1. Khái niệm và ý nghĩa của dự phòng.
Dự phòng là việc ghi nhận trước một khoản chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá ghi sổ kế toán của nguyên vật liệu. Từ đó, phản ánh giá trị thực của vật liệu tại thời điểm cuối năm.
Việc lập dự phòng có ý nghĩa quan trọng cả trên phương diện kinh tế và phương diện tài chính. Trên phương diện kinh tế, việc lập dự phòng giúp doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tài sản của doanh nghiệp. Dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận trước thuế, do đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Trên phương diện tài chính, dự phòng có tính chất như một nguồn tài chính của doanh nghiệp, tạm thời nằm trong các tài sản lưu động trước khi sử dụng thực thụ. Nếu doanh nghiệp tích luỹ được một số đáng kể, số này được sử dụng để bù đắp các khoản giảm giá tài sản thực sự phát sinh và tài trợ cho các khoản chi phí khi các chi phí này phát sinh ở niên độ sau.
2. Phương pháp xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Theo thông tư 107 / 2001 / TT-BTC ngày 31/12/2001 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì:
Doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực tế của từng loại vật tư hàng hoá để xác định mức dự phòng theo công thức:
Mức dự phòng giảm giá NVL cho năm kế hoạch = Số lượng NVL tồn kho giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm
*
Chênh lệch giữa hoá đơn ghi trên sổ kế toán và trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm
Giá thực tế trên thị trường của các loại vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm là giá cả có thể mua hoặc bán được trên thị trường.
Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư hàng hoá bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho của
doanh nghiệp vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
3. Phương pháp hạch toán
* TK hạch toán.
- Tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. - Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng.
- Bên Có: Lập dự phòng.
- Dư Có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư số 107/2001/TT- BTC ngày 31/12/2001 quy định như sau:
Cuối năm, doanh nghiệp có vật tư hàng hoá tồn kho bị giảm giá so với giá trị ghi trên sổ kế toán, thì phải trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho theo các quy định như đã trình bày ở trên, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 642 (6426). Có TK 159.
Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư khoản dự phòng năm trước đã trích, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho đã trích lập năm trước thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm kế hoạch với số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước. Kế toán ghi như sau:
Nợ TK 642 (6426): Số chênh lệch Có TK 159
Ngược lại, nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cho năm kế hoạch thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá đã trích lập năm trước, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập vào thu nhập khác phần chênh lệch giữa số dư khoản dự phòng đã trích lập năm trước với số dự phòng phải trích lập cho năm kế hoạch.
Nợ TK 159: Số chênh lệch. Có TK 721.
Sơ đồ 10 :Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
TK 642 (6426) (1)
(2) TK 159
Ghi chú :
(1) : Hoàn nhập dự phòng vào cuối niên độ kế toán.
(2) : Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm sau.