VẬT LIỆU.
Theo chuẩn mực quốc tế IAS, nguyên vật liệu là một trong những loại hàng tồn kho và nó được quản lý, hạch toán theo phương pháp kế toán hàng tồn kho tức là dựa trên nguyên tắc nguyên giá. Điều chủ yếu trong kế toán nguyên vật liệu là nó được hạch toán như một tài sản cho đến khi chi phí sản xuất hoặc doanh thu (trường hợp bán vật liệu cho doanh nghiệp khác) có liên quan được ghi nhận. IAS cung cấp hướng thực tế về việc xác định giá phí, hạch toán nguyên vật liệu vào chi phí, cung cấp các công thức tính trị giá nguyên vật liệu tồn kho.
Phần này của nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ các chuẩn mực kế toán quốc tế về hạch toán nguyên vật liệu.
1. Xác định giá phí nhập kho nguyên vật liệu.
Khi nguyên vật liệu được mua về nhập kho thì tuỳ từng thứ, từng loại cụ thể mà nó có thể được sử dụng ngay vào sản xuất sản phẩm hay phải qua chế biến trước khi dựa vào sản xuất hoặc nhập kho hay đem bán (coi như hàng hoá0 và ứng với mỗi loại nguyên vật liệu như vậy chuẩn mực kế toán quốc tế số 2 (IAS) lại có quy định giá phí nhập kho riêng với cơ cấu và cách tính giá khác nhau.
- Tổng chi phí mua.
- Chi phí chế biến (nếu có). - Các chi phí khác.
Tổng chi phí mua: Theo IAS2, tổng chi phí mua gồm: - Giá mua ghi trên hoá đơn.
Các chi phí liên quan đến mua nguyên vật liệu: + Thuế nhập khẩu và các thứ thuế khác (nếu có). + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
+ Các chi phí khác phân bổ trực tiếp vào việc mua nguyên vật liệu. - Giảm giá thương mại.
- Chiết khấu. Chi phí chế biến:
Các chi phí liên quan đến chế biến nguyên vật liệu trước khi nhập kho cũng được tính vào giá phí nhập kho nguyên vật liệu. Các chi phí này bao gồm: Chi phí nhân công chế biến, khấu hao máy móc dùng để gia công chế biến...
Các chi phí khác:
Nguyên tắc phân bổ: Các chi phí khác được tính vào giá phí tồn kho là các chi phí mà doanh nghiệp phải chịu để đưa hàng về địa điểm và trạng thái hiện tại. Chi phí tài chính:
Theo chuẩn mực quốc tế IAS2, trong một vài trường hợp đặc biệt chi phí tài chính có thể được tính vào giá phí tồn kho nguyên vật liệu, chẳng hạn như chi phí đó có liên quan đến việc nhập kho nguyên vật liệu, hoặc chi phí tài chính đó có thể mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai.
2 Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho.
Theo IAS2, trước hết để tính giá vật liệu xuất kho, kế toán cần phải phân biệt được hai loại nguyên vật liệu là nguyên vật liệu nhận diện được và nguyên vật liệu không nhận diện được, vì phương pháp tính giá sẽ khác nhau.
Loại nguyên vật liệu nhận diện được: Đối với các loại vật liệu nhận diện được thì giá xuất kho bao gồm tất cả các giá phí đích thực của nó.
Loại nguyên vật liệu giống nhau, không nhận diện được: Đối với loại này, IAS2 Đưa ra 2 công thức:
- Công thức chuẩn:
+ Nhập trước, xuất trước (FIFO). + Bình quân gia quyền (CMP).
- Công thức thay thế chấp nhận được: đó là công thức “Nhập sau - xuất trước” (LIFO). Nếu sử dụng phương pháp LIFO thì cần phải có một số thông tin như: Các báo cáo tài chính phải cho biết chênh lệch giưã giá trị tồn kho trên báo cáo tài sản hoặc gía trị thấp nhất được tính theo một trong hai công thức “chuẩn” (FIFO,CMP) và giá trị có thể bán được thuần (là giá trị ước tính có thể bán được trong điều kiện bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và những chi phí khác để bán hàng sau này ); hoặc giá trị thấp nhất giữa giá phí hiện tại trong ngày kế toán và giá có thể bán được thuần (hay giá lợi ích trong việc dùng ).
3. Xác định giá trị nguyên vật liệu tại một thời điểm kế toán .
* Nguyên tắc :Theo chuẩn mực kế toán IAS2, vào một thời điểm kế toán giá trị nguyên vật liệu được đánh giá trên cơ sở giá thấp nhất giữa giá phí nhập kho và giá có thể bán được thuần .
* Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu .
- Các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất không được giảm giá nên thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu đó được bán với giá bằng hoặc cao hơn giá thành của nó .
- Trong trường hợp giảm sút giá mua trên thị trường làm cho giá phí thành phẩm cao hơn giá thành có thể bán được thuần thì giá trị ghi sổ kế toán của nguyên vật liệu này phải được giảm xuống bằng giá cóthể bán được thuần của nó .Trong trường hợp này, giá mua vào của nguên vật liệu có thể coi là giá bán được thuần của nó .
4. Điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu . kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu .
Sự khác nhau cơ bản giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu được thể hiện ở những điểm sau :
Hệ thống kế toán Việt Nam
Tính giá vật liệu
Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được xác định bằng một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Phương pháp giá thực tế đích danh.
- Phương pháp giá hạch toán. Thiếu hụt nguyên vật liệu phát
hiện do kiểm kê:
- Phải ghi Nợ TK 138 chờ xử lý.
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Dự phòng cho nguyên vật liệu tồn kho được tính vào cuối niên độ kế toán và trước khi lập báo cáo tài chính.
Chuẩn mực kế toán quốc tế
Giá thực tế vật liệu xuất kho sử dụng phương pháp nhập trước, xuất trước hoặc bình quân gia quyền, hoặc nhập sau xuất trước (LIFO).
- Đưa vào khoản lãi lỗ.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ngay sau khi cấp quản lý nhận thấy giá trị bị giảm.