình bày ở trên không lớn, khi dự án đi vào hoạt động sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình giao thông trong

khu vực. Tuy nhiên khu vực thực hiện dự án đã được quy hoạch thích hợp đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng cho dự án có thể hoạt động tốt nhất, nên vấn đề giao thông có thể khắc phục được.

b) Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và rung động

Giảm thiểu tiếng ồn tại nguồn

Để giảm thiểu các tác động của tiếng ồn đến môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là công nhân làm việc trực tiếp tại phân xưởng sản xuất, công ty đã và sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp như sau:

˗ Quy định tốc độ lưu thông của các loại xe bên trong khu vực dự án;

˗ Bố trí nhà xưởng thông thoáng;

˗ Hạn chế bóp còi xe trong khuôn viên dự án.

Đối với máy móc phát sinh tiếng ồn như: máy trộn, chảo quay, sàn rung, dây chuyền đóng bao.... biện pháp phòng chống như sau:

˗ Lắp đặt máy móc đúng quy cách;

˗ Các máy móc, thiết bị phát sinh ồn đều được đặt trên đệm cao su và lò xo giảm chấn để giảm tiếng ồn và độ rung;

˗ Đặt máy móc nơi có nền bằng phẳng. Cách ly hợp lý các nguồn phát sinh tiếng ồn ra các vị trí riêng biệt thông qua bố trí các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất một cách hợp lý, tránh khả năng cộng hưởng mức ồn do nhiều máy móc hoạt động cùng lúc;

˗ Trong quá trình sản xuất thường xuyên kiểm tra độ cân bằng các máy móc, độ mài mòn các chi tiết, kiểm tra dầu mỡ và thay thế các thiết bị bị mài mòn;

˗ Lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, tự động để giảm số lượng nhân viên làm việc trực tiếp.

Tiếng ồn và độ rung sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu phải đạt quy chuẩn cho phép QCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và quy chuẩn QCVN 27: 2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

Các biện pháp hạn chế tiếng ồn, rung cho công nhân

˗ Công nhân sẽ được trang bị đầy đủ các phương tiện tránh ồn như: nút bịt tai, mũ, quần áo BHLĐ, đặc biệt tại những vị trí làm việc có mức ồn cao;

˗ Bố trí chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cho các công nhân trực tiếp làm việc trong các khu vực có tiếng ồn lớn và rung động, nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài cho các công nhân;

˗ Thường xuyên kiểm tra và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương pháp BHLĐ thường xuyên của công nhân, tránh trường hợp có phương tiện BHLĐ mà không sử dụng.

c) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt ẩm

Việc hạn chế ảnh hưởng của nhiệt thừa và cải thiện môi trường vi khí hậu là một công tác quan trọng và cần thiết. Điều kiện vi khí hậu xấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động. Do đó, để hạn chế ảnh hưởng nhiệt thừa đồng thời đảm bảo môi trường lao động tốt cho công nhân làm việc trong xưởng sản xuất phải tiến hành nhiều biện pháp, mà trước hết là biện pháp công nghệ và tổ chức như: Sắp xếp, bố trí mặt bằng hợp lý, đảm bảo mật độ người máy theo tiêu chuẩn quy định.

Do lượng nhiệt truyền vào nhà xưởng chủ yếu do nhiệt bức xạ mặt trời nên các giải pháp phòng chống nóng cho các phân xưởng sản xuất cũng tập trung để hạn chế yếu tố này như: sử dụng hệ thống quạt hút cưỡng bức và quạt công nghiệp có công suất lớn đặt tại một số nơi có nhiệt độ cao trong xưởng để giảm nhiệt độ.

Thường xuyên quan trắc số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ bụi, nồng độ các chất vô cơ… trong nhà xưởng sản xuất để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo tốt sức khỏe cho người lao động. Ngoài ra, đây chính là điều kiện để bồi dưỡng và trang bị bảo hộ lao động cho phù hợp và an toàn đối với người lao động trong công ty;

Sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu nhiệt thừa trong quá trình sản xuất phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép: tiêu chuẩn vệ sinh lao động QĐ 3733/2002/QĐ-BYT.

Ưu và nhược điểm

˗ Ưu điểm: dễ thực hiện, ít tốn kém chi phí đầu tư.

Mức độ khả thi và hiệu quả của biện pháp

Có mức độ khả thi cao.

Một phần của tài liệu Báo cáo giám sát môi trường công ty phân bón (Trang 108)